Để chọn được nệm phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của bản thân, bạn cần nắm rõ cấu tạo nệm và đặc tính từng dòng. Qua bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thành phần cơ bản của một chiếc nệm và chức năng của chúng. Bạn hãy theo dõi các thông tin sau đây để có cái nhìn tổng quan và lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhé.
Nội Dung Chính
1. Cấu tạo nệm phổ biến trên thị trường hiện nay
Về cơ bản, nệm là sản phẩm được tạo thành từ nhiều lớp vật liệu khác nhau, có chức năng hỗ trợ cơ thể, tạo sự thoải mái và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Dưới đây là những thông tin chi tiết về các thành phần trong cấu tạo nệm phổ biến trên thị trường.
1.1. Lớp áo bọc nệm
Có thể bạn không ngờ đến nhưng phần áo bọc nệm và bề mặt chần nệm có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thoải mái cho người nằm. Đồng thời đây còn là những yếu tố nâng cao độ bền bỉ cho nệm.
1.1.1. Những chất liệu may áo nệm
Chất liệu áo bọc nệm thường gặp là gấm và vải dệt kim. Chúng có những ưu và nhược điểm riêng về cảm giác và tính năng như sau:
- Chất liệu gấm thường có độ mềm mại và chắc chắn cao. Nổi bật hơn cả, chúng sở hữu khả năng thông khí tốt, giúp giữ nhiệt độ ổn định cho chiếc nệm.
- Vải dệt kim cũng có độ mềm mại và co giãn tốt. Lớp vỏ bọc này rất thích hợp cho dòng nệm Memory Foam hoặc cao su. Về cơ bản, vải dệt kim cũng có khả năng thông khí tốt, giúp hạn chế mồ hôi và ẩm mốc tối ưu.
1.1.2. Về lớp chần (lớp bổ sung)
Ở thời điểm hiện tại, tùy vào từng sản phẩm mà áo bọc nệm có thể có hoặc không có lớp chần bông. Thông thường chúng sẽ được bổ sung vào lớp tiện nghi để tăng cường độ sang trọng và êm ái cho nệm. Bên cạnh đó, lớp chần bông còn giúp làm mát và tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.
1.1.3. Về tính năng đặc biệt của lớp áo nệm
Thông thường các nhà sản xuất sẽ sử dụng các vật liệu khác nhau cho vải bọc nệm của họ nhằm tạo ra những tính năng đặc biệt, cạnh tranh với các sản phẩm cùng phân khúc khác trên thị trường. Ví dụ:
- Chất liệu vải Tencel có khả năng hạ nhiệt cho cơ thể, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
- Những loại vải cao cấp như Damask của Bỉ, Vispring, CoolMask có kết cấu dệt khít sát, giúp ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.
- Ngoài ra, các nhà sản xuất khác dùng bông tự nhiên hoặc sợi tre cho lớp áo bọc. Một số loại có thể tháo rời để vệ sinh thuận tiện hơn.
1.2. Lớp tiện nghi
Đây chính là lớp nằm trên cùng của một chiếc nệm. Nó sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và tạo ra cảm giác êm ái khi nằm. Lớp tiện nghi thường được làm từ các vật liệu mềm mại và thoáng khí, như bông, len, lông cừu, lụa hoặc các loại sợi tổng hợp. Chúng có tác dụng điều hòa nhiệt độ, giữ ấm hoặc mát cho cơ thể và ngăn ngừa các kích ứng da.
Qua khảo sát cho thấy, các lớp tiện nghi có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Về cơ bản, chúng sẽ có những đặc điểm và tính năng riêng. Dưới đây là một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong các lớp tiện nghi của nệm:
LỢI TIỆN NGHI | ĐẶC ĐIỂM |
Foam cường lực | Đây là một loại foam nặng và chắc, được dùng để ổn định và giảm chuyển động trong hầu hết các loại nệm. |
Foam thoải mái | Đây là loại foam có kết cấu tế bào mở, đảm bảo được độ bền và sự hỗ trợ cao. Hơn hết nó còn có khả năng thích ứng với hình dạng cơ thể và phân bổ áp lực đều. |
Reflex | Lớp tiện nghi này có tính đàn hồi cao và đảm nhiệm chức năng tăng cường độ bền và hỗ trợ cho nệm. |
Energia | Lớp tiện nghi có khả năng giảm căng thẳng cho các điểm áp lực, phục hồi nhanh và ôm sát cơ thể. Vật liệu này góp phần mang lại cảm giác êm ái và thoải mái. |
Visco đàn hồi | Visco đàn hồi còn được gọi là Memory Foam, có khả năng thích nghi với nhiều hình dạng cơ thể và phù hợp với tư thế ngủ của bạn. Nó giúp giảm rung động và tạo ra không gian ngủ yên tĩnh. |
Len | Loại vật liệu này có tính thoáng khí cao và khả năng điều hòa nhiệt độ tốt. Nó giúp giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Không những vậy, loại vật liệu này còn có tính chống cháy, giảm mùi hóa chất và hao mòn của nệm. Len thường được dùng để bọc xung quanh các lớp tiện nghi để tạo ra sự sang trọng và thoải mái. |
Cao su tự nhiên | Đây là một loại vật liệu ít gây dị ứng, có tính kháng khuẩn và đàn hồi cao. Cao su tự nhiên được đánh giá là có độ bền cao và rất thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này còn góp phần mang lại sự êm ái và linh hoạt cho nệm. |
Cao su Talalay | Đây là một loại cao su có cấu trúc đồng nhất và kháng khuẩn tốt. Nó mang lại sự êm ái và thoáng khí cho nệm. |
Len Mohair | Vật liệu này là một loại len từ lông dê Mohair, có tính bền cao và sang trọng. Nó thường được dùng ở phần trên cùng của nệm để duy trì hình dạng, độ bền, làm mát và sự thoải mái. |
Len Cashmere | Đây là một loại len hiếm có và quý giá, có khả năng hấp thụ độ ẩm và tạo ra cảm giác mát mẻ. Nó mang lại sự sang trọng và êm ái cho nệm. |
1.3. Lớp hỗ trợ
Hiện tại, lớp hỗ trợ của nệm đều được làm từ các chất liệu như lò xo, cao su, Memory Foam hay đa tầng. Tất cả đều sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, chẳng hạn như:
- Nệm lò xo bật nảy tốt, kèm theo đó là khả năng thoáng khí ấn tượng. Tuy nhiên nhược điểm lớn của chúng chính là có thể phát ra tiếng động, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Nệm Memory Foam là dòng sản phẩm giảm áp lực tốt hơn nhưng khá lún và nóng, không phù hợp với khách hàng có thói quen nằm nệm cứng.
- Nệm cao su êm ái, mềm mại, mát mẻ và đàn hồi tốt. Tuy nhiên, dòng nệm cao su tự nhiên khá đắt đỏ.
- Nệm đa tầng sở hữu ưu điểm của nhiều chất liệu, vì thế nên giá thành của chúng khá cao. Ngoài ra, dòng nệm này còn có độ bền không cao.
Trong quá trình lựa chọn nệm, việc quan tâm đến lớp hỗ trợ là rất quan trọng. Tuy nhiên, không có loại hỗ trợ nào là tốt nhất cho mọi người, mà phải xem xét theo thói quen ngủ, sở thích và tư thế của từng cá nhân.
1.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng nệm
Ngoài các thành phần cấu tạo nệm, có hai yếu tố khác cũng quan trọng trong việc đảm bảo sự thoải mái và bền bỉ của sản phẩm, bao gồm: phần hỗ trợ cạnh viền và nền tảng nâng đỡ.
- Phần hỗ trợ cạnh viền
Phần hỗ trợ cạnh viền có chức năng ngăn chặn cạnh mép nệm bị xẹp lún khi có áp lực. Có nhiều loại phần hỗ trợ cạnh viền khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu và giá thành. Thanh viền kim loại là loại rẻ nhất nhưng không mang lại cảm giác dễ chịu khi nằm gần mép. Lớp mút chịu lực hiện đang được ưa chuộng hơn vì có thể tăng diện tích sử dụng nệm và giữ form nệm lâu dài.
- Nền tảng nâng đỡ
Nền tảng nâng đỡ được hiểu là khung giường hoặc divan mà bạn đặt nệm lên. Chúng có vai trò như một bộ phận giảm xóc cho nệm khi có ngoại lực tác dụng lên mặt trên. Hiện nay, hầu hết các loại nệm đều có thể sử dụng với khung giường gỗ hoặc thép, miễn là bề mặt phải phẳng và cứng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét yêu cầu của nhà sản xuất hoặc nhà bảo hành về loại nền tảng nâng đỡ. Nên cân nhắc lựa chọn loại phù hợp để không ảnh hưởng tiêu cực tới tuổi thọ của nệm.
2. Cấu tạo của từng loại nệm khác nhau như thế nào?
2.1. Cấu tạo nệm Memory Foam
KẾT CẤU BÊN TRONG | LỚP VỎ BỌC NỆM |
|
|
2.2. Cấu tạo nệm lò xo
KẾT CẤU BÊN TRONG | LỚP VỎ BỌC NỆM |
Đây là lớp bao gồm các cuộn lò xo riêng lẻ được kết nối với nhau trong khung cố định với kích thước được định sẵn. Tùy vào sản phẩm sẽ sử dụng hệ thống lò xo khác nhau, chúng có sự khác biệt về hình dáng và công năng sử dụng.
Ở thời điểm hiện tại, một số loại lò xo được sử dụng phổ biến bao gồm:
Một số nhà sản xuất nệm lò xo còn sử dụng các lớp tiện nghi để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các chất liệu được sử dụng phổ biến bao gồm: PU Foam, Memory Foam, cao su, Memory Foam Gel,… |
|
2.3. Cấu tạo nệm đa tầng
KẾT CẤU BÊN TRONG | LỚP VỎ BỌC NỆM |
|
|
2.4. Cấu tạo nệm bông ép
KẾT CẤU BÊN TRONG | LỚP VỎ BỌC NỆM |
|
|
Với những thông tin bên trên bạn đã biết cấu tạo nệm như thế nào rồi phải không? Ngay bây giờ chỉ cần liên hệ đến cửa hàng Vua Nệm, bạn sẽ được tư vấn rõ hơn về từng dòng sản phẩm. Chúng tôi luôn tự tin mang đến quý khách hàng những chiếc nệm chất lượng cao, giá tốt.