Uống trà có tốt không? Khi uống trà cần lưu ý điều gì?

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Trong văn hóa bao đời của người Việt, khách tới nhà nhất định phải lấy trà tiếp đãi. Không chỉ tiếp khách, trà còn là thức uống quen thuộc hàng ngày trong mọi gia đình. Tuy phổ biến đến thế, nhưng cũng không ít người băn khoăn rằng liệu uống trà có tốt không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết hôm nay. Vua Nệm sẽ mang đến cho bạn đáp án chi tiết ngay sau đây!

1. Trà – thức uống thân quen của người Việt

Đối với đại đa số người Việt, uống trà chính là một thói quen và nó diễn ra mỗi ngày. Có thể nói, uống trà chính là nét đẹp truyền thống cần lưu giữ của bao thế hệ người Việt. Dù là miền xuôi hay miền người, thành thị hay nông thôn, trong nhà của mỗi gia đình Việt đều luôn chuẩn bị sẵn trà khô, để uống hàng ngày và để tiếp khách. 

Uống trà có tốt không?
Uống trà có tốt không?

Những năm qua, văn hóa uống trà của người Việt đã dần thay đổi rất nhiều. Cách thưởng trà cũng trở nên đa dạng tùy theo từng độ tuổi, đối tượng. Ngoài trà xanh, trà mạn, người ta có thể sử dụng trà túi lọc. Ngoài việc uống trà theo cách truyền thống, người trẻ còn chọn biến tấu trà thành các món mới lạ như trà sữa, trà chanh, trà đá… Dù văn hóa thay đổi, nhưng thói quen uống trà vẫn được giữ gìn và những tách trà vẫn theo chân bao thế hệ người Việt đi khắp muôn nơi. 

2. Uống trà có tốt không? Một số lợi ích vượt trội khi uống trà hàng ngày

Uống trà có tốt không? Có lẽ ai cũng từng tự hỏi câu hỏi này một lần. Bởi chúng ta đều biết, bất cứ thức quà nào cũng đều có mặt lợi và mặt hại nếu không sử dụng đúng cách. Và trà cũng vậy. Với câu hỏi uống trà có tốt không, câu trả lời dành cho mọi người là có. Trà sẽ phát huy rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nếu bạn uống đúng cách. Sau đây là một số lợi ích của việc uống trà: 

2.1. Hạn chế nguy cơ về tim mạch 

Nếu bạn thắc mắc Uống trà có tốt không thì câu trả lời là có nhé! Hoạt chất trong trà có thể giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể thông qua hoạt động mở rộng động mạch vành. Đồng thời giảm nguy cơ huyết khối. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong trà còn có tác dụng làm chậm sự khởi phát các nguy cơ bệnh tim mạch cho mọi người. 

Hoạt chất chống oxy hóa trong trà giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Hoạt chất chống oxy hóa trong trà giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Không chỉ thế, chất epicatechin được tìm thấy trong trà xanh còn có khả năng cải thiện và tăng cường trí nhớ. Uống trà thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh về trí nhớ như Alzheimer, mất trí nhớ. 

2.2. Ngừa các bệnh về răng miệng

Trà là loại thức uống có chứa fluor. Đây là chất có tác dụng tăng cường men răng. Do đó, uống trà đúng cách sẽ giúp răng chắc khỏe hơn, đồng thời giảm nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong trà còn hỗ trợ chống lại vi khuẩn và một số bệnh về lợi. 

2.3. Giúp giảm cân

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng trà có khả năng hỗ trợ giảm cân. Cụ thể, việc uống trà trước mỗi bữa ăn trưa sẽ giúp quá trình giảm cân của bạn thành công hơn. Các chất chống oxy hóa và catechin có trong trà có khả năng làm giảm mỡ bụng. Đặc biệt, một tách trà ấm sẽ giúp người đang giảm cân không ăn quá nhiều, tăng cường đốt cháy calo trong quá trình tập luyện. Từ đó giúp bạn nhanh chóng có được vóc dáng thon gọn như mong muốn. 

Uống trà có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Uống trà có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả

2.4. Phòng chống ung thư

Không ít nghiên cứu khoa học từ nhiều nước đã chỉ ra rằng uống trà xanh hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong đó nổi bật nhất là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. 

Cụ thể, sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng người uống trà thường xuyên có nồng độ cholesterol hạ xuống, giảm nồng độ các yếu tố tăng trưởng tế bào gan, giảm các protein biểu hiện ung thư và giảm yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu. Những người đàn ông uống trà xanh thường xuyên theo quan sát cũng giảm tình trạng viêm có liên quan đến sự phát triển tế bào ung thư tuyến tiền liệt. 

3. Một số tác dụng phụ khi uống trà quá nhiều

Ngoài câu hỏi uống trà có tốt không thì mọi người cũng thường thắc mắc một điều nữa, chính là uống trà hàng ngày có tốt không. Trên thực tế thì uống trà hàng ngày có tốt không không có câu trả lời dứt khoát tốt hay không tốt. Nếu bạn uống đúng cách, thì lượng trà xanh nạp vào hàng ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhưng nếu uống sai cách, các hoạt chất có trong trà có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể: 

3.1. Gây ảnh hưởng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể

Chúng ta đều biết, thiếu sắt là điều vô cùng nguy hiểm với cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu cũng như hoạt động của não bộ. Do vậy, việc bổ sung sắt rất cần thiết, đặc biệt là phụ nữ mang thai. 

Uống trà không đúng cách gây ra tác hại gì
Uống trà có thể gây ra chứng khó hấp thụ sắt

Khi uống trà, cơ thể sẽ hấp thu tanin được tiết ra từ lá trà xanh. Hợp chất này thường gây nên chứng khó hấp thụ sắt trong đường ruột. Do vậy, những người thiếu sắt không nên uống trà thường xuyên nhằm đảm bảo cho cơ thể hấp thu sắt tối đa. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống không quá 700ml trà mỗi ngày và uống sau bữa ăn. 

3.2. Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Uống trà xanh không đúng lúc rất dễ khiến bạn khó ngủ. Nguyên nhân là vì cafein trong trà xanh sẽ gây ức chế sản sinh hormone báo hiệu cơn buồn ngủ (Melatonin). Do vậy, nếu uống quá nhiều trà xanh trước giờ đi ngủ, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Khi tình trạng thiếu ngủ kéo dài, sức khỏe của bạn cũng sẽ suy giảm, dễ gặp các bệnh lý như giảm trí nhớ, đau nhức cơ, suy nhược thần kinh. 

3.3. Gây căng thẳng, áp lực tâm lý

Trong trà, ngoài các hợp chất chống oxy hóa thì còn chứa một lượng chất kích thích khiến cho cơ thể tỉnh táo. Khi uống trà quá nhiều, các chất kích thích trong trà sẽ tác động và ép buộc cơ thể tỉnh táo. Nếu tình trạng này xảy ra quá lâu, cơ thể sẽ dần mệt mỏi.

Lạm dụng trà có thể gây căng thẳng, mất ngủ
Lạm dụng trà có thể gây căng thẳng, mất ngủ

Một khi sự mệt mỏi kéo dài, tín hiệu sẽ được truyền đến não, từ đó bạn sẽ thường xuyên gặp tình trạng tâm trạng lo âu, căng thẳng. Trung bình trong mỗi tách trà sẽ chứ khoảng 11-61mg cafein. Càng ủ trà lâu thì hàm lượng này sẽ càng tăng. Để đảm bảo sức khỏe tinh thần, mỗi ngày chúng ta chỉ nên hấp thụ không quá 200mg cafein. Và nếu uống trà xanh khiến bạn gặp áp lực tâm lý, căng thẳng thì bạn có thể chuyển sang các loại trà thảo mộc. 

3.4. Gây co thắt, buồn nôn, ợ chua

Hợp chất tanin khiến nước trà có vị đắng chát đặc trưng. Đồng thời, tanin cũng kích thích các mô của cơ quan tiêu hóa, gây ra cảm giác buồn nôn và co thắt dạ dày nếu uống quá nhiều trà. Trên thực tế thì mỗi cơ thể sẽ có một giới hạn chịu đựng khác nhau. Do vậy, nếu là người nhạy cảm, bạn không nên uống quá 500ml nước trà mỗi ngày. 

Theo một số nghiên cứu, cafein trong trà có khả năng làm giãn cơ vòng, làm acid dạ dày trào ngược, tăng môi trường acid dạ dày. Do vậy, nếu uống quá nhiều trà xanh bạn cũng có thể gặp tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày. 

3.5. Không tốt cho phụ nữ trong thai kỳ

Cafein được khuyến cáo là hợp chất gây nguy hiểm đối với sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé. Nếu thai phụ nạp vào cơ thể quá nhiều chất này có thể sẽ gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến cân nặng của em bé sau khi sinh ra. Tuy vẫn chưa có công bố chính thức nào về điều này, nhưng phòng hơn chống, các bà mẹ có thai vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà. 

Phụ nữ có thai không nên uống trà thường xuyên
Phụ nữ có thai không nên uống trà thường xuyên

Ngoài ra, các hợp chất trong trà xanh cũng gây ức chế quá trình hấp thụ sắt. Uống trà xanh có thể làm lượng sắt cần bổ sung không được hấp thu đầy đủ, dẫn đến thiếu máu thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Do vậy, thay vì uống trà xanh, phụ nữ trong thai kỳ có thể sử dụng các loại trà thảo mộc tốt cho người mang thai. 

3.6. Gây đau nhức khó chịu cho vùng đầu

Các nghiên cứu thấy cho thấy nếu mỗi ngày một người dùng 100mg cafein thì sau thời gian dài, sẽ gặp các cơn đau nhức khó chịu ở vùng đầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Cơn đau đầu có xu hướng tăng dần theo thời gian. 

Chính vì vậy, nếu bạn thấy các dấu hiệu đau nhức vùng đầu thì hãy thử giảm lượng trà xuống. Nếu các cơn đau vẫn không thuyên giảm thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác. 

uống trà nhiều gây nhức đầu
Nếu bạn thấy các dấu hiệu đau nhức vùng đầu thì hãy thử giảm lượng trà xuống

3.7. Hoa mắt chóng mặt

Trà có chứa chất gây hưng phấn thần kinh nên nếu dùng quá nhiều sẽ gặp một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt., đặc biệt là ở những đối tượng có cơ địa tương đối mẫn cảm với trà. 

Để tránh tình trạng hoa mắt chóng mặt khi uống trà bạn nên nhâm nhi trà thành từng ngụm nhỏ, tránh uống một lượng quá nhiều trong 1 lần. Đối với người quá mẫn cảm thì không nên thường xuyên dùng loại đồ uống này, 

uống trà nhiều gây hoa mắt chóng mặt
Tác dụng phụ của uống trà quá nhiều là gây hoa mắt chóng mặt

3.8. Khiến cơ thể lệ thuộc vào cafein

Vốn được xem là một chất kích thích có thể gây nghiện nên việc uống trà về lâu dài có thể khiến cơ thể lệ thuộc cafein. Trong trường hợp bạn “nghiện” chất này, một số biểu hiện dễ thấy nhất khi cố gắng bỏ uống trà là: nhức đầu, tim đập mạnh và mệt mỏi. Tùy vào mức độ nghiện cũng như cơ địa mỗi người mà mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau. 

Tuy vậy, bác sĩ  luôn khuyên chúng ta nên uống trà ở lượng vừa phải để tránh việc bị lệ thuộc vào chúng. Cơ thể bị “nghiện” chất cafein còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của chúng ta. 

uống trà lượng vừa phải
Nên uống trà ở lượng vừa phải để tránh việc bị lệ thuộc

>>Đọc thêm:

4. Hướng dẫn uống trà đúng cách

So với cà phê thì trà xanh có hàm lượng cafein thấp hơn. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều trà cũng có thể khiến lượng caffeine tăng cao và gây nhiều tác hại không đáng có. Vậy uống trà đúng cách cần lưu ý những gì? Hãy lưu ý một số điểm sau để việc uống trà luôn mang lại cho cơ thể những tác dụng tối ưu nhé:

  • Chỉ nên uống trà khi còn ấm, không quá nóng và cũng không nguội hoàn toàn. Khi để quá nguội đặc tính chống vi khuẩn của trà sẽ bị giảm, đồng thời các vi khuẩn có thể sinh sôi mạnh mẽ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người uống. 
  • Không nên kết hợp đường cùng nước trà. Điều này có thể khiến chất dinh dưỡng trong trà bị mất đi. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể cho thêm một vài thìa mật ong. 
  • Uống trà đặc là thói quen của không ít người, tuy nhiên điều này có thể gây mất ngủ và nhiều tác hại cho cơ thể. Hãy pha trà ở mức vừa phải để tận dụng trọn vẹn ưu điểm của việc uống trà nhé. 
  • Tuyệt đối không uống chung trà với các loại thuốc. Các hợp chất trong trà và thuốc có thể phản ứng với nhau và làm giảm hiệu quả của thuốc. 
Hướng dẫn uống trà đúng cách
Hướng dẫn uống trà đúng cách

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm câu trả lời cho câu hỏi uống trà có tốt không. Qua bài viết, có thể thấy trà tốt cho cơ thể nếu uống đúng cách và nếu không biết cách sử dụng, trà hoàn toàn có thể gây hại đến sức khỏe. Do vậy, bạn đọc hãy cân nhắc và sử dụng trà một cách hợp lý để luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhé!

>>>Đọc thêm:

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/bi-quyet-an-uong-lanh-manh/uong-tra-nhieu-co-tot-khong/

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM