Trust issue là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa lành tâm lý

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Ly Dương

Trust issues là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay nhưng chưa có nhiều người thật sự hiểu về thuật ngữ này. Vậy trust issue là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng trust issue ở một người? Vua Nệm sẽ giải mã ngay tại bài viết này!

1. Trust issue là gì?

Trust issue là thuật ngữ dùng để diễn tả sự mất niềm tin hoặc một vấn đề liên quan đến lòng tin giữa một cá nhân với tổ chức nào đó như nhóm, lớp học, phòng ban công ty…

Theo các nhà khoa học, trust issue gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mối quan hệ trong công việc và cả cuộc sống. Thông thường, niềm tin được xây dựng bởi nhiều yếu tố và là thước đo để đánh giá mức độ trung thực của một người. Tuy nhiên, chỉ cần một lần bị phản bội thì trong bạn sẽ nảy sinh tâm lý sợ bị bỏ rơi, phản bội, bị thao túng hoặc rất khó để tin tưởng một người. 

trust issue là gì
Khi bị trust issue, bạn sẽ luôn trong tâm thế nghi ngờ và rất khó để tin tưởng hay thỏa hiệu trước một ai đó

2. Triệu chứng của trust issue 

Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hoặc người thân xung quanh mình bị trust issue thì hãy tham khảo một số triệu chứng nhận biết như:

  • Luôn tỏ ra nghi ngờ người khác: Người bị trust issues sẽ luôn trong trạng thái nghi ngờ người khác đang phản bội mình trong khi họ không hề làm gì có lỗi với bạn.
  • Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh: Người có dấu hiệu về niềm tin sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, sợ bắt chuyện với người khác vì không thể tin tưởng một ai. Thường thì họ sẽ có xu hướng tỏ thái độ xa cách để tránh nguy cơ bị bỏ rơi, phản bội có thể xảy ra trong tương lai.
  • Luôn né tránh tình huống phải cam kết: Dù là người thân trong gia đình thay người yêu, bạn bè thân thiết… không một ai có thể giúp những người có triệu chứng về niềm tin mở lòng và cam kết, thỏa thuận về bất cứ vấn đề gì.
  • Không dễ tha thứ: Họ thường sẽ rất dễ nổi giận với những nỗi lầm nhỏ nhặt và rất khó để tha thứ trước một lỗi lầm của ai đó.
  • Luôn cảm thấy cô đơn, chán nản, thậm chí là trầm cảm: Họ không muốn tiếp xúc với ai nên rất dễ rơi vào trạng thái cô lập khỏi xã hội, cô đơn, buồn chán khi chỉ có một mình.
  • Trạng thái bảo bọc thái quá: Vì không tin tưởng vào bất cứ điều gì nên người có triệu chứng trust issue sẽ có xu hướng bảo vệ bản thân và người mà họ quý mến một cách thái quá. 
  • Không tin tưởng vào chính bản thân mình: Thêm một triệu chứng của người mắc hội chứng trust issue là họ luôn mong cầu sự công nhận từ người khác hơn là tin vào chính mình. 
dấu hiệu trút issue
Người bị hội chứng trust issue có dấu hiệu xa lánh xã hội vì không thể tin ai

3. Nguyên nhân của trust issue

Theo kết quả nghiên cứu, nguyên nhân gây ra hội chứng trust issue thường liên quan tới việc người bệnh từng bị phản bội trong quá khứ. Có thể kế đến một vài lý do như:

3.1. Từng bị ngược đãi thời ấu thơ

Những người từng gặp cú sốc tâm lý thời thơ ấu như bị người thân bỏ rơi hay bạo hành sẽ thường bị mất niềm tin vào người khác và rất khó để mở lòng trở lại.

3.2. Ngoại tình

Ngoại tình là một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Mặc dù mối quan hệ có thể hàn gắn lại sau khi phát hiện đối phương ngoại tình, nhưng chắc chắn người bị phản bội sẽ bị bóng ma tâm lý về lòng tin.

hội chứng trút issue
Ngoại tình là một trong những nguyên nhân gây ra bóng ma tâm lý cho người bị phản bội

3.3. Bị thao túng tâm lý

Nếu từng bị người thân thao túng tâm lý hoặc ngược đãi tinh thần như bạo lực ngôn từ, lừa dối, dọa dẫm… thì rất có thể bạn cũng sẽ rơi vào trạng thái trust issue trong trương lai.

3.4. Gia đình có ba mẹ ly hôn, xung đột

Trẻ sống trong môi trường gia đình không lành mạnh sẽ gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý. Trong đó, việc hàng ngày chứng kiến cảnh ba mẹ thường xuyên xung đột, đánh nhau sẽ khiến trẻ mất niềm tin vào người khác. Đặc biệt trước tình huống ba mẹ ly hôn mỗi người một phương sẽ khiến trẻ bị mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân. 

nguyên nhân gây ra trust issue
Bạo lực gia đình cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng trust issue trong tương lai

3.5. Một số dạng tổn thương khác

Có rất nhiều dạng tổn thương tinh thần có thể ảnh hưởng tới vấn đề niềm tin trong bạn như  bị bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh nghiêm trọng trong khi bản thân bạn hoàn toàn khỏe mạnh hay bị tai nạn do bản thân bất cẩn đạp nhầm thắng thành chân ga… 

4. Mẹo khắc phục hội chứng trust issue 

Lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là bạn hãy tìm cách vượt qua trust issue trước khi chúng gây ra các tình huống tiêu cực ảnh hưởng tới đời sống tinh thần. Vua Nệm xin gợi ý tới bạn một vài phương pháp sau:

4.1. Học cách mở lòng tin tưởng trở lại

Con người vốn dĩ không hoàn hảo, ngay cả chính bạn cũng sẽ khiến người khác thất vọng hoặc đội khi bạn cũng tự thất vọng về bản thân. Vì thế, hãy học cách chấp nhận rủi ro và mở lòng trở lại. Có thể bạn sẽ lại rơi vào trạng thái thất vọng đấy nhưng không sao cả, miễn là bạn chịu mở lòng và đặt niềm tin vào đúng chỗ.

4.2. Học cách đặt niềm tin đúng lúc, đúng người

Nhiều người có xu hướng sẽ chỉ đặt niềm tin vào người khác khi họ bị sự chân thành của đối phương thuyết phục. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cách này để lấy lại niềm tin, tuy nhiên có một lưu ý là bạn cần phải quan sát thật tỉ mỉ để xác định đúng đối tượng sẽ khiến mình mở lòng sau những nỗi đau tâm lý trong quá khứ.

khắc phục hội chứng trút issue
Chỉ cần bạn mở lòng, chắc chắn sẽ có người chân thành đáp trả

4.3. Tập chấp nhận rủi ro về cảm xúc

Đôi khi trong một số trường hợp nhất định, bạn cũng nên là người chủ động mở lòng và tự nguyện đặt niềm tin vào ai đó. Thế nhưng, trước khi bước chân vào tình huống này bạn cần chuẩn bị thật kỹ về mặt cảm xúc như cho phép bản thân có thể bị tổn thương lần nữa hoặc học cách tha thứ cho lỗi lầm của đối phương.

4.4. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi của bản thân

Bạn cần dành thời gian suy ngẫm lại những điều đã xảy ra trong quá khứ để chiêm nghiệm ra lý do khiến bản thân rụt rè, mất niềm tin vào cuộc sống. Quan trọng là bạn phải hiểu bản thân đang sợ hãi điều gì và mạnh dạn đối diện với sự thật. Nếu cần sự giúp đỡ thì tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý nhé!

cách khắc phục hội chứng trút issue
Tìm ra nguyên nhân hoặc nỗi sợ hãi của bản thân là cách để bạn vượt qua trust issue

4.5. Luyện kỹ năng giao tiếp chân thành với mọi người

Né tránh giao tiếp là lý do khiến các mối quan hệ xung quanh bạn dần trở nên xấu đi. Đừng ngại việc mở lời hỏi thăm hay trả lời câu hỏi để bắt đầu một mối quan hệ mới. Đối với những vấn đề bạn không muốn chia sẻ, hãy mạnh dạn nói cho đối phương biết một cách lịch sự.

4.6. Học chia sẻ tâm sự với người thân

Gia đình là bến đỗ của mỗi người, những thành viên trong gia đình sẽ luôn bên bạn trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Do đó khi gặp vấn đề về niềm tin, bạn có thể chối bỏ bất cứ mối quan hệ nào nhưng đừng vì chúng mà làm ảnh hưởng tới tình thân. Chính người thân sẽ giúp bạn vượt qua những ngày tháng u tối để tự tin bước ra ánh sáng.

Trên đây là thông tin về trust issue là gì mà Vua Nệm muốn chia sẻ tới mọi người. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức hữu ích giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực để thêm tin yêu cuộc sống và những nguwofi xung quanh nhé!

>>>>Đọc thêm:

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM