Rối loạn lưỡng cực là gì? Bệnh rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

 

Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn trầm cảm – hưng cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng thất thường khiến người bệnh có thể đột ngột trong trạng thái hưng cảm hoặc phấn khích nhưng nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm cực đoan. Phần lớn những ai mắc chứng rối loạn tâm lý này đều đồng mắc một số triệu chứng rối loạn giấc ngủ, điển hình nhất là mất ngủ.  Mặc dù rối loạn giấc ngủ không phải là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lượng cực nhưng các nghiên cứu hiện nay đã làm sáng tỏ rằng những thay đổi về chất lượng giấc ngủ có thể kích hoạt hoặc làm xấu đi các giai đoạn lưỡng cực. 

1. Mối liên hệ giữa rối loạn lưỡng cực và rối loạn giấc ngủ

Các chuyên gia tin rằng rối loạn lưỡng cực can thiệp vào nhịp sinh học của cơ thể – một chiếc “đồng hồ” chịu trách nhiệm điều chỉnh nhịp ngủ thức được thiết lập bởi các tuyến trong não. Chiếc đồng hồ này sẽ điều chỉnh tất cả quá trình liên quan đến giấc ngủ bằng cách phản ứng với sự thay đổi ánh sáng và bóng tối cũng như thay đổi mùa (ở một số nước có 4 mùa rõ rệt). Nghiên cứu đang bắt đầu cho thấy việc thiết lập lại đúng nhịp điệu này có thể làm giảm các triệu chứng lưỡng cực và có thể làm giảm nguy cơ tái phát các tình trạng cảm xúc cực đoan. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley, đã điều trì những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực đang phải vật lộn với chứng mất ngủ bằng cách giúp người bệnh tuân thủ sự nhất quán trong thời gian thức dậy và đi ngủ.Sau một thời gian, họ thấy rằng giấc ngủ của người bệnh được cải thiện và các triệu chứng lưỡng cực cũng thuyên giảm.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ hình thành bởi chứng rối loạn lưỡng cực đặc trưng bởi vô số các triệu chứng từ ngủ quá mức đến không có nhu cầu đi ngủ hoặc cảm giác buồn ngủ. Khi những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực rơi vào giai đoạn trầm cảm, họ có thể phải đối mặt với tình trạng cực đoan: mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều – cả hai đều là triệu chứng của trầm cảm. Mặt khác, những người bước vào giai đoạn hưng cảm cường độ nhẹ (hypomania) hoặc giai đoạn hưng cảm cao lại cảm thấy rằng không có nhu cầu cần ngủ nhiều như bình thường.

rối loạn lưỡng cực
Mối liên hệ giữa rối loạn lưỡng cực và rối loạn giấc ngủ

Giữa các chu kỳ tâm trạng, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng ghi nhận sự kém đi của chất lượng giấc ngủ chủ, người bệnh thức dậy nhiều vào ban đêm, ngủ không đủ giấc và thỉnh thoảng mất ngủ. Trên thực tế, sự thay đổi về giấc ngủ rất phổ biến đối với những người mắc chứng bệnh tâm lý này đến nỗi chúng được coi là dấu hiệu của bệnh theo tiêu chuẩn y khoa. Sự thay đổi đột ngột nhu cầu đi ngủ có thể cảnh báo rằng một giai đoạn lưỡng cực đang diễn ra và người bệnh cần có sự hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.

2. Làm thế nào để có giấc ngủ ngon hơn với chứng rối loạn lưỡng cực

2.1. Cân nhắc về thuốc điều trị

Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ở một mức độ nào đó. Ví dụ, một tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm là khiến người bệnh buồn ngủ hơn bình thường. Ngoài ra, cũng có một số loại thuốc được kê đơn để giúp điều chỉnh giấc ngủ bằng cách giúp người bệnh ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, việc cải thiện chứng mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ thường đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn ngoài thuốc chẳng hạn người bệnh nên có một số thay đổi lối sống, điều trị song song với các liệu pháp hành vi nhận thức và thậm chí cả chế độ ăn uống. Tóm lại, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực nên tránh dùng các loại thuốc ngủ không kê đơn hoặc dùng các chất kích thích như rượu để có được giấc ngủ trong chu kỳ lưỡng cực. 

2.2. Thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày

Kyoung Bin Im, một chuyên gia về giấc ngủ đồng thời cũng là giáo sư trợ lý lâm sàng về thần kinh học và tâm thần học tại Đại học Y khoa Carver, Mỹ cho biết đây là kỹ thuật quan trọng nhất để xây dựng lịch trình giấc ngủ tốt hơn với người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Nếu người bệnh không thể làm gì khác để cải thiện thói quen ngủ của mình, ít nhất hãy thức dậy và ra khỏi giường cùng một thời điểm mỗi ngày chẳng hạn như 11h giờ khuya và 8h sáng, kể cả ngày cuối tuần.

2.3. Không dùng thực phẩm chứa caffeine

Người bệnh không nên cố lấy lại sự tỉnh táo do thiếu ngủ bằng cà phê – điều đó có thể khiến giấc ngủ vào những ngày hôm sau trở nên khó khăn hơn bởi vì caffeine có thể tồn tại trong cơ thể của bạn tới 10 giờ.

rối loạn lưỡng cực và giấc ngủ
Không dùng thực phẩm chứa caffeine để dễ ngủ hơn

2.4. Không hút thuốc gần giờ đi ngủ

Nếu bạn không thể ngủ, đừng thức dậy và hút thuốc vì nghĩ rằng nó sẽ giúp bạn thư giãn và dễ dàng vào giấc hơn. Đây là một thói quen phổ biến ở những người bị rối loạn lưỡng cực. Nicotine là một chất kích thích ức chế giấc ngủ, vì vậy hãy ngừng hút thuốc khoảng hai giờ trước khi đi ngủ và bỏ qua hoàn toàn việc nạp nicotine nếu có thể.

2.4. Không nên uống rượu, bia

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thường tự chữa bệnh bằng việc dùng rượu nhưng nó sẽ không giúp ích cho giấc ngủ. Rượu có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng nó đem lại chất lượng giấc ngủ kém hơn, ngay cả khi bạn có thể đi ngủ và ngủ đủ giấc.

>> Xem thêm:Rượu bia có giúp bạn ngủ ngon hơn không?

2.5. Theo dõi cân nặng

Một số loại thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực có thể gây ra tăng cân và việc thừa cân cũng góp phần gây ra một số rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ. Để giữ cân nặng của bạn trong tầm kiểm soát, hãy tập thể dục thường xuyên và có một một chế độ ăn uống lành mạnh.

giấc ngủ khi rối loạn lưỡng cực
Theo dõi cân nặng khi rối loạn lưỡng cực

2.6. Cân nhắc sử dụng melatonin

Đây là hormone tự nhiên trong cơ thể bạn có hiệu quả trong việc gây cảm giác buồn ngủ. Uống melatonin không kê đơn khoảng ba giờ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngon giấc hơn. Tuy nhiên bạn hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng melatonin. 

2.7. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trước khi đi ngủ

Nếu có thể, người bệnh không dùng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,.. ít nhất một hoặc hai giờ. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử sẽ ức chế việc sản xuất hormone melatonin tự nhiên.

2.8. Hãy đứng dậy nếu bạn không thể ngủ

Nếu rối loạn lưỡng cực khiến bạn phải vật lộn với chứng mất ngủ, hãy ra khỏi giường khi bạn không thể ngủ và làm gì đó nhẹ nhàng trong môi trường ánh sáng yếu. Sau đó trở lại giường khi bạn mệt mỏi nhưng đừng quen phải thức dậy đúng giờ vào buổi sáng hôm sau. 

mối liên hệ rối loạn lưỡng cực và giấc ngủ
Hãy đứng dậy nếu bạn không thể ngủ

—————

Bên cạnh điều trị chứng rôi loạn lượng cực, bạn có thể cân nhắc thực hiện song song trị liệu hành vi nhận thức. Liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp bạn xác định những suy nghĩ và hành vi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Bài viết đã chia sẻ thông tin về chứng rối loạn lưỡng cực là gì và mối liên hệ của bệnh với giấc ngủ. Hy vọng bạn đã “bỏ túi” được nhiều kiến thức bổ ích và sớm điều trị dứt điểm căn bệnh này nhé!

Nguồn tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Melatonin

https://www.everydayhealth.com/hs/bipolar-depression/bipolar-disorder-and-sleep/

https://www.healthcentral.com/slideshow/help-for-sleep-when-you-have-bipolar

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM