Sống khỏe

Bạch trà là gì? Những lợi ích nổi bật trà trắng mang lại cho mọi người

CẬP NHẬT 04/04/2023 | BỞI Minh Anh

Đã bao giờ bạn nghe đến cái tên bạch trà? Đây là loại trà vô cùng nổi tiếng và được nhiều người yêu thích từ khắp nơi trên thế giới. Hôm nay, Vua Nệm sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về loại trà này. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về xuất xứ tên gọi, công dụng và cách thưởng thức bạch trà đúng chuẩn nhất. 

Bạch trà hay còn gọi là trà trắng
Bạch trà hay còn gọi là trà trắng

1. Bạch trà là gì?

Bạc trà còn được biết đến với tên gọi bình dân là trà trắng. Loại trà này gồm những búp trà non được thu hái vào mùa xuân và thu từ các cây trà cổ thụ, sau đó chế biến theo phương thức truyền thống. Sau khi chế biến, thành phẩm thu được là những lá trà khô thẳng và có màu trắng bạc. Khi ủ trà, các búp trà sẽ nở to và lá trà vẫn giữ được sắc xanh tự nhiên hoặc hơi ngả vàng nhẹ. Bạch trà được pha đúng cách sẽ có nước màu vàng nhạt, vị chát nhẹ, ngọt dịu về sau và không đắng.

Bạch trà là gì
Bạch trà là loại trà quý hiếm được nhiều người yêu thích

Trà trắng được đánh giá là loại trà quý hiếm và rất khó có cơ hội thưởng thức. Đến tận bây giờ, số lượng bạch trà được làm ra vẫn rất ít. Có thể nói, đây là món quà được thiên nhiên ban tặng và được giới yêu trà vô cùng yêu thích. 

2. Bạch trà có những loại nào?

Theo nhiều ghi chép, bạch trà được cho là có xuất xứ từ Phúc Kiến, Trung Quốc và phổ biến ở thời Tống (960-1279). Ngày nay, không chỉ riêng Trung Quốc, tại nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Việt Nam, Sri Lanka, Đài Loan,… cũng có bạch trà. 

Hiện nay, trà trắng được phân loại thành một số loại phổ biến như sau: 

  • Trà Bạc Kim: Đây là loại bạch trà thượng hạng. Trà được làm từ một chồi non duy nhất đã qua chọn lọc kỹ càng, số lượng trà có hạn và hương vị được đánh giá là cực phẩm. 
  • Bạch trà Mẫu Đơn: Trà được làm từ một chồi một lá hoặc một chồi hai lá. Trà Mẫu Đơn có màu sắc đậm hơn so với trà Bạc Kim một chút. 
  • Bạch trà Mi Vạn Thọ: Những lá trà còn sót lại sau khi làm trà Mẫu Đơn và Bạc Kim sẽ được làm thành bạch trà Mi Vạn Thọ. 
  • Bạch trà Mi Triều Cống: Chọn một chồi và ba lá để chế biến thành trà. 
Trà Shan Tuyết tại Việt Nam cũng là một loại trà trắng
Trà Shan Tuyết tại Việt Nam cũng là một loại trà trắng

Trà Shan Tuyết cổ thụ tại Việt Nam cũng là một loại bạch trà. Vì loại trà này được thu hái từ cây trà cổ thụ sống ở điều kiện đặc biệt và búp trà cũng có lớp lông trắng bao phủ. Các loại trà trắng Shan Tuyết nổi tiếng ở Việt Nam gồm có: Shan Tuyết Hà Giang, Shan Tuyết Mèo Vạc, Shan Tuyết Mộc Châu, Shan Tuyết Suối Giàng. 

Trên thị trường quốc tế, mọi người còn gọi tên loại trà này theo địa danh: bạch trà Phúc Kiến, bạch trà Tây Côn Lĩnh, bạch trà Phúc Đỉnh,… 

3. Một số lợi ích khi uống bạch trà

Không chỉ là một loại trà quý, bạch trà còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho người uống. Sau đây là một số tác dụng mà loại trà này mang lại: 

3.1. Tăng cường hệ miễn dịch

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng uống trà trắng hàng ngày có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các hoạt chất trong trà sẽ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng Streptococcus…

Bạch trà có lợi ích gì
Hoạt chất có trong trà trắng có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể

3.2. Giảm nguy cơ ung thư ruột kết

Trong nhiều nghiên cứu trên các loài động vật, những con chuột có xu hướng di truyền bệnh ung thư ruột kết sẽ được cho uống trà trắng. Trong quá trình theo dõi, các nhà nghiên cứu thấy rằng những con chuột uống trà ít phát triển polyp đại tràng hơn những con chuột sử dụng thuốc kê theo toa. Từ đó có thể kết luận rằng trà trắng có khả năng giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. 

3.3. Hạ cholesterol và giảm huyết áp

So với các loại trà khác, bạch trà có các công đoạn chế biến được giản lược hơn rất nhiều. Do vậy, trà trắng giữ được nhiều dược tính nhất trong các loại trà. Các polyphenol trong trà trắng sẽ hỗ trợ giảm huyết áp và cholesterol cao. Từ đó giúp ổn định sức khỏe và bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh hơn. 

Công dụng của bạch trà
Uống bạch trà giúp giảm cholesterol xấu

3.4. Giảm căng thẳng

Một chén trà thơm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn sau một khoảng thời gian dài căng thẳng với công việc. Trà trắng thích hợp uống sau bữa sáng, hoặc bạn cũng có thể thưởng thức bạch trà vào đầu giờ chiều. Một tách trà sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nâng cao hiệu quả công việc hàng ngày. 

3.5. Chống lão hóa

Giống như các loại trà khác, trà trắng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao. Các chất này có tác dụng làm chậm lại quá trình lão hóa đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, chính là các tác nhân gây ảnh hưởng đến tế bào. 

4. Quy trình làm bạch trà của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm

Là loại trà quý, các công đoạn làm bạch trà là điều được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là quy trình làm trà trắng tiêu chuẩn được các nghệ nhân giàu kinh nghiệm “bật mí”: 

Quy trình chi tiết: Hái trà – Làm héo – Sấy khô ngăn ẩm – Phân loại

  • Bước 1: Hái trà. Thu hoạch các búp trà non có lông mao trắng hoặc lấy cả búp non và lá của cây trà cổ thụ vào sáng sớm. Vì bạch trà cần làm từ các búp trà rất non, nếu đến lúc nắng lên mới hái thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trà.
  • Bước 2: Làm héo. Búp trà sau khi hái sẽ được trải lên một miếng vải và phơi dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 72h. Nếu thời tiết không thuận lợi, có thể phơi trà bằng hơi gió. Bước này nhằm giảm độ ẩm trong lá trà. 
  • Bước 3: Sấy khô ngăn ẩm. Những búp trà sau khi phơi sẽ được cho vào lò sấy thủ công hoặc sấy trên chảo. Bước này có tác dụng tăng hương vị cho trà và làm khô, giảm độ ẩm trong trà, tăng thời gian bảo quản và sử dụng trà. 
  • Bước 4: Phân loại trà. Quá trình này sẽ được thực hiện thủ công hoàn toàn. Người nghệ nhân sẽ tự tay phân loại trà dựa theo kích thước, chất lượng các lá trà.  
Thu hoạch bạch trà như thế nào
Trà trắng được sản xuất theo quy trình khép kín nghiêm ngặt

5. Hướng dẫn pha bạch trà ngon

Bạch trà được xem là thức trà dành cho những người có khẩu vị thiên nhẹ, muốn từ từ cảm nhận hương vị trà. Để có một ấm trà trắng ngon, người pha chế cần lưu ý đến các yếu tố như: nước, dụng cụ pha trà, thời gian pha và cách thưởng thức. Sau đây là các bước pha trà cụ thể: 

  • Bước 1: Chuẩn bị tầm 5g bạch trà. 
  • Bước 2: Đun sôi nước lọc và để nguội bớt trong khoảng 5-10 phút. Nước pha trà tốt nhất nên ở khoảng 80-90 độ C. Với nhiệt độ này, hương vị trà sẽ được giữ nguyên, không bị biến đổi. 
  • Bước 3: Tráng qua ấm chén bằng nước nóng. 
  • Bước 4: Cho trà trắng vào ấm, rót nước ngập mặt trà sau đó chắt nước đi ngay lập tức. Bước này còn được gọi là tráng trà. 
  • Bước 5: Tiếp tục rót lượt nước mới vào ấm và đậy nắp ấm, ủ trà trong khoảng 1 phút. 
  • Bước 6: Khi trà đã ngấm, bạn có thể rót trà ra chén và thưởng thức. Bạch trà sẽ thơm ngon hơn khi thưởng thức cùng một số món ăn nhẹ như kẹo lạc, mứt sen. 
Hướng dẫn cách pha bạch trà ngon
Hướng dẫn cách pha bạch trà ngon

3. Một số lưu ý khi uống trà trắng

Để cảm nhận trọn vẹn hương vị nhất, bạch trà thường được ủ và uống lúc còn nóng. Là loại trà có hương vị tinh tế, người ta không pha trà trắng kèm với các loại trà khác hoặc thêm đường, sữa. Để tăng thêm hương vị, người ta sẽ thưởng trà kèm với các món nhẹ như kẹo, bánh ngọt. Thời điểm uống trà trắng tốt nhất là vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. 

Tuy là loại trà giàu dược tính, thế nhưng bạch trà vẫn có thể mang đến một số tác dụng phụ không mong muốn cho người uống. Cụ thể: 

  • Trong trà trắng có nhiều caffeine, do vậy nếu uống quá nhiều trà có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt, tức bụng và mất ngủ. 
  • Phụ nữ đang mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà trắng. 
  • Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 3 tách trà để cơ thể hấp thụ tốt nhất. 
  • Không nên uống trà vào ban đêm để tránh mất ngủ

Bạch trà là một trong những loại trà quý hàng đầu và rất được giới sành trà ưa chuộng. Hy vọng rằng với bài viết này, bạn đọc yêu trà đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại trà này. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Vua Nệm để cập nhật nhiều thông tin thú vị hơn nữa nhé!

>>>Đọc thêm: Những công dụng tuyệt vời của trà hoa hồng bạn nên biết

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh