Chuyên gia nệm

Nằm nệm bị ngứa? Nguyên nhân thường gặp và tác hại

CẬP NHẬT 28/03/2024 | BỞI Vua Nệm Team

Trung bình một người dành ra 8 tiếng một ngày để ngủ, nghĩa là họ đã dành đến ⅓ cuộc đời ở trên giường. Vì vậy, việc lựa chọn những sản phẩm nội thất phù hợp rất quan trọng. Và quan trọng hơn cả là việc phải bảo quản cũng như vệ sinh chúng một cách thường xuyên. 

Không ít người gặp phải tình trạng bị mẩn ngứa sau khi nằm nệm. Vậy nguyên nhân khiến nằm nệm bị ngứa và các tác hại mà nó gây ra là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến nằm nệm bị ngứa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người dùng khi nằm nệm bị ngứa, thậm chí nổi mụn nước khó chịu. Ban đầu sẽ chỉ là những ảnh hưởng bề ngoài da nhưng lâu dần nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. 

Thậm chí, tình trạng ngứa còn có thể xảy ra ngay cả khi bạn vừa mua một chiếc nệm mới. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo.

nguyên nhân nằm nệm bị mẩn ngứa
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người dùng khi nằm nệm bị ngứa

1.1. Nệm bị bẩn do các chất lỏng gây ra

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nệm bị bẩn, từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khi nằm. Một số chất lỏng là kẻ thù của nệm như trà, cà phê, nước tiểu hay các loại nước hoa quả. Với mỗi loại vết bẩn thì sẽ có những đặc thù cũng như tính chất riêng để xử lý hiệu quả.

Nệm bị bẩn
Nệm bị bẩn do các chất lỏng gây ra

Nhiều người thường có thói quen ăn uống ở trên giường và nếu lỡ tay làm làm đổ thức ăn thì chắc chắn sẽ để lại những vết bẩn cứng đầu trên ga nệm. Việc đầu tiên bạn cần làm đó là nhanh chóng dùng giấy hoặc khăn khô thấm hết chỗ chất lỏng bị đổ ra để tránh ngấm vào nệm.

Vì một số người chủ quan, không vệ sinh luôn mà để một thời gian dài thì vết bẩn sẽ rất khó xử lý. Đồng thời cũng khiến khi ngủ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vì vết bẩn và mùi của nó. 

1.2. Thời gian và không gian phòng ngủ cũng gây ảnh hưởng đến nệm 

Trong khi nằm nghỉ ngơi, cơ thể của bạn sẽ toát mồ hôi, theo thời gian nếu không vệ sinh và bảo quản nệm sạch sẽ thì chắc chắn chiếc nệm của bạn sẽ xuất hiện các mảng bị ố vàng. Vết ố này cần phải được xử lý kịp thời và đúng cách nếu không sẽ rất khó xử lý.

do đâu nệm bị ngứa
Nằm nệm bị ngứa do mồ hôi từ cơ thể toát ra lâu ngày không vệ sinh nệm

Ngoài ra, không gian sống của bạn cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sử dụng nệm. Không gian phòng quá ẩm thấp thì chiếc nệm sẽ rất dễ bị ẩm, dẫn tới nấm mốc và gây ra mùi khó chịu. Từ đó, chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. 

1.3. Nằm nệm bị ngứa do rệp giường gây ra

Rệp giường là một loại côn trùng hút máu người. Chúng thường ẩn nấp trên giường hay các vật dụng gần giường, nơi mà dễ tiếp cận đến con người nhất trong thời gian ngủ. Môi trường ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để rệp giường sinh sống và phát triển.

phòng ngủ ẩm thấp khiến nệm mốc
Môi trường ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để rệp giường sinh sống và phát triển.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết được khi bạn vừa ngủ dậy là các vết cắn với triệu chứng ngứa nổi bật. Trứng rệp hoặc các vết máu có thể tìm thấy trên giường hoặc các khu vực khác quanh giường ngủ. 

Trứng rệp trên nệm
Trứng rệp hoặc các vết máu có thể tìm thấy trên giường

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa các vết rệp giường cắn và vết muỗi, kiến đó nên sẽ chủ quan trong việc vệ sinh ga nệm. Từ đó ngày càng khiến tình trạng nằm nệm bị ngứa ngáy kéo dài trở nên nghiêm trọng hơn và khi đó, rệp giường cũng nhanh chóng phát triển, và việc diệt rệp sẽ khó khăn hơn. 

1.4. Nằm nệm bị ngứa do chất lượng nệm xuống cấp

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc tại sao với những chiếc nệm vừa mới mua, không hề bị bẩn mà khi nằm ngủ vẫn gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Khả năng cao nhất là bạn đã mua phải những chiếc nệm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Những sản phẩm nệm kém chất lượng này thường được bày bán nhiều trên các vỉa hè với không nguồn gốc, xuất xứ và đánh vào tâm lý ham của rẻ của người tiêu dùng.

Nệm được làm từ bông tái chế
Nệm được làm từ bông tái chế thường hay ẩn chứa nhiều loại vi rút, vi khuẩn có hại

Thực tế, nệm được làm từ bông tái chế thường hay ẩn chứa nhiều loại vi rút, vi khuẩn có hại và không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Thậm chí, nhiều nơi sản xuất còn dùng các chất bảo quản công nghiệp để bông được phồng, trắng. 

Ngoài ra, với nệm ép bằng xốp không đảm bảo, ngoài việc dễ bị hỏng, nó còn chứa các vi khuẩn gây nên các bệnh về hô hấp, suy giảm miễn dịch. Vì nệm mới mua khi lần đầu sử dụng không thể giặt được nên nó ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng.

2. Tác hại mà nệm dơ gây nên

Nệm là nơi tích tụ mồ hôi, các mảng da chết, bụi bẩn, hay tóc trên cơ thể của bạn chỉ sau một đêm ngủ. Những chất bẩn này tích tụ lâu dài sẽ dẫn đến những nguy cơ gây bệnh cho bạn và cả gia đình. Vì vậy, ngoài việc khiến cơ thể bạn bị ngứa ngáy khi nằm đệm thì nó còn gây nên những tác hại dưới đây. 

2.1. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn

Một điều mà không ai có thể phủ nhận đó là việc chiếc nệm của bạn có vấn đề thì điều đầu tiên bị ảnh hưởng đó là giấc ngủ của bạn. Nệm bẩn, có mùi khó chịu sẽ khiến bạn bị mất ngủ và lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Khi nệm bị nhiều vết bẩn, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy trong người, không thoải mái khi nằm lên và từ đó thì giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Nệm bẩn, có mùi khó chịu
Nệm bẩn, có mùi khó chịu sẽ khiến bạn bị mất ngủ

2.2. Gây nên các bệnh về da

Ngoài việc bị mất ngủ thì bạn cũng sẽ gặp phải các vấn đề về da nếu bạn nằm trên một chiếc nệm bẩn trong một thời gian dài. Nằm nệm bị ngứa ngáy sẽ là biểu hiện đầu tiên cho các bệnh về da nghiêm trọng hơn sau này.

Nằm nệm bị ngứa ngáy
Nằm nệm bị ngứa ngáy sẽ là biểu hiện đầu tiên cho các bệnh về da nghiêm trọng

Nệm sử dụng lâu ngày không vệ sinh bảo quản, các vi khuẩn sẽ rất dễ sinh sôi và bám vào da gây nên các bệnh về da. Và môi trường ẩm thấp, cũng sẽ khiến cho rệp giường sinh sôi. Các bệnh về da thường gặp do nằm đệm gây nên là nổi mẩn đỏ, rôm sảy, nhiễm trùng, lở loét. 

2.3. Ảnh hưởng đến hô hấp

Bụi bẩn trên nệm hình thành lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp. Các mạt bụi hay vi khuẩn với kích thước siêu nhỏ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nên những bất lợi cho cơ quan hô hấp. Khi mà cơ thể nhận quá nhiều lượng vi khuẩn thì dễ xuất hiện các triệu chứng bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng và khó thở.

Bụi bẩn trên nệm
Bụi bẩn trên nệm hình thành lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp

2.4. Cột sống bị ảnh hưởng

Việc ảnh hưởng đến cột sống thường xảy ra với các gia đình sử dụng nệm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các loại nệm này sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ rất dễ bị hỏng hóc, và chất lượng nệm giảm một cách rõ rệt. 

Điều này là tác nhân khiến cho cột sống bị ảnh hưởng, người tiêu dùng dễ bị thoát vị đĩa đệm hay đau lưng, đặc biệt là với người già và những người gặp vấn đề về xương khớp.

nệm kém chất lượng
Việc ảnh hưởng đến cột sống thường xảy ra với các gia đình sử dụng nệm kém chất lượng

3. Các cách phòng tránh 

Để tránh tình trạng bị ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lưu ý những biện pháp phòng tránh dưới đây. 

3.1. Vệ sinh nệm thường xuyên

Vệ sinh nệm thường xuyên sẽ giúp duy trì độ mới của nệm sau một thời gian dài sử dụng đồng thời nguy cơ gây các bệnh về da cho bạn và gia đình của mình. Người dùng hoàn toàn có thể tự vệ sinh nệm ngay tại nhà bằng những thiết bị và nguyên liệu cơ bản.

Vệ sinh nệm thường xuyên
Vệ sinh nệm thường xuyên sẽ giúp duy trì độ mới của nệm sau một thời gian dài sử dụng
  • Vệ sinh lớp vỏ nệm: Bạn cần dọn sạch đồ đạc có trên nệm và tháo lớp drap bọc nệm ra. Lớp drap này bao bên ngoài nệm. Tùy từng loại vải bọc nệm sẽ có những cơ chế giặt sạch riêng. Bạn có thể giặt bằng tay hoặc máy giặt tại nhà. 
  • Tiến hành vệ sinh và khử mùi: Sử dụng máy hút bụi, hút hết những bụi bẩn trên nệm. Nếu nệm của bạn có những vết ố, hay vết bẩn thì sử dụng những dung dịch vệ sinh chuyên dụng và dùng khăn lau thật sạch đi. Tiếp đến, dùng baking soda rắc lên toàn bộ bề mặt nệm để làm sạch và khử mùi. Để một thời gian và tiến hành hút bụi thêm một lần nữa rồi phơi nệm ra nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời.

3.2. Bảo quản nệm đúng cách

Bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản nệm dưới đây để áp dụng với nệm của gia đình mình. 

  • Lật mặt và xoay nệm thường xuyên: Sau khoảng 3-6 tháng, bạn nên lặt mặt kia của nệm lên để nằm. Điều này sẽ giúp nệm lún đều hơn. 
  • Bảo vệ vỏ bọc nệm: Để bảo vệ bề mặt nệm, bạn có thể bọc ngoài nệm một lớp bọc giống như một chiếc vỏ chăn kéo khóa. Vừa giúp dễ dàng vệ sinh, vừa giúp nệm không bị dính nước hay bụi bẩn, rệp giường. 
  • Thay ga giường thường xuyên, giặt giũ sạch sẽ
Hướng dẫn xoay đầu nệm
Lật mặt và xoay nệm thường xuyên

3.3. Lựa chọn cơ sở mua nệm uy tín

Ngoài việc vệ sinh và bảo quản nệm thường xuyên thì việc lựa chọn một chiếc nệm với chất lượng tốt cũng sẽ làm giảm tình trạng hư hỏng hay nấm mốc sau một thời gian sử dụng. Nệm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường được làm bằng vật liệu rẻ tiền, sử dụng chất bảo quản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. 

cơ sở mua nệm uy tín
Lựa chọn được một cơ sở uy tín cũng là điều cực kỳ quan trọng

Vì vậy, việc lựa chọn được một cơ sở uy tín cũng là điều cực kỳ quan trọng để lựa chọn được một chiếc nệm phù hợp, đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ. 

4. Top dòng nệm kháng khuẩn, an toàn cho da

Dưới đây là tổng hợp những dòng nệm kháng khuẩn, an toàn cho làn da, bạn hãy cùng tham khảo để nhanh chóng chọn lựa được dòng nệm phù hợp cho gia đình mình nhé!

4.1. Dòng nệm foam 3 vùng massage kháng khuẩn Goodnight Luna

Goodnight Luna là dòng nệm foam cao cấp, luôn mang đến độ êm ái vượt trội, góp phần nâng đỡ cơ thể bạn một cách tối ưu. Cùng với đó là tinh chất trà xanh kháng khuẩn đã giúp nệm khuếch tán được độ ẩm, gia tăng khả năng khử mùi và bảo vệ sức khoẻ của người dùng.

Dòng nệm này không chỉ được thiết kế với độ an toàn cho da mà chúng còn có thể ôm sát cơ thể, góp phần giúp duy trì và cân bằng cột sống một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, Goodnight Luna còn được hút chân không, được ép cuộn và đóng thùng nên rất dễ để mang đi di chuyển ở mọi nơi.

nệm nằm không ngứa
Dòng nệm foam 3 vùng massage kháng khuẩn Goodnight Luna

4.2. Dòng nệm foam cao cấp kháng virus Comfy Lux 2.0

Comfy Lux 2.0 luôn được đánh giá là dòng nệm cao cấp, mang lại chất lượng vượt trội cho người dùng. Nguồn nguyên liệu sản xuất nệm được nhập khẩu từ Mỹ, đã trải qua nhiều quá trình kiểm nghiệm chi tiết nên luôn đảm bảo độ an toàn cho người dùng.

Dòng nệm foam Comfy Lux 2.0 không chỉ có khả năng nâng đỡ cơ thể một cách tự nhiên, hoàn hảo mà còn được tích hợp công nghệ kháng khuẩn và chống nấm mốc Anti-Microbial một cách vượt trội. Nhờ đó, nệm không chỉ an toàn với sức khỏe của người dùng mà còn có khả năng hấp thụ độ ẩm và kiểm soát mùi hôi một cách hiệu quả.

mẫu nệm nằm không ngứa
Comfy Lux 2.0 là dòng nệm an toàn, không gây ngứa da trong quá trình sử dụng

4.3. Dòng nệm foam cao cấp kháng khuẩn kép Comfy Lux 1.0

Comfy Lux 1.0 được đánh giá là dòng nệm foam kháng khuẩn cao cấp, được sử dụng công nghệ và nguyên liệu của Mỹ nên vô cùng an toàn và lành tính cho da. Bên cạnh đó, dòng nệm này cũng được đầu tư và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, góp phần phù hợp với thói quen sử dụng và khí hậu của người Việt.

Dòng nệm Comfy Lux 1.0 còn sở hữu một độ đàn hồi vừa phải, chúng góp phần giải toả áp lực của các điểm tỳ nén trên cơ thể. Từ đó, loại nệm này luôn ôm sát cơ thể một cách mềm mại, góp phần giúp cho quá trình lưu thông máu trên cơ thể được diễn ra một cách hiệu quả hơn nhằm mang đến một giấc ngủ ngon và trọn vẹn cho nhiều người dùng.

nệm tốt nằm không ngứa
Dòng nệm foam cao cấp kháng khuẩn kép Comfy Lux 1.0

>> Xem thêm: 

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi tại sao nằm nệm bị ngứa. Hy vọng qua đây bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ được sức khỏe cho chính mình và gia đình của mình. 

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team