Tình yêu - Gia đình

Gia đình là gì? Làm rõ chức năng của gia đình trong xã hội

CẬP NHẬT 01/03/2023 | BỞI Ngọc Hân

Gia đình là gì? Đây là một thuật ngữ không còn xa lạ với bất cứ ai trong chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giải thích đúng cũng như tìm hiểu những thông tin chính xác xoay quanh thuật ngữ này. Nếu bạn vẫn chưa thật sự làm rõ về khái niệm “gia đình”, hãy cùng Vua Nệm khám phá thông tin ngay tại bài viết dưới đây!

1. Gia đình là gì?

Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam, “gia đình” là tập hợp gồm những người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, từ đó phát sinh những nghĩa vụ và quyền với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

gia đình
Gia đình xuất phát từ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống

Như vậy, để giải thích gia đình là gì, ta có thể hiểu đó là một thiết chế xã hội, nơi mà những người có mối quan hệ ruột thịt hoặc cùng chung sống. Gia đình là một phạm trù biến đổi có tính lịch sử, phản ánh được văn hóa dân tộc và thời đại. Mặt khác, nó cũng là trường học đầu tiên mang quan hệ biến chứng với toàn xã hội.

Trong đó, gia đình là một nhóm xã hội nhỏ (đơn vị xã hội) có hình thức tổ chức quan trọng nhất trong sinh hoạt cá nhân căn cứ vào hôn nhân và quan hệ huyết thống như vợ chồng, giữa cha – mẹ, giữa anh chị em cũng như những người thân thuộc khác cùng nhau chung sống, sở hữu kinh tế chung. 

2. Nguồn gốc của gia đình

Vốn dĩ gia đình xuất hiện từ rất sớm và trải quá quá trình phát triển lâu dài. Vì thế, nó có những ảnh hưởng nhất định làm tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội.

Để làm rõ nguồn gốc gia đình là gì, từ thời nguyên thủy đến hiện tại, gia đình tồn tại không phụ thuộc vào hình thức kiếm sống mà dựa trên việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho những thành viên trong gia đình. 

nguồn gốc gia đình
Đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của thành viên là sứ mệnh của gia đình

Song, một vài nhà nghiên cứu xã hội học để xác định phù hợp khái niệm gia đình đã đi sâu vào so sánh sự khác nhau giữa gia đình của loài người và động vật. Trong đó, gia đình loài người vẫn bị ràng buộc bởi các yếu tố văn hóa xã hội, các chuẩn mực giá trị của đời sống. Vì thế, thuật ngữ “gia đình” chỉ nên sử dụng để ám chỉ đối với loài người.

Trên thực tế, gia đình không giống bất cứ nhóm xã hội nào vì bao gồm nhiều yếu tố như sinh học, tâm lý, kinh tế, văn hóa,… Theo xã hội học, nó lại thuộc về một phạm trù cộng đồng xã hội nên có thể xem như một nhóm xã hội nhỏ. Đồng thời, gia đình cũng là một thiết chế xã hội có tính đặc thù.

3. Gia đình có bao nhiêu hình thái phổ biến?

Sau khi tìm hiểu khái niệm là gì, chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu những hình thái của nó. Vậy trong thời đại hiện nay, những hình thái phổ biến của gia đình là gì?

Căn cứ vào quy mô, gia đình được phân loại thành:

  • Gia đình hai thế hệ (gia đình hạt nhân): Bao gồm cha mẹ và con cái.
  • Gia đình ba thế hệ (gia đình truyền thống): Bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái (hay còn gọi là tam đại đồng đường).
  • Gia đình từ bốn thế hệ trở lên: Nhiều hơn ba thế hệ (hay còn gọi là tứ đại đồng đường).
gia dinh có nhiều hình thái khác nhau
Hình thái gia đình nhiều thế hệ không còn xa lạ ở Việt Nam

Mặt khác, căn cứ vào xã hội học cũng như quy mô thế hệ mà gia đình cũng có thể chia thành hai loại:

  • Gia đình lớn (gia đình mở rộng hoặc ba thế hệ): Là kiểu gia đình truyền thống nơi mà một nhóm những người ruột thịt của vài thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Thông thường gia đình lớn sẽ từ ba thế hệ trở lên, trong phạm vi còn có cả những người huyết thống ở tuyến phụ.
  • Gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân hoặc hai thế hệ): Là kiểu gia đình nơi mà vợ chồng và các con cùng chung sống dưới một mái nhà hoặc vợ – con, chồng – con,… Vì thế xuất hiện hình thái gia đình nhỏ đầy đủ hoặc không đầy đủ. Ngày nay, kiểu gia đình này ngày càng phổ biến ở xã hội hiện đại.

4. Những chức năng chính của gia đình là gì?

Có thể thấy, gia đình có ý nghĩa quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của loài người. Nó đảm đương những chức năng đặc biệt trong xã hội mà khó có thiết chế xã hội nào thay thế được. Ngay dưới đây, hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu những chức năng chính của gia đình là gì nhé!

các chức năng của gia đình là gì
Gia đình đảm nhận những chức năng chính không thể thay thế

4.1. Chức năng kinh tế

Đây là một chức năng cơ bản nhưng không kém phần quan trọng khi duy trì sự sống còn của gia đình. Chức năng này đề cập đến nhu cầu ăn ở, tiện nghi, các thành viên gia đình hợp tác kinh tế với nhau để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống.

Để kinh tế gia đình được cải thiện, những thành viên trong độ tuổi lao động cần đảm bảo có việc làm với mức thu nhập ổn định. Bên cạnh đó cũng cần những nguồn thu nhập thêm để chi trả những chi phí lặt vặt phát sinh.

4.2. Chức năng sinh đẻ

Chức năng sinh đẻ góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Theo đó, nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu tồn tại, phát triển của xã hội mà còn đáp ứng tình cảm, tâm sinh lý của con người. Mỗi quốc gia sẽ quy định việc thực hiện chức năng này khác nhau.

những chức năng của gia đình là gì
Gia đình góp phần cung cấp nhân lực cho xã hội

4.3. Chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục là yếu tố quan trọng quyết định nhân cách con người. Nhờ giáo dục mà những người con học được cách hiếu thảo, sống có ích cho xã hội. Hay nói cách khác, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên định hướng con trẻ sống đúng đắn, chuẩn mực.

Tuy nhiên, việc giáo dục nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng, khuyên bảo, không phải là dùng bạo lực. Mỗi người lớn nên là một tấm gương sáng để con trẻ có thể noi theo.

4.4. Những chức năng khác

Khi đã lần lượt nêu lên những chức năng quan trọng của gia đình là gì, không thể không kể đến một chức năng nữa cũng khá quan trọng là chức năng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, tình cảm và sức khỏe. 

Nó có ý nghĩa trong việc gắn bó các thành viên trong gia đình với nhau, đặc biệt là hạnh phúc lứa đôi. Nhờ đó, mỗi thành viên như được tiếp thêm năng lượng để thực hiện những chức năng còn lại. Có thể thấy, tổ ấm gia đình không chỉ là điểm xuất phát cho cuộc đời mỗi con người mà còn là nơi bao dung, che chở mỗi cá nhân trước những sóng gió cuộc đời.

5. Vài nét về gia đình Việt Nam truyền thống

Gia đình truyền thống được hiểu là gia đình gồm những thành viên cùng huyết thống từ ba thế hệ trở lên cùng chung sống với nhau. Kiểu gia đình này khá phổ biến hiện nay, tập trung nhiều ở vùng nông thôn.

Ưu điểm của kiểu gia đình truyền thống là mức độ gắn bó cao hơn về tình cảm huyết thống, lưu giữ được những nét truyền thống văn hóa, gia phong gia đạo. Trong đó, những thành viên hỗ trợ nhau về vật chất, tinh thần, giáo dục người trẻ và chăm sóc người già.

gia đình truyền thống
Gia đình Việt Nam truyền thống thường có từ ba thế hệ trở lên

Tuy nhiên, nhược điểm của gia đình truyền thống là nhiều nơi vẫn tồn tại những tập quán lỗi thời, lạc hậu. Sự khác biệt về tuổi tác, thói quen, lối sống,… cũng là nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ. Ngoài việc duy trì tinh thần cộng đồng, sự tự do phát triển của mỗi cá nhân phần nào bị hạn chế đi.

Mặt khác, kiểu gia đình hạt nhân đang ngày càng phổ biến ở thành thị và cả nông thôn thay cho gia đình Việt Nam truyền thống. Trong tương lai, nó sẽ có xu hướng gia tăng hơn vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội.

>> Xem thêm: 

Trên đây là giải thích khái niệm “gia đình là gì” cũng như phân tích những chức năng chính của một gia đình trong xã hội. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn sẽ xây dựng một gia đình chuẩn mực với sự yêu thương, hòa thuận của tất cả thành viên!

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân