Sức khỏe giấc ngủ

Căn bệnh thầm lặng: Hội chứng ngưng thở khi ngủ

CẬP NHẬT 22/05/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Bạn có bao giờ ngưng thở khi ngủ? Hầu hết những người được hỏi đều lắc đầu và bảo “Không, tôi làm gì ngưng thở bao giờ”. Tuy nhiên, căn bệnh âm thầm này diễn ra rất phổ biến, và có thể chúng ta là một trong những bệnh nhân mà không hề hay biết.

Cùng tìm hiểu để quan tâm và chăm sóc bản thân nhiều hơn nhé!

1. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe. Hội chứng này khiến người bệnh có hơi thở bị ngắt quãng thường xuyên trong thời gian ngủ, kéo dài từ 5 đến 10 giây, thậm chí còn nhiều hơn thế. Người mắc hội chứng này thường không có giấc ngủ sâu hay liền mạch, thay vào đó là những giờ ngủ chập chờn, không ngon giấc.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là một bệnh lý về đường hô hấp, người bệnh có thể thức giấc hoàn toàn hoặc ngủ trong trạng thái mơ màng khi hơi thở bị đứt quãng giữa đêm. Người bệnh thường không nhớ cũng như không hiểu vì sao mình thường thức giấc hoặc ngủ chập chờn. Hội chứng này khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ vào ban ngày, dẫn đến tình trạng làm việc không hiệu quả.

2. Nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, do bệnh lý hoặc do cấu tạo cơ thể.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có 2 dạng:

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Do các mô mềm phía trước cổ họng chèn ép và gây nghẹt đường thở, người bệnh thường bị ngắt quãng hơi thở trong thời gian ngủ. Đây là trường hợp bệnh phổ biến, xảy ra nhiều nhất ở người mắc chứng bệnh này.

giấc ngủ bình thường
Sự khác nhau giữa đường thở của người bình thường và của người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ trung tâm: Khác với OSA, trường hợp này đường thở của người bệnh không bị chèn ép; tuy nhiên, sự bất ổn của trung tâm điều khiển hô hấp đã khiến não bộ không thể báo hiệu cho nhóm cơ, nhằm kiểm soát hoạt động hơi thở.

3. Các đối tượng gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ

Mọi lứa tuổi, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, căn bệnh này phổ biến và thường xảy ra ở các đối tượng sau:

– Những người bị thừa cân, béo phì (kể cả trẻ nhỏ)

– Những người gặp vấn đề về cấu tạo vách ngăn mũi, hay các bệnh lý mãn tính như viêm xoang, dị ứng mũi…

– Người có tiền sử gia đình bị ngưng thở khi ngủ

Người thừa cân béo rối loạn giấc ngủ
Người thừa cân béo có nguy cơ mắc chứng rối loạn giấc ngủ

– Các đối tượng trên 40 tuổi

– Người có amidan lớn, lưỡi lớn hoặc xương hàm nhỏ

– Người có kích thước cổ lớn (16 inch trở lên với nữ, và 17 inch trở lên với nam giới)

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã kết luận rằng nam giới có nguy cơ mắc hội chứng này nhiều hơn nữ giới. Bên cạnh đó, người thường xuyên uống rượu bia, hay sử dụng thuốc an thần đều có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

4. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người mắc hội chứng này thường không biết bản thân mình đang mắc bệnh. Các dấu hiệu mà người bệnh thường gặp:

– Ngủ ngáy to

– Giấc ngủ không sâu, không ngon giấc

– Thường cảm thấy cổ họng đau và khô khi thức dậy

cổ họng đau và khô khi thức dậy
Thường cảm thấy cổ họng đau và khô khi thức dậy

– Đau đầu buổi sáng

– Thức dậy với cảm giác nghẹt thở hoặc thở hổn hển.

– Khả năng ghi nhớ suy giảm, và không còn hứng thú về vấn đề quan hệ tình dục

Đặc biệt, ngủ ngáy to là một dấu hiệu đáng chú ý mà người ngủ cùng có thể quan sát được khi chúng ta ngủ. Ví dụ, bệnh nhân đang ngủ với tiếng ngáy đều, bỗng tiếng ngáy im bặt khoảng 10 giây, người bệnh xoay mình, sặc ở đường hô hấp rồi lại tiếp tục ngáy và chìm vào giấc ngủ. Đó là biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, các dấu hiệu như ngủ không sâu, không ngon giấc hay đi vệ sinh 3-4 lần/ 1 đêm cũng là những triệu chứng báo hiệu cho căn bệnh này.

5. Tác hại của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người mắc hội chứng này thường không biết tình trạng hoặc bệnh lý cơ thể. Họ chỉ quan tâm và thăm khác bám sĩ khi phát sinh các bệnh mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như:

Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe

– Bệnh tim mạch: suy tim, đau tim, nhịp tim không ổn định

– Bệnh tiểu đường

– Đột quỵ

– Huyết áp cao

– Nhức đầu gây viêm xoang mãn tính

Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ khiến người bệnh luôn trong trạng thái thiếu ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần. Chính tình trạng này khiến họ không thể tập trung, làm việc không hiệu quả và tăng nguy cơ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông.

6. Cách điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu tình trạng ngưng thở khi ngủ vẫn đang ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, bạn có thể áp dụng các cách sau đây để khắc phục tình trạng cơ thể:

Thay đổi tư thế ngủ
Thay đổi tư thế ngủ nhằm cải thiện nhịp thở và hoạt động của hệ hô hấp

– Thay đổi tư thế ngủ nhằm cải thiện nhịp thở và hoạt động của hệ hô hấp

– Ngừng việc hút thuốc. Thuốc lá làm các bộ phận ở đường hô hấp trên ngày càng sưng to, gây tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng khả năng hô hấp

– Giảm cân giúp thu hẹp các mô mỡ

– Tránh sử dụng thức uống có cồn hoặc các loại thuốc trước khi đi ngủ

Nếu chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên và gây cản trở giấc ngủ, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như: điện não đồ, điện tâm đồ, điện nhãn đồ, điện cơ đồ…để đánh giá đúng tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

TỔNG KẾT

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị sớm. Hãy quan tâm và lắng nghe cơ thể nhiều hơn để có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Nguồn tham khảo: Sleep Health Foundation

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team