Hướng dẫn giặt nệm tại nhà đúng cách, nhanh chóng và đơn giản chưa tới 100k

CẬP NHẬT 05/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra nhiều da chết, lớp bong ra này sẽ bám lại trên mặt nệm, qua thời gian nếu nệm không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp và da liễu nghiêm trọng. Chính vì thế, việc vệ sinh nệm là một trong những kỹ năng mà bạn cần trang bị cho bản thân ngay bây giờ để giúp chiếc nệm ở nhà luôn sạch tinh tươm và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc làm sao để giặt nệm tại nhà đúng cách, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Khi nào bạn nên thay nệm mới?

1. Giặt nệm cao su đúng cách

Cao su vốn là loại vật liệu rất dễ bị thay đổi bản chất bởi các tác động môi trường như nhiệt độ, ánh sáng và chất công nghiệp. Chính vì thế, việc vệ sinh nệm cao su cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây để giữ cho nệm luôn bền đẹp: 

tháo tất cả các vải bọc để cho vào máy giặt
Trước hết, bạn cần tháo tất cả các vải bọc để cho vào máy giặt vệ sinh trước.

Bước 1: Nếu chiếc nệm cao su đã được sử dụng lâu ngày (trên 6 tháng), nhiều bụi bẩn bám trên mặt nệm thì ban nên vệ sinh nệm bằng cách sử dụng máy hút bụi có công suất mạnh và công nghệ lọc tiên tiến. Trước hết, bạn cần tháo tất cả các vải bọc để cho vào máy giặt vệ sinh trước.

Khi hút bụi, bạn nên di chuyển khắp bề mặt, đặc biệt là các góc kẹt vì đây có thể là nơi lưu trí của ổ bọ rệp vốn ưa thích bóng tối và  “món ăn” khoái khẩu của chúng là da chết bong ra từ cơ thể con người khi ngủ. Đây là bước quan trọng trước khi vệ sinh nệm cao su bạn không được bỏ qua. 

Bước 2: Vệ sinh nệm bằng các chất tẩy rửa tự nhiên 

Thực tế bạn vẫn có thể sử dụng các chất tẩy rửa thông thường để giặt nệm. Tuy vậy, bạn chỉ nên sử dụng các chất này ở một vùng diện tích nhỏ có các vết bẩn cứng đầu. Việc cần làm là pha loãng các chất tẩy rửa này với nước. Dùng khăn thấm, vắt thật ráo rồi lau chùi và ấn mạnh cho đến khi không còn vết dơ nữa. 

lau chùi và ấn mạnh cho đến khi không còn vết dơ
Dùng khăn thấm, vắt thật ráo rồi lau chùi và ấn mạnh cho đến khi không còn vết dơ nữa.

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh đối với toàn bộ nệm cao su vì nó sẽ làm giảm độ bền của nệm và phá hư cấu trúc đàn hồi của mủ cao su. Lời khuyên là nên giặt nệm bằng các chất tẩy rửa tự nhiên như bột baking soda, cồn, thuốc muối hoặc phấn rôm 

Bột baking soda: Khi tiến hành giặt nệm, bạn có thể cân nhắc sử dụng bột baking soda vừa tiện lợi lại tiết kiệm chi phí. Baking soda có tác dụng hút ẩm và giết chết các các loại bọ rệp trên nệm. Bạn có thể dùng dung dịch baking soda pha loãng hoặc bột baking soda đều được.

Đầu tiên bạn vẩy dung dịch hoặc bột baking soda lên mặt nệm. Sau đó chờ khoảng 30 phút để bột phát huy công dụng – giúp mặt nệm sạch, khô thoáng hơn. Cuối cùng, tiếp tục sử dụng máy hút bụi hoặc khăn để làm sạch lần nữa. Cẩn thân hơn, bạn có thể sử dụng quạt máy hong khô thêm lần nữa. 

vẩy dung dịch hoặc bột baking soda lên mặt nệm
Đầu tiên bạn vẩy dung dịch hoặc bột baking soda lên mặt nệm.

Thuốc muối: Cũng tương tự như baking soda, thuốc muối có khả năng hút ẩm và khử khuẩn rất tốt. Cách vệ sinh nệm bằng thuốc muối cũng tương tự như vệ sinh nệm bằng baking soda. Bạn rắc thuốc muối lên bề mặt nệm và chờ khoảng một lúc để thuốc muối phát huy công dụng của nó. Sau đó dùng máy hút bụi hoặc khăn để vệ sinh lại lần nữa.

Ngoài ra, thuốc muối cũng rất hiệu quả trong việc xử lý mùi khai nệm bé đái dầm. Bạn nên pha thuốc muối với một tí giấm. Nếu bé mới tè ra nệm, bạn nên thấm hết chất lỏng đi rồi rắc thuốc muối lên đủ để bao hết diện tích nệm dơ. Tiếp theo, chờ khoảng vài chục phút rồi vệ sinh lại lần nữa bằng khăn sạch. Đảm bảo mùi khai sẽ biến mất nhanh chóng. Có thể xức một chút tinh dầu thơm trên nệm để giúp căn phòng dễ chịu hơn. 

Phấn rôm: Phấn rôm cũng là “vũ khí” vệ sinh nệm hiệu quả. Tương tự như 2 cách trên, bạn rắc phấn rôm lên bề mặt nệm rồi chờ khoảng 30 phút để phấn hút hết ẩm mốc. Sau đó dùng máy hút bụi để làm sạch phấn. Bạn tuyệt đối không được phơi nệm cao su dưới nhiệt độ cao vì cao su không chịu được nhiệt. Nên phơi nệm trong bóng râm hoặc sử dụng quạt mát liên tục để thổi nệm.

Phấn rôm
Phấn rôm cũng là “vũ khí” vệ sinh nệm hiệu quả.

2. Giặt nệm bông ép đúng cách

Giặt nệm bông ép không thể dùng nước với xà phòng giống như giặt quần áo. Bởi vì, nệm bông ép có cấu trúc là các sợi polyester ép chặt thành một khối. Việc tiếp xúc với nước sẽ khiến các sợi polyester mất khả năng gắn kết khiến nệm nhanh chóng mềm lún.

Bên cạnh đó, nếu hút ẩm không kỹ, nệm sẽ dễ tích tụ nước bên trong gây ra mùi ẩm mốc khó chịu và tạo điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng, nấm mốc sinh sôi trong nệm. Nhẹ thì gây khó ngủ, nặng thì gây ra bệnh da liễu và hô hấp nghiêm trọng. Chính vì thế, việc giặt nệm bông ép cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây để giữ cho chiếc nệm luôn bền đẹp: 

Bước 1: Tháo gỡ áo nệm, sử dụng máy hút bụi để vệ sinh sạch ruột đệm bên trong tương tự như nệm cao su. Tận dụng lợi thế của bông ép là trọng lượng nhẹ và hình dáng cứng cáp, bạn có thể đặt nệm nghiêng dùng khăn ướt phủ lên bề mặt nệm rồi dùng gậy hoặc tay để đập bụi bay ra ngoài.

vệ sinh sạch ruột đệm bên trong
Tháo gỡ áo nệm, sử dụng máy hút bụi để vệ sinh sạch ruột đệm bên trong tương tự như nệm cao su.

Bước 2: Dùng các chất tẩy rửa thông dụng hoặc oxy già để vệ sinh các vết bẩn cứng đầu trước. Đối với oxy già, bạn chỉ cần đổ trực tiếp chất lỏng lên khu vực nệm dơ, rồi dùng khăn chà mạnh cho đến khi sạch hoàn toàn.

Bước 3: Dùng bột baking soda, phấn rôm hoặc thuốc muối rắc lên toàn bộ mặt nêm. Đợi trong khoảng 30 phút để các chất này phát huy công dụng của nó là hút ẩm và khử trùng. Sau đó, tiếp dùng khăn hoặc máy hút bụi làm sạch lại lần nữa. 

Bước 4: Đem ruột nệm đi phơi tại nơi thoáng gió để đảm bảo nệm không bị ẩm mốc, tuy vậy, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. 

3. Giặt nệm lò xo đúng cách

Khó khăn trong việc giặt nệm lò xo thường bởi nệm có kích thước nặng. Cần lưu ý tránh nước vì nó sẽ khiến khung kim loại lò xo nhanh chóng hư rão.  Việc vệ sinh nệm lò xo cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây để giữ cho chiếc nệm luôn bền đẹp:

Khó khăn trong việc giặt nệm lò xo
Khó khăn trong việc giặt nệm lò xo thường bởi nệm có kích thước nặng.

Bước 1: Tháo gỡ vỏ áo nệm, dùng máy hút ở công suất mạnh để làm sạch sâu lõi nệm 

Bước 2: Dùng các chất tẩy rửa hoặc oxy già để vệ sinh các bẩn vết cứng đầu trước. 

Bước 3: Dùng khăn thấm chất lỏng tẩy rửa chuyên dụng, vắt ráo rồi lau sạch trên mặt nệm, có thể sử dụng bàn chải lông cọ để chà nhẹ mặt nệm. Sử dụng máy hút bụi để làm sạch một lần nữa. Bạn có thể lặp lại các bước này thêm 1,2 lần cho đến khi cảm thấy nệm sạch sẽ theo đúng yêu cầu. Sau đó, phơi nệm nơi thoáng gió hoặc dùng mát quạt để hong khô mặt nệm.

——————- 

Vệ sinh nệm tại nhà nên thực hiện ít nhất 6 tháng 1 lần. Đối với các vết ố, vết dơ mới hình thành, bạn nên loại bỏ càng sớm càng tốt, ít nhất là 3 tháng 1 lần. Với tần suất này, chiếc nệm nhà bạn sẽ luôn như mới và có độ bền cao.

Vệ sinh nệm tại nhà
Vệ sinh nệm tại nhà nên thực hiện ít nhất 6 tháng 1 lần.

Quan trọng hơn hết, một chiếc sạch tinh tươm còn giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình và giúp không gian phòng ngủ luôn sạch sẽ . Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ vệ sinh nệm để được hỗ trợ tốt nhất. Tham khảo dịch vụ giặt nệm tại Vua Nệm: https://vuanem.com/khuyen-mai/dich-vu-ve-sinh-nem/

>> Xem thêm: Tác hại không tưởng của việc nằm nệm cũ

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM