Giải đáp: Gia đình có đủ ngũ hành có tốt không?

CẬP NHẬT 19/08/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Kinh dịch thường sử dụng yếu tố ngũ hành để giải thích quy luật của vạn vật. Thông qua ngũ hành chúng ta cũng có thể dự đoán tương lai của một người hay gia đình. Vậy ngũ hành là gì và nếu gia đình có đủ ngũ hành có tốt không? Hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây để giải đáp những thắc mắc này!

tìm hiểu gia đình đủ ngũ hành tốt không
Tìm hiểu gia đình có đủ ngũ hành có tốt không

1. Ngũ hành là gì?

Ngũ hành được dùng để chỉ 5 hành, đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ tương ứng với 5 yếu tố là kim loại, cây cối, lửa, nước, đất. Từ lâu ngũ hành đã xuất hiện và được xem là một quy luật dùng trong kinh dịch để giải thích quy luật vạn vật, dự đoán mệnh số tương lai. 

2. Nguồn gốc của ngũ hành

Theo nhiều tài liệu ghi chép thì ngũ hành đã có từ thế kỷ 12 trước Công nguyên và vẫn được ứng dụng cho tới tận ngày nay. Thông qua ngũ hành con người có thể giải thích được quy luật và cách vạn vật tác động lên nhau. Chính vì vậy nó được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như phong thủy nhà ở, chọn đối tác làm ăn, chọn vợ chồng,…

3. Bản chất của ngũ hành là gì?

Muốn biết gia đình có đủ ngũ hành có tốt không thì bạn cần phải hiểu rõ về bản chất của ngũ hành. Có 5 yếu tố tạo nên ngũ hành là kim loại, cây cối, lửa, nước và đất tương ứng với 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

  • Kim: Đại diện cho sự đổi mới, thay đổi, cải cách
  • Mộc: Tượng trương cho sự sinh sôi, phát triển, khẳng khái cương trực
  • Thủy: Thể hiện sự mềm mại, nhẹ nhàng, linh hoạt
  • Hỏa: Năng lượng, ấm áp, danh dự, công bằng
  • Thổ: Đi liền với sự hiền từ, nhân hậu, chân thật

4. Quy luật của ngũ hành

4.1. Quy luật tương sinh

Quy luật tương sinh được dùng để chỉ cách mà các yếu tố ngũ hành hỗ trợ, thúc đẩy để cùng nhau phát triển. Trong đó, cái sinh ra gọi là “mẫu”, còn cái được sinh ra gọi là “tử”. 

  • Kim sinh Thủy: Kim loại khi bị nóng chảy sẽ chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng (nước)
  • Thủy sinh Mộc: Nước cung cấp dinh dưỡng để nuôi cây 
  • Mộc sinh Hỏa: Cây là nguyên liệu dễ cháy, tạo ra lửa
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ, tạo thành tro, đất
Quy luật tương sinh ngũ hành
Quy luật tương sinh ngũ hành

4.2. Quy luật tương khắc

Tương khắc là quy luật chỉ các yếu tố trong ngũ hành kỵ nhau, bài trừ nhau, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nhau. Cụ thể:

  • Kim khắc Mộc: Rìu làm từ kim loại có thể chặt đổ cây
  • Mộc khắc Thổ: Rễ của cây đâm sâu xuống lòng đất và lấy đi chất dinh dưỡng khiến đất khô cằn
  • Thổ khắc Thủy: Đất đá ngăn chặn nguồn chảy của nước
  • Thủy khắc Hỏa: Nước làm tắt lửa 
  • Hỏa khắc Kim: Lửa có thể làm kim loại bị nóng chảy

4.3. Quy luật ngũ hành tương vũ, tương thừa

Là quy luật được sinh ra từ mức độ mạnh yếu của một cặp nguyên tố khác trong ngũ hành. Đó là:

Quy luật ngũ hành tương vũ

Tức là hiện tượng một trong 2 hành quá mạnh làm khắc chế mạnh hơn hoặc một hành quá yếu nên bị hành khắc nó áp chế. Ví dụ như hành Mộc khắc hành Thổ. thế nhưng, nếu người hành Mộc giận dữ sẽ càng làm hành Thổ bị khắc mạnh hơn. Từ đó dẫn tới viêm loét dạ dày. Hoặc một người bị phế Kim suy yếu dẫn tới bệnh lao phổi. Người này sẽ bị hành Hỏa áp chế mạnh hơn nên thường bị sốt kéo dài từ trưa tới tối.

Quy luật ngũ hành tương thừa

Trường hợp có một hành quá mạnh sẽ có thể áp chế ngược lại hành khắc với nó. Ví dụ như, hành Thủy khắc Hỏa. Tuy nhiên, nếu như nhiệt độ quá cao, trời nóng nực có thể làm Hỏa bùng lên mạnh mẽ. Từ đó làm cơ thể bị say nắng, đổ mồ hôi và khiến hành Thủy suy yếu.

5. Gia đình có đủ ngũ hành có tốt không?

Có khá nhiều người thắc mắc rằng nếu gia đình có đủ ngũ hành có tốt không? Chúng ta cần biết rằng, ngũ hành đặc biệt chú trọng tới sự cân bằng của 5 yếu tố. Chính vì vậy mà nếu gia đình có đủ ngũ hành sẽ tạo ra sự cân bằng nên được coi là rất tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý, sự cân bằng này còn phải phù hợp với tuổi cha mẹ và con cái.

Giả sử, nếu con cái sinh ra xung khắc với tuổi cha mẹ thì gia đình sẽ khó mà hòa hợp, đồng thời cha mẹ còn thường xuyên đau ốm, bệnh tật. Nhưng nếu tuổi con cái hợp với tuổi cha mẹ thì gia đình êm ấm, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, tài lộc, sự nghiệp của cha mẹ có những bước phát triển đáng kể.

Gia đình có đủ ngũ hành được coi là điều tốt
Gia đình có đủ ngũ hành được coi là điều tốt

Ngoài ra, các cặp vợ chồng nếu không hợp tuổi nhau hoặc hành kỵ nhau có thể hóa giải bằng cách sinh con hợp mệnh, hợp tuổi. Như vậy có thể giúp hóa giải xung khắc trong gia đình, để cha mẹ hòa thuận, cửa nhà êm ấm, tránh được vận xui. 

6. Cách tính mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

Muốn tính mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có thể dựa vào độ tuổi và năm sinh. Riêng với độ tuổi phải xác định được năm sinh có Can Chi gì. Còn nếu tính mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ theo năm sinh cần đối chiếu các bảng năm sinh Âm lịch bên dưới.

6.1. Tính theo độ tuổi

Như đã nói, tính mệnh ngũ hành theo độ tuổi cần xác định năm sinh thuộc Can Chi nào. Ví dụ, người sinh năm 1999 sẽ thuộc Can Chi Kỷ Mão. Sau khi xác định được Can Chi có thể tính mệnh theo các bước sau:

Bước 1: Quy đổi Can và Chi ra các số tương ứng theo bảng dưới đây.

Bảng quy đổi Thiên Can:

Thiên Can Số tương ứng
Giáp, Ất 1
Bính, Đinh 2
Mậu, Kỷ 3
Canh, Tân 4
Nhâm, Quý 5

Bảng quy đổi Địa Chi:

Địa Chi Số tương ứng
Tý, Sửu, Ngọ, Mùi 0
Dần, Mão, Thân, Dậu 1
Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi 2

Bước 2: Cộng các số tương ứng Thiên Can và Địa Chi với nhau. Nếu tổng lớn hơn 5 thì lấy tổng trừ 5 và lấy kết quả sau khi tr. 

Bước 3: Lấy số vừa tính được đối chiếu với bảng sau để xác định hành.

Tổng Can Chi Mệnh tương ứng
1 Kim
2 Thủy
3 Hỏa
4 Thổ
5 Mộc

Trường hợp không biết Can Chi năm sinh của mình thì bạn có thể tìm bằng cách:

Cách tìm Thiên Can: Xác định Thiên Can bằng cách dựa vào số cuối trong ngày sinh.

Số cuối ngày sinh Thiên Can
0 Canh
1 Tân
2 Nhâm
3 Quý
4 Giáp
5 Ất
6 Bính
7 Đinh
8 Mậu
9 Kỷ

Cách tìm Địa Chi: Để xác định Địa Chi bạn lấy năm sinh âm lịch của mình chia cho 12. Số dư của phép chia sẽ tương ứng với Địa Chi.

Số dư Địa Chi
0 Thân
1 Dậu
2 Tuất
3 Hợi
4
5 Sửu
6 Dần
7 Mão
8 Thìn
9 Tỵ
10 Ngọ
11 Mùi

Ví dụ: Nếu năm sinh của bạn là 1993. Như vậy ta có thể tính được Can Chi là:

  • Số cuối trong năm sinh 1993 là số 3 => Thiên Can Quý
  • Năm sinh 1993 chia cho 12 dư 1 => Địa Chi là Dậu

Như vậy, người sinh năm 1993 có Can Chi là Quý Dậu và tính theo cách tính Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ thì người tuổi Quý Dậu, sinh năm 1993 mang mệnh Kim.

Hướng dẫn tính mệnh ngũ hành theo độ tuổi
Hướng dẫn tính mệnh ngũ hành theo độ tuổi

6.2. Tính theo năm sinh

Ngoài dựa theo tuổi bạn cũng có thể dựa vào năm sinh để tính được ngũ hành. Một Can với một Chi kết hợp tạo thành một ngũ hành mới. Khi này chúng ta gọi là ngũ hành nạp âm. 

Muốn tính ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ theo năm sinh thì bạn phải xác định năm sinh âm lịch khi tính và dựa vào bảng sau để biết ngũ hành nạp âm tương ứng:

Năm sinh Ngũ hành nạp âm
1948, 1949, 2008, 2009 Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
1950, 1951, 2010, 2011 Tùng Bách Mộc (Cây tùng bách)
1952, 1953, 2012, 2013 Trường Lưu Thủy (Dòng nước lớn)
1954, 1955, 2014, 2015 Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
1956, 1957, 2016, 2017 Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới chân núi)
1958, 1959, 2018, 2019 Bình Địa Mộc (Cây ở đồng bằng)
1960, 1961, 2020, 2021 Bích Thượng Thổ (Đất trên vách)
1962, 1963, 2022, 2023 Kim Bạch Kim (Vàng pha bạch kim)
1964, 1965, 2024, 2025 Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn dầu)
1966, 1967, 2026, 2027 Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)
1968, 1969, 2028, 2029 Đại Dịch Thổ (Đất thuộc một khu lớn)
1970, 1971, 2030, 2031 Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)
1972, 1973, 2032, 2033 Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)
1974, 1975, 2034, 2035 Đại Khê Thủy (Nước dưới khe lớn)
1976, 1977, 2036, 2037 Sa Trung Thổ (Đất lẫn trong cát)
1978, 1979, 2038, 2039 Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)
1980, 1981, 2040, 2041 Thạch Lựu Mộc (Cây thạch lựu)
1982, 1983, 2042, 2043 Đại Hải Thủy (Nước đại dương)
1984, 1985, 2044, 2045 Hải Trung Kim (Vàng dưới biển)
1986, 1987, 2046, 2047 Lộ Trung Hỏa (Lửa trong lò)
1988, 1989, 2048, 2049 Đại Lâm Mộc (Cây trong rừng lớn)
1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931 Lộ Bàng Thổ (Đất giữa đường)
1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933 Kiếm Phong Kim (Vàng đầu mũi kiếm)
1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935 Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi)
1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937 Giản Hạ Thủy (Nước dưới khe)
1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939 Thành Đầu Thổ (Đất trên thành)
2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941 Bạch Lạp Kim (Vàng trong nến rắn)
2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943 Dương Liễu Mộc (Cây dương liễu)
2004, 2005, 2064, 2065, 19440, 1945 Tuyền Trung Thủy (Dưới giữa dòng suối)
2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947 Ốc Thượng Thổ (Đất trên nóc nhà)
Hướng dẫn cách tính mệnh ngũ hành theo năm sinh
Hướng dẫn cách tính mệnh ngũ hành theo năm sinh

Trên đây là giải đáp thắc mắc gia đình có đủ ngũ hành có tốt không và bản chất, quy luật của ngũ hành. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ cho các bạn cách tính ngũ hành như thế nào để chọn năm sinh con phù hợp, giúp gia đình đầy đủ ngũ hành.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM