Tiết lộ cách xử lý nệm bông ép mốc tại nhà hiệu quả

CẬP NHẬT 30/08/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Nệm bông ép là một trong các loại nệm được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Loại nệm này có khá nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định và một trong số đó là dễ bị ẩm mốc. Vậy khi nệm bông ép mốc phải làm sao? Xử lý như thế nào đúng cách trong trường hợp này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

cách xử lý nệm bông ép mốc
Hướng dẫn cách xử lý nệm bông ép mốc

1. Nguyên nhân nệm bông ép  mốc

Trong quá trình sử dụng hoặc bảo quản nệm bông ép bạn có thể thấy nệm bị mốc. Nguyên nhân có thể là do những yếu tố sau:

1.1. Mồ hôi, da chết trên cơ thể

Trong quá trình ngủ có đôi khi bạn sẽ bị ra mồ hôi trộm. Do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nệm bông ép nên mồ hôi cùng làn da chết sẽ dễ dàng thấm sâu vào nệm. Nếu không vệ sinh nệm thường xuyên, lâu ngày nệm có thể bị mốc, sinh ra mùi khó chịu.

1.2. Bụi bẩn trong không khí

Trong không khí tồn tại rất nhiều bụi bẩn. Thậm chí ngay cả cơ thể, quần áo của chúng ta cũng có. Bụi bẩn bám vào nệm, lâu ngày tích tụ thành lớp bụi dày, tạo điều kiện để vi khuẩn, virus sinh sôi, khiến cho nệm dễ bị mốc. 

1.3. Lông thú cưng

Rất nhiều người thường có thói quen cho chó, mèo lên giường chơi, thậm chí là ngủ cùng. Tuy nhiên, bạn nên biết các loài thú cưng này rất hay rụng lông và cũng chứa nhiều bụi bẩn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho nệm bông ép mốc và luôn có mùi hôi.

1.4. Ăn uống trên giường 

nguyên nhân nệm bông ép bị mốc
Ăn uống trên giường có thể làm nệm bông ép bị mốc

Một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải đó là ăn uống trên giường. Thói quen này không chỉ không tốt với hệ tiêu hóa mà còn có thể gây mất vệ sinh. Trong quá trình ăn uống có thể bạn sẽ vô tình làm rơi đồ ăn, đổ nước, canh ra nệm. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, kịp thời thì chắc chắn nệm của bạn sẽ bị mốc.

1.5. Vết nôn trớ, nước tiểu của trẻ nhỏ

Các gia đình có trẻ nhỏ mà sử dụng nệm bông ép rất dễ gặp tình trạng mốc nệm. Sở dĩ như vậy là bởi trẻ nhỏ rất dễ bị nôn trớ sau khi ăn hoặc trẻ cũng thường xuyên bị đái dầm khi ngủ. Tương tự như khi ăn uống làm rơi vãi lên giường, nếu bạn không kịp thời xử lý thì 100% chiếc nệm của bạn sẽ bị mốc meo.

1.6. Thời tiết nồm ẩm

Những ngày nồm ẩm không chỉ khiến nhà cửa, quần áo dễ bị ẩm mốc mà ngay cả nệm bông ép cũng vậy. Có thể nói, thời tiết nồm ẩm chính là cơn “ác mộng” đối với tất cả mọi người. Trong những ngày này, tốt nhất bạn không nên mở cửa phòng và bật máy lạnh để giảm độ ẩm, giúp không khí khô thoáng, tránh cho nệm bị mốc và xuất hiện mùi khó chịu.

2. Các cách xử lý khi nệm bông ép mốc

cách để xử lý nệm bông ép bị mốc
Có khá nhiều cách để xử lý nệm bông ép bị mốc rất đơn giản

Có khá nhiều cách để xử lý nệm bông ép bị mốc rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Cụ thể gồm:

2.1. Xử lý nệm bông ép mốc bằng giấm ăn

Rất nhiều gia đình có sẵn giấm ăn trong nhà. Hoặc nếu không có bạn có thể mua tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chợ,… Giá của chúng cũng cực kỳ rẻ trong khi hiệu quả xử lý các vết nấm mốc trên nệm bông ép lại rất tốt. 

Khi nệm bông ép của bạn bị mốc chỉ cần pha giấm ăn cùng với bột giặt hoặc nước giặt quần áo tạo thành dung dịch loãng. Sau đó thì đổ dung dịch này lên vùng nệm bông ép bị mốc và dùng khăn sạch chà lên cho tới khi thấy vết mốc bẩn đã hoàn toàn biến mất thì có thể phơi khô hoặc dùng máy sấy tóc sấy khô. Ngoài tác dụng loại bỏ vết nấm mốc thì giấm ăn còn thể khử mùi hôi nữa đấy.

2.2. Sử dụng dung dịch Amoniac, thuốc tím làm sạch vết mốc

Hoặc bạn cũng có thể xử lý nệm bông ép mốc bằng cách sử dụng dung dịch Amoniac và thuốc tím. Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho một ít thuốc tím vào khăn bông sạch sau đó lại tẩm dung dịch Amoniac lên bề mặt nệm bị mốc.

Tiếp đó là dùng khăn đã thấm thuốc tím chà lau vùng bị mốc nhiều lần. Khi thấy vết mốc đã biến mất thì bạn dùng một chiếc khăn ẩm, sạch khác lau lại vùng nệm cho sạch sẽ và phơi khô nệm.

Xử lý nệm bông ép mốc bằng cách sử dụng dung dịch Amoniac và thuốc tím
Xử lý nệm bông ép mốc bằng cách sử dụng dung dịch Amoniac và thuốc tím

2.3. Xử lý nệm bông ép mốc bằng chanh

Tương tự như giấm ăn, chanh cũng có khả năng làm sạch vết mốc trên nệm và khử mùi rất hiệu quả do chứa nhiều axit. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những trường hợp nệm bông ép bị các vết mốc li ti.

Để loại bỏ vết mốc trên nệm bông ép bạn cắt đôi cửa chanh rồi vắt nước trực tiếp lên các vết mốc. Sau đó đem nệm tới nơi khô ráo, có nắng để phơi khoảng vài giờ. Chỉ cần như vậy là vết mốc cũng sẽ tự biến mất mà nệm cũng không còn mùi khó chịu nữa.

2.4. Dùng cồn làm sạch vết mốc trên nệm bông ép

Nệm bông ép mốc còn có thể xử lý bằng dung dịch cồn. Dung dịch này cũng có giá thành rẻ và rất dễ tìm mua. Chúng thường được sử dụng để vệ sinh các loại nệm như nệm lò xo, nệm bông ép,… 

Khi muốn sử dụng cồn làm sạch vết mốc trên nệm bông ép bạn chỉ cần lấy một chiếc bàn chải mềm rồi chà qua bề mặt vùng bị mốc. Sau đó thì đỏ cồn lên vùng mốc nhẹ nhàng, từng chút một và tiếp tục chà cho tới khi sạch vết mốc bẩn. Cuối cùng lấy khăn ướt lau lại vài lần để loại bỏ đi mùi cồn và phơi khô nệm trong vài giờ.

Xử lý nệm bông ép mốc bằng cách sử dụng cồn
Nệm bông ép mốc còn có thể xử lý bằng dung dịch cồn.

2.5. Sử dụng baking soda

Baking soda có rất nhiều công dụng tuyệt vời, bao gồm cả làm sạch vết mốc trên các loại nệm. Khi muốn dùng baking soda để đánh bay vết mốc trên nệm bông ép bạn chỉ cần làm như sau:

  • Dùng một chiếc khăn bông sạch, thấm vào nước ấm rồi chà nhẹ lên khu vực nệm bị ẩm mốc 
  • Lấy bột baking soda rải đều lên vùng nệm vừa lau bằng khăn ẩm và chờ trong khoảng 30 – 40 phút để baking soda tự động hút ẩm, khử mùi, khử nấm mốc
  • Tới khi thấy lớp bột baking soda trên nệm đã khô thì sử dụng máy hút bụi hút sạch lớp bột này
  • Lấy một chiếc bàn chải nhẹ nhàng chà lên vùng nệm mốc để làm bong chất bẩn, vết mốc ra rồi phơi nệm ở nơi thoáng mắt hoặc bật quạt để nệm khô tự nhiên

3. Xử lý rệp bám trong nệm bông ép

Ngoài xuất hiện nấm mốc thì khi sử dụng nệm bông ép còn có thể xuất hiện rệp. Với những gia đình có nuôi thú cưng thì rất dễ xuất hiện rệp trong nệm bông ép. Để có thể tiêu diệt rệp bạn sẽ cần sử dụng tới một số loại hóa chất chuyên dụng. 

Tuy nhiên, đầu tiên bạn cần phải lột bỏ lớp vỏ áo nệm và đem đi giặt sạch sẽ, phơi khô. Sau đó lấy máy hút bụi cầm tay hút cẩn thận cả mặt trước, mặt sau và 4 thành nệm. Mục đích là để hút sạch bụi bẩn bám dính trên nệm bông ép. 

 lột bỏ lớp vỏ áo nệm và đem đi giặt
Đầu tiên bạn cần phải lột bỏ lớp vỏ áo nệm và đem đi giặt sạch sẽ, phơi khô

Tiếp theo bạn hòa hóa chất Fendona – 10SC chuyên dùng diệt rệp vào bình phun sương và phun lên toàn bộ lõi nệm bông ép. Tuy nhiên, trước khi sử dụng hóa chất này hãy nhớ đeo găng tay và khẩu trang cẩn thận. 

Sau khi đã phun xong hóa chất Fendona bạn mang nệm ra phơi nơi có nắng khoảng 4 tiếng để nệm khô và bay hết mùi khó chịu. Lúc này rệp trú ngụ trong nệm cũng đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

4. Gợi ý các biện pháp phòng tránh tình trạng nệm bông ép bị mốc

Nệm bông ép bị mốc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Hiểu được điều đó, Vua Nệm đã gợi ý một số biện pháp phòng tránh tình trạng nệm bông ép bị mốc, bao gồm:

4.1. Thường xuyên thay ga giường

Để tránh tình trạng ẩm mốc nệm bông ép, bạn nên thay mới ga giường một cách thường xuyên, tốt nhất là 1 tuần nên thay một lần. Quá trình thay mới gia giường không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe, tránh làm nệm mốc mà còn giúp mang lại không gian sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu giúp cho bạn ngủ ngon hơn.

Thường xuyên thay ga giường để bảo quản nệm hiệu quả
Thường xuyên thay ga giường để bảo quản nệm hiệu quả

4.2. Vệ sinh ruột nệm đúng cách

Bên cạnh việc thay ga giường, bạn cũng cần vệ sinh ga nệm đúng cách nhằm loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn có hại. Do đó, bạn hãy sử dụng các loại máy hút bụi giường nệm để loại bỏ bụi mịn bám trong nệm, mang lại một không gian sạch sẽ, dễ chịu cho người dùng.

4.3. Giặt nệm một cách định kỳ

Giặt nệm là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm giữ cho các loại nệm bông ép được sạch sẽ, tránh gây nên tình trạng nấm mốc. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn hãy sử dụng các dịch vụ giặt nệm. Hiện nay, Vua Nệm đang cung cấp dịch vụ giặt nệm với nhiều ưu đãi, góp phần làm sạch sâu nệm, tạo trải nghiệm ấn tượng cho người dùng.

4.4. Thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ

Một trong những biện pháp phòng tránh nấm mốc hiệu quả cho nệm chính là dọn dẹp phòng ngủ một cách hiệu quả. Đặc biệt là không nên ăn, uống, làm đổ nước lên bề mặt nệm. Quá trình này sẽ giúp cho nệm luôn được sạch đẹp, an toàn, hạn chế được tình trạng bám bẩn, tránh tạo điều kiện để nấm mốc sinh sôi và phát triển.

4.5. Sử dụng các loại chăn ga có khả năng chống nước cao

Bên cạnh việc vệ sinh nệm bông ép, bạn cũng nên trang bị cho nệm các loại chăn ga chống thấm. Chúng không chỉ giúp bảo vệ nệm, tránh bị bụi bẩn, vi khuẩn tấn công mà còn ngăn ngừa được tình trạng bị đổ nước và thức ăn thừa lên nệm một cách hiệu quả.

XEM THÊM:

Trên đây là hướng dẫn chi tiết các cách xử lý khi nệm bông ép mốc mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên, nếu nệm mốc quá nặng, không thể xử lý được bạn nên mua nệm bông ép mới. Nếu có nhu cầu mua nệm bông ép có thể tìm tới với Vua Nệm.

Chúng tôi hiện đang có sẵn nệm bông ép của nhiều thương hiệu nệm lớn, đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh và bảo hành lâu dài. Ngoài ra, Vua Nệm còn có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

Đánh giá post
Không có bài viết liên quan.