Hướng dẫn các cách vệ sinh nệm bông ép hiệu quả và an toàn nhất

CẬP NHẬT 05/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Nệm bông ép là một trong những mẫu nệm được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên cách vệ sinh nệm bông ép chuẩn thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về các phương pháp làm sạch loại nệm này ngay sau đây.

1. Tìm hiểu cách vệ sinh nệm bông ép dựa trên cấu tạo sản phẩm

Cách vệ sinh nệm bông ép chuẩn nhất là làm sạch từng phần riêng của nệm, bao gồm:

  • Vỏ nệm: Việc làm sạch vỏ nệm bông ép tương đối đơn giản. Trước khi giặt, bạn cần ngâm qua vỏ nệm trong nước ấm với một lượng nhỏ xà phòng rồi vò nhẹ nhàng bằng tay. Cuối cùng là cho vỏ nệm vào máy giặt và để ở chế độ giặt phù hợp. 
  • Ruột nệm: So với phần vỏ thì ruột của nệm bông ép khó làm sạch hơn nhiều lần. Rất nhiều người lầm tưởng rằng làm sạch ruột nệm bông ép chỉ cần rắc xà phòng hoặc đổ nước giặt lên bề mặt rồi xịt nước để làm sạch. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm bởi nước có thể làm hỏng liên kết của các sợi bông, khiến đệm bị xẹp, lún, thậm chí là không sử dụng tiếp được. Do đó hãy sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi và các sợi bông thừa. 

Thông thường, các sản phẩm nệm bông ép trên thị trường đều được thiết kế gập làm hai hoặc ba lần. Điều này mang lại sự thuận tiện cho người dùng trong việc bảo quản khi không sử dụng tới cũng như vệ sinh rất nhanh chóng và dễ dàng. 

Trong trường hợp chiếc nệm bông ép của bạn bị dính bẩn, đừng quá lo lắng mà hãy sử dụng ngay khăn hoặc giấy khô để thấm nhanh vết bẩn. Bạn cần lưu ý chỉ được thấm trên bề mặt nệm chứ không chùi mạnh bởi việc này có thể cho vết bẩn càng lan rộng ra hơn và khó để làm sạch hơn.

tìm hiểu về cách vệ sinh nệm bông ép
Việc vệ sinh nệm bông ép là điều rất nhiều người quan tâm

2. Các lưu ý cần nhớ khi vệ sinh ruột nệm bông ép

Bạn cần nhớ rằng cách vệ sinh nệm bông ép bằng phương pháp giặt xả là hoàn toàn sai lầm và không thể thực hiện. Để có thể làm sạch nệm bông ép và đảm bảo độ bền lâu dài của nệm, bạn hãy tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Sử dụng thêm các dụng cụ bảo vệ như khẩu trang và găng tay trong quá trình làm sạch ruột nệm.
  • Dùng tay hoặc gậy, máy hút bụi chuyên dụng để giũ sạch bụi bám trên ruột nệm. 
  • Có thể dùng oxy già để làm sạch các vết bẩn cứng đầu. 
  • Chỉ nên phơi ruột nệm bông ép khi thời tiết ấm áp, có nắng và trong môi trường thông thoáng để đảm bảo đệm luôn thơm tho, không bị ẩm mốc hay nấm mốc.  
vệ sinh ruột nệm bông ép
Các lưu ý giúp cho độ bền của nệm được đảm bảo

>> XEM THÊM: Hướng dẫn vệ sinh nệm cao su đơn giản tại nhà không sử dụng hóa chất

3. Một số cách làm sạch nệm bông ép chuyên dụng bạn nên nhớ

Mỗi một vết bẩn trên nệm bông ép lại có những cách vệ sinh khác nhau. Nếu như bạn không vệ sinh đúng cách có thể khiến cho chất lượng của nệm bị xuống cấp cũng như các vết bẩn không thể làm sạch triệt để. Những dạng vết bẩn thường gặp khi sử dụng nệm bông ép cùng với phương pháp làm sạch tốt nhất có thể kể đến như: 

3.1. Vết bẩn do bã kẹo cao su

Các vết bã kẹo siêu dính được xem là nỗi ám ảnh mỗi khi làm sạch nệm bông ép. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng khi chúng dính chặt hay khó gỡ. Bởi bạn có thể thử áp dụng phương pháp sử dụng đá lạnh xoa lên những chỗ bị dính bã kẹo hoặc sử dụng cồn y tế đổ lên vết bã kẹo và chà xát nhẹ nhàng. Chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì, vết bã kẹo sẽ được tách ra khỏi bề mặt nệm ngay sau đó. 

các phương pháp vệ sinh nệm bông ép
Có nhiều phương pháp làm sạch nệm bông ép hiệu quả

3.2. Vết bẩn do các loại đồ uống

Với những vết bẩn gây ra bởi đồ uống, cách làm sạch đơn giản nhất là sử dụng hỗn hợp nước ấm và đường phèn đổ lên trên các vết bẩn này rồi vò khoảng 5 phút. Ngay lập tức bạn sẽ thấy được kết quả đáng kinh ngạc, trả lại vẻ trắng sáng cho chiếc nệm của nhà bạn.

3.3. Vết bẩn do sơn, phẩm màu

Trong số các cách vệ sinh nệm bông ép thì vết bẩn gây ra bởi sơn và phẩm màu là khó làm sạch nhất. Những vệt sơn dính trên nệm bông ép nếu quá nhiều có thể dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng để cạo bớt. 

Tiếp đó bạn sử dụng nước cốt chanh tươi của nửa quả chanh để xoa đều lên bề mặt của phần nệm bị dính sơn, màu và chờ khoảng 15 tới 20 phút. Cuối cùng là sử dụng khăn mềm để chà sạch những vết bẩn còn sót lại trên nệm. Hoàn tất các công đoạn trên, bạn chỉ cần đem nệm đi phơi khô ở nơi thoáng mát là có thể tiếp tục sử dụng bình thường. 

3.4. Vết bẩn do máu

Nếu các vết máu dính trên nệm, bạn hãy dùng ngay oxy già và bôi một lớp lên trên mặt của nệm. Chờ một lúc và đem nệm đi phơi dưới ánh nắng là các vết máu đều được xóa sạch hoàn toàn. 

3.5. Vết bẩn do mực in

Đây là vết bẩn chúng ta cũng thường xuyên gặp phải khi giặt đệm bông ép. Với vết bẩn từ mực bút bi khi giặt cùng xà phòng sẽ không thể hết ngay từ lần đầu tiên, bởi vậy hãy áp dụng các cách sau:

Dùng kem đánh răng màu trắng (lưu ý không dùng các loại kem đánh răng nhiều màu sắc vì sẽ làm loang vết bẩn ) lấy một lượng nhỏ vừa đủ bôi đều lên vết mực bút bi, sau đó khoảng 20 đến 30 phút dùng bàn chải khô chà nhẹ lên vết bẩn cho đi hết và giặt sạch quần áo lại cùng xà phòng.

3.6. Vết bẩn do nước tiểu

Đối với các gia đình có trẻ nhỏ thì việc nước tiểu dính trên nệm là điều không thể tránh khỏi. Do đó cách vệ sinh đơn giản nhất là sử dụng máy sấy sấy khô bề mặt nệm. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng khăn mềm để thấm hết nước trên bề mặt nệm. Sau đó lấy cồn đổ vào chỗ bị ướt để cồn có thể khử hoàn toàn mùi khó chịu bám trên nệm bông ép. 

3.7. Vết bẩn do nấm mốc 

Những vết nấm mốc cứng đầu thường xuất hiện trên nệm mỗi khi thời tiết nóng, ẩm ướt hay do nệm lâu ngày không dùng đến dễ khiến bạn cảm thấy khó chịu cũng như dễ gây ra các bệnh ngoài da. Ở trường hợp này, bạn có thể thử áp dụng một trong hai phương pháp dưới đây: 

  • Cách 1: Sử dụng một quả chanh tươi vắt lấy nước cốt và dùng tăm bông chấm nhẹ nước cốt chanh lên các vết mốc trên nệm. Khi chấm xong đem nệm đi phơi khô ngoài trời khoảng 15 đến 20 phút.
  • Cách 2: Lấy oxy già đổ trực tiếp lên trên các vết nấm mốc rồi đem phơi dưới nắng. 
Những vết nấm mốc cứng đầu thường xuất hiện trên nệm mỗi khi thời tiết nóng, ẩm ướt
Những vết nấm mốc cứng đầu thường xuất hiện trên nệm mỗi khi thời tiết nóng, ẩm ướt

3.8. Vết bẩn do mồ hôi

Hầu hết các vết ố vàng có ở nệm bông ép đều do tuyến mồ hôi trên cơ thể người tiết ra. Khi mồ hôi không thể bay hơi, chúng sẽ thấm vào đệm vừa tạo ra vệt ố vàng vừa gây mùi khó chịu. 

Với nệm bông ép, bạn có thể khử sạch các vết ố vàng này với giấm chua. Bạn hãy lấy một lượng nhỏ giấm thấm ướt lên bề mặt của một chiếc khăn sạch rồi xoa đều lên các vết ố và để chúng tự khô trong khoảng 20 phút. Để đảm bảo nệm bay hết mùi hôi, bạn có thể phơi thêm khoảng 15 phút ngoài trời. 

vệ sinh nệm bông ép như thế nào
Hãy thường xuyên vệ sinh nệm để giữ cho nệm được sạch, bền

4. Cách bảo quản nệm bông ép tránh ẩm mốc

Nệm bông ép có khả năng hút ẩm tốt nên có thể dẫn tới ẩm mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Dưới đây sẽ là hướng dẫn bảo quản nệm bông ép tránh nấm mốc, đảm bảo nệm bền bỉ và an toàn khi sử dụng:

  • Lựa chọn vị trí đặt nệm phù hợp: Theo đó, người dùng nên đặt nệm và bảo quản nệm nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, không để nệm dính nước. Bên cạnh đó, không đặt nệm ở gần những thiết bị phát nhiệt, gần nguồn nhiệt hay các thiết bị điện tử. Vì nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng tới độ bền của nệm, tích tụ hơi nóng trong nệm gây ra nóng ẩm, dễ tạo thành nấm mốc.
  • Thường xuyên vệ sinh nệm sạch sẽ: Để vệ sinh nệm sạch sẽ, người dùng nên sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Đối với lớp vải áo nệm, có thể tháo rời và mang đi giặt giũ. Không nên dùng nước để giặt lõi nệm bông ép vì sẽ rất khó để nệm khô hoàn toàn, rất dễ tích nước và giữ hơi ẩm gây nấm mốc.
  • Thường xuyên xoay mặt nệm: Đối với nệm bông ép, thông thường chúng được thiết kế đồng nhất với khả năng sử dụng linh hoạt cả hai bên mặt nệm. Do đó, người dùng nên thường xuyên xoay mặt nệm. Vừa giúp ngăn tình trạng xẹp lún trên 1 mặt nệm, kéo dài tuổi thọ nệm, vừa có tác dụng giữ cho bề mặt không tiếp xúc quá lâu với giường hoặc sàn nhà, ngăn tình trạng ẩm mốc tốt hơn.
  • Không đặt nệm trực tiếp xuống sàn nhà, nền nhà: Với những gian phòng nhỏ, mọi người có thói quen đặt đệm bông ép trực tiếp trên sàn, nền nhà. Nhưng cách này có thể khiến nệm bị ẩm mốc do sàn nhà thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và hơi nước ẩm ướt. Để tránh nệm bị mốc, hãy lót một tấm chiếu hoặc thảm bên dưới hoặc dùng giường ngủ để ngăn không cho nệm tiếp xúc trực tiếp với nền nhà.
  • Sử dụng bọc nệm, ga trải giường hoặc topper nệm: Những phụ kiện như bọc nệm, ga giường hay topper nệm sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ nệm khỏi bụi bẩn, các tạp chất cũng như nguy cơ bị dính bẩn nước hoặc thức ăn. Vì vậy, để ngăn nệm bị ẩm mốc hãy cân nhắc sử dụng thêm những sản phẩm tiện ích này.
Hướng dẫn cách bảo quản nệm bông ép
Hướng dẫn cách bảo quản nệm bông ép

5. Những sai lầm khi vệ sinh nệm bông ép nhiều người mắc phải

Nhiều người dùng thường mắc phải một số sai lầm khi vệ sinh nệm, khiến cho nệm bông ép bị hư hỏng, giảm tuổi thọ nệm cũng như gây ảnh hưởng tới khả năng nâng đỡ của nệm. Dưới đây là một số sai lầm mà người dùng cần tìm hiểu để tránh mắc phải khi vệ sinh nệm bông ép.

  • Giặt nệm bông ép với nước, ngâm nệm trong nước: Không ít người dùng nghĩ rằng giặt nệm cũng như quần áo, thường mang đi ngâm và giặt với nước. Điều này có thể khiến cho lõi nệm bông bị co rút hoặc nhão, ảnh hưởng tới cấu trúc và làm hỏng nệm, khiến nệm dễ xẹp lún. Hơn nữa, ngâm nệm trong nước và giặt với xà phòng sẽ rất khó để làm khô và sạch hóa chất hoàn toàn. Khiến cho nước và hóa chất tích tụ lại bên trong gây ẩm mốc và giảm tuổi thọ nệm. Thông thường, để làm sạch nệm chỉ cần dùng máy hút bụi và xử lý các vết bẩn, ố vàng trên nệm bằng chất tẩy rửa phù hợp, không nên giặt hoặc ngâm trong nước.
  • Dùng gậy đập mạnh vào nệm: Việc dùng gậy đập mạnh hoặc tác động lực quá lớn lên bề mặt nệm có thể khiến cho các sợi bông gòn bị tách rời nhau, làm mất sự liên kết giữa các sợi bông, dễ gây xẹp lún nệm. Người dùng nên hạn chế dùng gậy đập nệm hoặc tác động lực mạnh lên nệm để không làm hỏng liên kết của sợi bông. Vì thực tế việc làm này không có tác dụng làm sạch bụi bẩn bên trong nệm hay giết chết vi khuẩn, mạt bụi. Nó chỉ khiến nệm bị biến dạng và hư hỏng mà thôi.
  • Phơi nệm bông ép dưới ánh nắng mặt trời gay gắt: Phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và cường độ nắng gắt có thể giúp nệm khô ráo nhưng lại gây khiến cho nệm bông ép nhanh hỏng hơn. Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng tới độ bền và cấu trúc của sợi bông gòn, khiến nệm dễ bị biến dạng và hư hỏng.
Những sai lầm khi vệ sinh nệm bông ép 
Những sai lầm khi vệ sinh nệm bông ép

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các cách vệ sinh nệm bông ép. Hy vọng bạn đã hiểu rõ cách làm sạch nệm và áp dụng thành công.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM