Chuyên gia nệm

Hướng dẫn cách di chuyển nệm đơn giản và an toàn

CẬP NHẬT 19/12/2023 | BỞI Tôn Vân

Khi mua một chiếc nệm mới, hoặc lúc vệ sinh nệm hay chuyển nhà thì việc di chuyển nệm luôn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai. Bởi những tấm nệm hiện nay thường có khối lượng nặng, kích thước lớn, thiết kế lại cồng kềnh nên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình vận chuyển.

Nhận thấy rất nhiều khách hàng đang gặp phải tình trạng này, nên Vua Nệm quyết định viết bài chia sẻ cách di chuyển nệm đơn giản và an toàn này để bạn có được hướng giải quyết tốt nhất nhé.

Các trường hợp cần di chuyển nệm

Có rất nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống khiến bạn phải thực hiện việc di chuyển nệm. Và tất nhiên, mỗi tình huống lại có một giải pháp di chuyển nệm phù hợp nhất. Nhưng trước tiên, bạn cần xác định rõ mình di chuyển nệm để làm gì, để từ đó có được những chuẩn bị cần thiết.

Dưới đây là những trường hợp di chuyển nệm phổ biến:

  • Khi mua nệm mới, bạn cần mang nệm từ cửa hàng về nhà.
  • Khi vệ sinh nệm, bạn cần di chuyển nệm tới vị trí giặt và sau đó là bước phơi để làm khô.
  • Cất đệm gọn lại khi không sử dụng, đặc biệt vào mùa hè nhiều người không thích nằm nệm vì cảm giác bí nóng nên đã cất đệm gọn gàng vào kho chứa đồ. Lúc này cũng cần di chuyển nệm.
  • Khi chuyển nệm từ phòng ngủ này sang phòng ngủ khác.
  • Khi chuyển nhà, phòng trọ từ nơi này sang nơi khác.
Các trường hợp cần di chuyển nệm
Các trường hợp cần di chuyển nệm

Với những trường hợp chỉ di chuyển nệm trong nhà hay vệ sinh, bạn chỉ cần bỏ hết các đồ vật trên mặt nệm, kể cả ga bọc nệm. Sau đó, dọn dẹp phòng, tạo không gian rộng rãi và thoáng đãng để việc di chuyển trở nên dễ dàng.

Với những trường hợp cất gọn nệm khi không sử dụng, bạn cần chuẩn bị túi đựng có kích thước vừa nệm, băng dính để dán kín miệng túi, sau đó di chuyển đến vị trí đã chuẩn bị để chứa đồ.

Với trường hợp mua nệm mới và cần vận chuyển từ cửa hàng về nhà, bạn có thể tự vận chuyển nếu nệm gọn nhẹ, thuê người hoặc các đơn vị vận chuyển ngoài. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các hệ thống phân phối nệm có chương trình miễn phí vận chuyển như Vua Nệm để vừa giảm bớt chi phí lại vừa an toàn trong quá trình di chuyển nệm nhé.

Với trường hợp chuyển nhà, khâu di chuyển nệm sẽ phức tạp và gặp nhiều khó khăn hơn, nên chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết ở phần tiếp theo.

Những vật dụng cần chuẩn bị để di chuyển nệm

Để việc di chuyển nệm được diễn ra nhanh chóng và an toàn, bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:

Túi nilon dùng để bọc nệm

Túi nilon là đồ dùng chắc chắn bạn không thể thiếu khi bạn di chuyển nệm, vì nó có tác dụng bao bọc và bảo vệ tấm đệm khỏi các tác nhân từ bên ngoài môi trường: bụi bẩn, vết bẩn, dung dịch lỏng,…

Bạn có thể tận dụng ngay chiếc túi bọc nệm có sẵn từ khi mua nệm để bọc chúng. Vì nó có kích thước vừa với nệm. Trong trường hợp, chiếc túi bị mất hoặc rách, bạn có thể sử dụng một chiếc túi khác có cùng kích thước để thay thế. Không nên dùng loại túi có kích thước nhỏ hơn, vì nó không thể bọc được hết nệm và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nệm trong quá trình vận chuyển.

Dùng túi nilon để bọc nệm lại
Dùng túi nilon để bọc nệm lại

Băng dính

Băng dính sẽ giúp bạn bịt chặt các đầu túi đựng nệm, để đệm không bị lọt ra khỏi túi. Điều này rất cần để giữ cho nệm không bị bẩn trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, sử dụng băng dính còn giúp bạn cố định nệm hiệu quả, từ đó việc vận chuyển nệm dễ dàng hơn. 

Băng dính cũng là công cụ có thể thay thế dây chằng đồ, nên bạn nên chọn loại băng dính có khả năng bám chắc nhé.

Dây chằng

Sau khi đặt nệm vào túi và dính chặt, nên dùng thêm dây chằng để cố định và buộc tám nệm gọn lại. Hoặc có thể dùng để cố định nệm với các phương tiện vận chuyển như xe máy, xe ba gác,… để việc di chuyển nệm diễn ra thuận lợi và an toàn hơn, tránh trường hợp gặp phải đoạn đường sóc sẽ làm nệm rơi khỏi xe.

Dây chằng bạn có thể dùng loại: dây dù, dây thừng xoắn hoặc dây thun,… đều được.

Máy hút bụi/ máy chân không

Máy hút chân không/máy hút bụi có thể có hoặc không, tùy vào điều kiện thực tế của gia đình bạn. Tuy nhiên, nếu có bạn nên tận dụng nó triệt để để việc vận chuyển nệm trở nên dễ dàng hơn nhé! Vậy sử dụng máy hút bụi/máy hút chân không thế nào?

Sau khi đặt nệm vào túi nilon, dán băng dính, bạn nên để lại một khe hở nhỏ để dùng máy hút bụi/ máy hút chân không hút hết không khí phía trong ra. Cách làm này sẽ giúp tấm nệm trở nên gọn ghẽ hơn và ít tốn diện tích hơn.

Nhân lực

Với những tấm nệm có khối lượng quá nặng và bạn không thể tự làm việc này một mình, hãy nhờ sự trợ giúp của một số người khác, để công việc được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và an toàn. Không nên cố làm một mình nếu không đủ sức, vì nó có thể khiến bạn đau lưng và ảnh hưởng đến cột sống đó.

Quy trình đóng gói nệm trước khi di chuyển

Quy trình đóng gói nệm
Quy trình đóng gói nệm
  • Bước 1: Bạn cần thu dọn toàn bộ vật dụng trên bề mặt nệm, sau đó tháo rời phần ga bọc và ruột nệm ra.
  • Bước 2: Dọn dẹp lại không gian xung quanh để tạo ra khoảng trống thoáng đãng, giúp việc di chuyển nệm trở nên dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Dựng tấm nệm lên, bỏ ra khỏi giường. Nếu nệm quá nặng, hãy nhờ thêm 1 người hỗ trợ. Khi lấy nệm ra khỏi giường, bạn cần chú ý các vật sắc nhọn, tránh để mắc vào nệm, vì nó có thể khiến nệm bị rách.
  • Bước 4: Với những tấm nệm được thiết kế dạng gấp 2, gấp 3 như nệm bông ép, bạn có thể gấp lại cho gọn. Với những tấm nệm có thể cuộn tròn lại như nệm foam, cao su non,… bạn cũng nên cuộn gọn lại. Còn với những tấm nệm như nệm lò xonệm cao su thiên nhiên, không thể cuộn hay gấp gọn, bạn cần để nguyên bản, không nên cố gắng làm gọn vì nó có thể ảnh hưởng không tốt tới cấu trúc nệm.
  • Bước 5: Tiến hành bọc nệm bằng túi nilon đã chuẩn bị. Trong trường hợp không có túi nilon đủ lớn, bạn có thể dùng màng bọc nhựa PE để bao quanh nệm để hạn chế bụi bẩn.
  • Bước 6: Dùng băng dính dán lại phần túi nilon bọc phía ngoài cho thêm phần chắc chắn, để khi vận chuyển không làm bung/rách túi đựng này.

Những lưu ý khi di chuyển nệm ra khỏi nhà

lưu ý khi di chuyển nệm
Những lưu ý khi di chuyển nệm

Sau khi đóng gói xong tấm nệm cần di chuyển, giờ là lúc bạn sẽ đưa nó đến nhà mới của mình. Lúc này, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Kiểm tra lại kích thước nệm có vừa với cửa ra vào để đưa nệm ra khỏi nhà hay không. 
  • Sau khi đưa được đệm ra khỏi nhà, bạn có thể sử dụng thêm xe đẩy hàng để trở nệm đến vị trí phương tiện vận chuyển đã được chuẩn bị sẵn. Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt được nặng trong quá trình vận chuyển. Nếu không có xe đẩy hàng, bạn nên nhờ thêm 1-2 người nữa để khiêng nệm.
  • Dùng dây để cố định nệm trên các phương tiện vận chuyển (xe máy, xe tải, ô tô, xe ba gác,…), cách làm này sẽ hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến chất lượng nệm, đồng thời giúp việc vận chuyển trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Những phương tiện thường được dùng để di chuyển nệm

Hiện nay, có rất nhiều phương tiện được sử dụng để vận chuyển nệm, và tùy thuộc vào điều kiện của bạn để lựa chọn những phương tiện phù hợp nhất cho mình. 

Xe máy

Xe máy là phương tiện quen thuộc và phổ biến được dùng để vận chuyển các đồ vật khác nhau, trong đó có cả nệm ngủ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên vận chuyển nệm bằng xe máy khi những tấm nệm đó đó được gấp/ cuộn lại gọn gàng, khối lượng vừa phải. Không nên vận chuyển những tấm nệm lớn, cồng kềnh bằng phương tiện này vì có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.

Di chuyển nệm với xe tải/ xe ô tô riêng

Chuyển nệm bằng ô tô riêng
Chuyển nệm bằng ô tô riêng

Với những gia đình có xe tải hoặc xe ô tô riêng, bạn hoàn toàn có thể dùng chúng để di chuyển nệm đến nhà mới, vừa an toàn lại không ảnh hưởng đến chất lượng nệm.

Với trường hợp dùng xe tải, bạn chỉ cần đặt nệm lên thùng xe, chọn cách đặt hợp lý để vừa với kích thước nệm. Sau đó cố định nệm lại để tránh việc rơi nệm ra khỏi thủng xe khi vận chuyển và gặp phải các “ổ gà” trên đường.

Với xe ô tô, bạn có thể đặt nệm trên nóc xe và dùng dây cố định thật chặt chúng với xe. Trong trường hợp tấm nệm của bạn đã được gấp hoặc cuộn gọn, bạn có thể đặt chúng ở khu vực ghế phía sau hoặc cốp xe nếu đủ diện tích. Nếu đặt ở ghế, bạn hãy gập ghế lại để tạo nên khoảng không đủ lớn chứa nệm nhé.

Di chuyển nệm bằng container

Đây là phương tiện vận chuyển tốt nhất dành cho nệm, vì các thùng container có kích thước lớn, đủ để tấm nệm được đảm bảo an toàn. Đồng thời, những thùng này luôn được đóng kín khi vận chuyển, nên bạn sẽ không phải lo các vấn đề về bụi bẩn hay việc rơi nệm trên đường di chuyển.

Tuy nhiên, sử dụng phương tiện này sẽ tốn khá nhiều chi phí so với các phương tiện khác nên bạn cần cân nhắc trước nhé.

Thuê người vận chuyển (thuê shipper)

Thuê người vận chuyển nệm
Thuê người vận chuyển nệm

Thuê shipper là một trong những hình thức phổ biến hiện nay và bạn có thể sử dụng để vận chuyển nệm tấm nệm của mình đến nhà mới nhé. Vì những người làm shipper thường đã có nghiệp vụ chuyên nghiệp nên việc vận chuyển sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Thuê dịch vụ vận chuyển trọn gói

Hiện nay, cũng có khá nhiều công ty vận chuyển nhà trọn gói ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, bạn có thể cân nhắc phương án này để chuyển các đồ vật khác và nệm của mình nhé. Đây được đánh giá là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời chi phí của nó cũng rất hợp lý.

Tổng kết

Như vậy là Vua Nệm đã giới thiệu đến bạn những cách di chuyển nệm ngủ phổ biến, vừa an toàn lại vừa hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các độc giả của blog Vua Nệm sẽ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc vận chuyển nệm nhé.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân