Chuyên gia nệm

Nệm đa tầng (Hybrid) – Làn gió mới trong xu hướng tiêu dùng

CẬP NHẬT 19/12/2023 | BỞI Vua Nệm Team

Trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều dòng nệm khác nhau. Trong đó, nệm lò xo và nệm memory foam nhận được sự quan tâm của rất nhiều người tiêu dùng. Mỗi dòng nệm đều mang trong mình một ưu nhược điểm riêng. Nếu phân vân không biết nên lựa chọn dòng nệm nào, cách tốt nhất là nên tìm mua các tấm nệm có sự kết hợp của cả hai dòng nệm này.

Kết hợp cả hai dòng nệm ư? Bạn không nghe nhầm đâu! Thị trường hiện nay tồn tại một loại nệm kết hợp nhiều loại chất liệu lại với nhau. Đó chính là nệm Hybrid (hay còn gọi là nệm đa tầng). Vừa xuất hiện trên thị trường Việt Nam gần đây, nệm đa tầng đã nhanh chóng trở thành một làn gió mới lạ trong xu hướng tiêu dùng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về dòng nệm này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm

1. Nệm Hybrid là gì?

Nệm Hybrid (hay còn gọi là nệm đa tầng) là loại nệm sử dụng hai hoặc nhiều loại vật liệu khác nhau để chế tạo ra sản phẩm. Thông thường, người ta sẽ kết hợp nệm lò xo và nệm memory foam để tạo nên nệm đa tầng. Với độ nảy đặc trưng của lò xo cùng khả năng giảm áp lực của memory foam, các tấm nệm đa tầng được cấu tạo từ hai loại vật liệu này nhận được sự yêu thích của rất nhiều người tiêu dùng.

Để hiểu chính xác nệm đa tầng là gì, bạn cần biết rõ đặc tính của các thành phần khác nhau cấu tạo nên nệm. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về nệm lò xo và nệm memory foam – hai loại thành phần phổ biến cấu tạo nên nệm Hybrid (nệm đa tầng)

Nệm Hybrid
Nệm Hybrid (hay còn gọi là nệm đa tầng) là loại nệm sử dụng hai hoặc nhiều loại vật liệu khác nhau 

 2. Nệm lò xo

Nệm lò xo được Berliner Heinrich Westphal chế tạo vào những năm 1870. Khi ấy, ông muốn nệm của mình có độ đàn hồi tốt hơn nên đã đặt các cuộn kim loại bên trong nệm, và thế là tấm nệm lò xo đầu tiên trên thế giới đã ra đời. Tuy nhiên, phải mất đến vài thập kỷ sau, vào những năm 1930, nệm lò xo mới được sản xuất hàng loạt và trở thành một sản phẩm thịnh hành trên thế giới. 

Trong những năm qua, nệm lò xo có dấu hiệu chững lại trong sự phát triển. Mặc dù vậy, đây vẫn là loại nệm phổ biến nhất trong suốt thế kỷ 20. Lõi đệm sử dụng các cuộn lò xo túi hoặc lò xo liên kết, phía trên được được phủ một lớp vải cotton hoặc foam hoặc cao su để tạo sự thoải mái.

Nệm lò xo
Nệm lò xo được Berliner Heinrich Westphal chế tạo vào những năm 1870.

3. Nệm memory foam 

Trong vài thập kỷ qua, nệm memory foam dần trở thành một xu hướng tiêu dùng gây bão. Nệm memory foam được tạo ra bởi NASA vào năm 1966. Ban đầu, chất liệu này được dùng để chế tạo ghế ngồi giúp bảo vệ cơ thể của phi hành gia khỏi tác động của lực hấp dẫn trong quá trình bay. Memory foam đã thực hiện quá tốt nhiệm vụ được đề ra lúc đầu, chính vì thế, người ta bắt đầu áp dụng chất liệu này cho nhiều mục đích khác nhau, từ làm đệm trong mũ bảo hiểm đến tấm lót hỗ trợ trong giày.

Ứng dụng phổ biến nhất của memory foam phải kể đến việc làm nệm. Các tấm nệm memory foam có đặc tính nâng đỡ khá tốt và cực kỳ mềm mại. Ngoài ra, khả năng chống truyền rung động và hạn chế tiếng ồn của nệm cũng nằm ở hàng top đầu. Do đó, người nằm trên sẽ không bị đánh thức bởi tiếng ồn và sự rung lắc của nệm khi người kế bên xoay chuyển tư thế.

Bên cạnh đó, memory foam có thể ôm trọn các đường cong cơ thể bạn. Nhờ vậy, trọng lượng cơ thể phân bổ đồng đều khắp nơi mà không đổ dồn lên các khu vực chịu lực như cổ, vai, hông, lưng.  Đồng thời, nệm còn có thể hấp thụ lực va đập giúp bảo vệ người nằm khỏi thương tổn. Với những ưu điểm này, không quá ngạc nhiên khi nệm memory foam trở thành loại nệm được nhiều người tiêu dùng yêu thích

>> Xem thêm: NASA đã ứng dụng công nghệ Foam như thế nào?

Nệm memory foam
Nệm memory foam được tạo ra bởi NASA vào năm 1966.

4. Nệm đa tầng được sản xuất như thế nào?

Bây giờ bạn đã hiểu rõ được cấu tạo của hai thành phần chính để làm nên nệm đa tầng là nệm lò xo và nệm memory foam. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn cấu tạo của nệm đa tầng: 

  • Lớp base: Lớp base của nệm đa tầng được làm bằng foam mật độ cao như HR foam, dày từ 2.5 cm. Lớp này đóng vai trò như lớp đáy của nệm và giúp cho nệm trở nên cứng cáp, vững vàng hơn
  • Lớp nâng đỡ: Đây là lớp nơi bạn tìm thấy sự tồn tại của các cuộn lò xo. Lớp nâng đỡ gồm các cuộn lò xo bọc trong túi và có độ dày từ 15 – 20cm. Những chiếc lò xo này sẽ giúp cho nệm có khả năng nâng đỡ và có độ cứng như những chiếc nệm lò xo thường gâp
  • Lớp trên cùng: Đây là lớp sẽ mang lại sự thoải mái cho bạn. Lớp này thường được làm bằng memory foam hoặc cao su dày 7 – 10cm. Ngoài ra, một số loại nệm còn bổ sung thêm cool gel để giữ cho cơ thể người nằm được mát mẻ vào ban đêm.

Như bạn có thể thấy, nệm đa tầng là sự phối hợp các ưu điểm của hệ thống lò xo túi ở lớp nâng đỡ và memory foam ở lớp trên cùng. Sự phối hợp này sẽ mang đến cho bạn những chiếc nệm cao cấp nâng niu trọn vẹn từng giấc ngủ 

Nệm đa tầng
Nệm đa tầng là sự phối hợp các ưu điểm của hệ thống lò xo túi ở lớp nâng đỡ và foam ở lớp trên cùng

5. Nệm đa tầng có tốt không?

Có thể nói, nệm đa tầng là một làn gió mới lạ trong thị trường sản xuất nệm tại Việt Nam. Do đó, nhiều người vẫn băn khoăn nệm đa tầng có tốt hay không? Nhìn chung, nệm đa tầng là một trong những loại nệm được người tiêu dùng lựa chọn phổ biến nhất tại Hoa Kỳ.

Theo báo cáo Hành vi mua sắm nội thất ở Người tiêu dùng năm 2019 của Furniture Today, nệm đa tầng và nệm foam đứng ở vị trí thứ 2 với 38% người yêu thích. Tiếp đến là nệm lò xo với hơn 17% số người được hỏi trả lời rằng họ thích dòng nệm này. Cuối cùng chỉ có 5% người tiêu dùng thích các dòng nệm hữu cơ hoặc thân thiện với môi trường. 

Lý do khiến nệm đa tầng trở thành sản phẩm được săn đón là do chúng là một trong những loại nệm tốt nhất dành cho người ngủ nghiêng. Lớp memory foam phía trên sẽ nhẹ nhàng ôm sát các đường cong trên cơ thể bạn và giúp giảm tải áp lực trên các điểm chịu lực. Người nằm nghiêng sẽ cảm nhận rõ được nâng đỡ và êm ái mà tấm nệm mang lại cho giấc ngủ của mình. 

Ngoài ra, nhờ khả năng nâng đỡ cực tốt, nệm cũng rất thích hợp với những người nằm ngửa hoặc những người bị đau cổ, lưng, hông

Nếu bạn phân vân không biết nằm nệm cứng hay mềm, nệm tổng hợp sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Phần lò xo phía dưới sẽ mang đến cảm giác vững chắc, trong khi lớp memory foam hoặc cao su phía trên sẽ mang lại sự thoải mái và êm ái cho người nằm.

Nệm đa tầng là một làn gió mới lạ trong thị trường sản xuất nệm tại Việt Nam
Nệm đa tầng là một làn gió mới lạ trong thị trường sản xuất nệm tại Việt Nam

6. Phân tích ưu nhược điểm của nệm đa tầng 

Ưu điểm

  • Làm mát cơ thể: Các dòng nệm memory foam bình thường sẽ giữ nhiệt cơ thể. Điều này có thể khiến cho người nằm cảm thấy nóng nực nếu nằm lâu. Nệm đa tầng đã giải quyết được vấn đề này nhờ được tích hợp thêm hệ thống lò xo thoáng ở lớp nâng đỡ. Ngoài ra, bằng cách thêm các lớp cool gel làm mát phía trên, nhà sản xuất có thể tăng khả năng thoáng khí và giữ cho bạn mát mẻ khi nằm trên nệm
  • Hạn chế lan truyền chuyển động: Lớp memory foam trong nệm đa tầng giúp giảm thiểu tối đa sự lan truyền chuyển động. Nếu bạn ngủ chung với một người khác, bạn sẽ không lo lắng mình bị đánh thức khi người nằm kế bên trằn trọc xoay chuyển mình suốt đêm. 
  • Thoải mái: Các cuộn lò xo túi trong lõi nệm đa tầng giúp cho nệm có sự nâng đỡ và trở nên vững chãi hơn. Trong khi đó, lớp memory foam trên cùng nhẹ nhàng ôm khít cơ thể và tạo cho bạn cảm giác êm ái và thoải mái.
  • Dễ dàng trong việc bảo dưỡng: Nệm đa tầng rất dễ bảo dưỡng. Với dòng nệm lò xo, bạn thỉnh thoảng phải cần lật nệm qua lại để lò xo không bị lún. Vấn đề này đã được loại bỏ hoàn toàn ở nệm đa tầng. Bạn sẽ không phải lo lắng rằng nệm sẽ bị chảy xệ hay xẹp lún nữa.

Nhược điểm

vật liệu làm nệm đa tầng
Các vật liệu được sử dụng làm nệm đa tầng khiến chúng trở nên nặng hơn so với nệm lò xo truyền thống
  • Giá thành cao: Vì nệm đa tầng đang dần trở thành một xu hướng mới nhất trong ngành nệm nên giá của sản phẩm thường khá cao. Ngoài ra, vật liệu sử dụng và cấu tạo nên nệm đa tầng thường mắc hơn cả nệm lò xo truyền thống và nệm memory foam
  • Hàng giả: Do nhu cầu của nệm đa tầng tăng nhanh trong những năm vừa qua nên nhiều nhà sản xuất tự nhận là mình đang sản xuất nệm đa tầng vì họ kết hợp hai hoặc nhiều vật liệu khác nhau. Để xác định xem tấm nệm đa tầng của bạn có phải là thật hay không, hãy kiểm tra lớp foam trên cùng. Nếu chúng có độ dày ít nhất là 5cm thì đó là nệm đa tầng
  • Khó khăn trong vận chuyển: Các vật liệu được sử dụng làm nệm đa tầng khiến chúng trở nên nặng hơn so với nệm lò xo truyền thống. Điều này có thể gây khó khăn cho bạn trong việc di chuyển nệm 

Trên đây là tổng hợp các thông tin và ưu nhược điểm của dòng nệm tổng hợp này. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết được nệm đa tầng là gì và chúng có phù hợp với bản thân hay không. Chúc cho bạn sớm tìm được một tấm nệm như ý.  

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team