Một chiếc nệm tốt không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn bảo vệ sức khỏe và đặc biệt là cột sống của bạn, hạn chế đau nhức lưng và cổ sau khi ngủ. Chính vì thế, nhiều người có xu hướng lựa chọn những dòng nệm tốt, có thể sử dụng lâu bền từ mươi đến ba mươi năm.
Tuy nhiên, nệm nằm lâu dài cũng sẽ có sự biến đổi nhất định, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các thành viên gia đình. Nhưng nếu biết cách giữ gìn, “chăm sóc” thì trong vòng vài năm tới bạn không phải lo lắng việc thay nệm mới. Dưới đây là một số cách để tăng tuổi thọ các loại nệm trong gia đình hiện nay, cùng tham khảo ngay nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Bạn biết gì về tuổi thọ của từng loại nệm?
- 2. Một số bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm
- 2.1. Xoay hoặc lật mặt nệm
- 2.2. Kiểm tra các bộ phận hỗ trợ
- 2.3. Vệ sinh nệm định kỳ, đúng cách
- 2.4. Phơi nệm
- 2.5. Tránh tiếp xúc các nguồn nhiệt cao
- 2.6. Tuân thủ trọng lượng nâng đỡ tối đa của nệm
- 2.7. Không để bọ rệp “chiếm đóng” trên nệm
- 2.8. Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm: Không nhún nhảy trên nệm
- 2.9. Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm: Không cho thú cưng lên giường
- 2.10. Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm: Chọn nệm phù hợp với kích thước của giường
- 2.11. Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm: Sử dụng tấm bảo vệ nệm
- 2.12 Giặt sạch ga giường thường xuyên
- 2.13 Làm sạch các vết bẩn ngay lập tức
- 2.14 Không mang đồ ăn thức uống lên giường
- 2.15 Khử mùi nệm thường xuyên
1. Bạn biết gì về tuổi thọ của từng loại nệm?
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì tuổi thọ trung bình của nệm rơi vào khoảng 8 năm. Tuy vậy, cũng có những chiếc nệm hoàn toàn có thể sử dụng trên 10 năm nếu biết cách vệ sinh và giữ gìn.
Ngoài ra, tùy vào các loại nệm khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhau. Nệm hơi và nệm lò xo là hai dòng nệm có tuổi thọ thấp nhất, tiếp đó là tới nệm foam và pillow top có tuổi thọ trung bình.
Nệm có tuổi thọ cao nhất hiện nay là nệm cao su với độ bền lên tới 15 năm nếu vệ sinh đúng cách và thường xuyên. Các loại nệm khác nên được cân nhắc để thay mới trong vòng 8-10 năm để đảm bảo tính vệ sinh và thẩm mỹ.
2. Một số bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm
2.1. Xoay hoặc lật mặt nệm
Sau một thời gian dài sử dụng một số dòng nệm cần phải xoay hoặc lật mặt nệm để cân bằng lại sự hao mòn tự nhiên mà chiếc giường đã phải chịu ( bao gồm yếu tố tự nhiên và trọng lượng cơ thể).
Điều này không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng mà còn giúp cột sống của bạn luôn được căn chỉnh ở vị trí phù hợp. Đây là một khía cạnh quan trọng để có được một giấc ngủ chất lượng, thư giãn và không bị gián đoạn.
Vậy nên xoay nệm hay lật mặt nệm? Tùy thuộc vào thành phần vật liệu và cấu trúc tổng thể của mỗi loại nệm để quyết định phương pháp. Tốt nhất nên đọc hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc hỏi tư vấn từ người bán hàng. Thời gian phù hợp để làm là khoảng 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.
2.2. Kiểm tra các bộ phận hỗ trợ
Nệm bị chảy xệ hoặc gãy các giá đỡ bằng gỗ có thể do các bộ phận hỗ trợ không còn nguyên vẹn. Điều này sẽ khiến bạn bị đau cổ và đau lưng khi nằm. Vậy nên, khi xoay hoặc lật mặt nệm, bạn nên kiểm tra xem các bộ phận hỗ trợ xem có còn nguyên vẹn hay không.
2.3. Vệ sinh nệm định kỳ, đúng cách
Vệ sinh nệm định kỳ là một trong những bước quan trọng để giữ cho nệm được lâu hơn, tránh hư hại không đáng có. Khi vệ sinh, tránh các chất tẩy rửa mạnh làm hư cấu trúc nệm. Việc vệ sinh nệm nên được tiến hành 2-3 tháng/lần nhằm khử mùi hôi, các loại vi khuẩn, nấm mốc có khả năng gây bệnh về hô hấp và da liễu.
Đối với mỗi dòng nệm sẽ có các bước tiến hành vệ sinh riêng, bạn có thể tự tay làm sạch định kỳ tại nhà hoặc thuê các dịch vụ vệ sinh nệm. Với những gia đình muốn tự mình “chăm sóc” nệm cần lưu ý về chất liệu sản phẩm để có cách vệ sinh hiệu quả.
- Vệ sinh nệm bông ép
Đối với nệm bông ép, đây là loại nệm được sản xuất từ 100% gòn ép công nghiệp nên kị tia cực tím và nhiệt độ cao. Trường hợp nếu nệm bị ẩm ướt, không nên dùng máy sấy khô hoặc phơi nắng vì dễ khiến các lớp bông ép bị bong ra từ đó giảm tuổi thọ của nệm.
Việc nên làm ngay lúc này là tháo lớp áo bọc nệm đem giặt sạch, kê cao góc bị ướt lên và dùng quạt thổi trực tiếp để khô dần. Trong trường hợp thức ăn hay nước có màu văng lên nệm, bạn cần tháo lớp vải bọc đem giặt trước, sau đó dùng nước lạnh tạt trực tiếp và liên tục vào chỗ bị dơ để chất bẩn được đẩy ra ngoài.
Cuối cùng làm tương tự như trên, kê cao và hong khô bằng quạt.
- Vệ sinh nệm cao su
Nệm cao su là loại nệm được sản xuất từ 100% mủ cao su thiên nhiên, cực kị tia cực tím, nhiệt nóng và hóa chất. Khi vệ sinh định kỳ loại nệm này, đầu tiên bạn cần tháo lớp áo nệm đem đi giặt sạch, sau đó làm sạch bề mặt nệm bằng máy hút bụi.
Lưu ý không chà xát mạnh tránh làm bong tróc, hủy hoại bề mặt nệm. Với những vết bẩn bám trên bề mặt nệm, bạn có thể dùng một chiếc khăn thấm nước đã được vắt thật không để lâu qua, kế đó dùng khăn khô ấn xuống để thấm nước vào khăn. Việc này làm tương tự khi nệm bị ướt do em bé tè dầm hay đổ nước trên bề mặt nệm.
Cuối cùng để đệm khô tự nhiên hoặc dùng quạt thổi vào chỗ ướt. Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa với nệm cao su cũng như đêm đi phơi nắng hoặc dùng máy sấy, bàn ủi làm khô chỗ ướt. Để hút ẩm, khử mùi, trả lại bề mặt trơn láng và giúp nệm có mùi thơm dễ chịu hơn, bạn có thể rắc một lượng phấn vừa đủ cũng được nhé!
- Vệ sinh nệm lò xo:
Nệm lò xo là loại nệm được tạo thành hệ thống con lò xo bằng thép kết hợp với nhiều lớp đệm, nệm lò xo có độ đàn hồi cao và êm lưng nhưng không tốt cho những người bị đau lưng hoặc có các vấn đề về cột sống đâu nhé.
Hệ thống lò xo của nệm đều được xử lý nhiệt kỹ lưỡng trước khi đưa vào thành phẩm nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề nệm bị ướt hay rỉ sét lò xo. Trong trường hợp làm đổ nước lên nệm lò xo, bạn có thể hong khô dưới ánh nắng mặt trời, quạt máy hoặc máy sấy làm khô.
2.4. Phơi nệm
Cứ tới mỗi kỳ vệ sinh nệm, ngoài việc giặt sạch tấm ga, chăn, mền…thì bạn cũng nên phơi nệm ở những chỗ thoáng, tránh ánh nắng hoặc tác động nhiệt trực tiếp. Cách này không chỉ giúp nệm mau khô mà còn khử mùi khó chịu, lâu ngày bên trong.
2.5. Tránh tiếp xúc các nguồn nhiệt cao
Mặc dù dòng nệm lò xo có thể tiếp xúc với ánh nắng hay nhiệt từ máy sấy nhưng nhà sản xuất sẽ không khuyến khích bạn sử dụng nguồn nhiệt cao để làm khô nệm thường xuyên. Thay vào đó vẫn nên phơi khô trước gió quạt hoặc để khô tự nhiên.
Hầu hết với tất cả các loại nệm, đặc biệt nệm cao su tự nhiên, không nên tiếp xúc trực tiếp với các nguồn nhiệt cao như kể trên hoặc đặt đồ ăn, thức uống nóng trên bề mặt làm giảm tuổi thọ của nệm.
2.6. Tuân thủ trọng lượng nâng đỡ tối đa của nệm
Nệm lò xo là một trong những loại nệm bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt về giới hạn cân nặng cũng như trọng lượng tối đa của nệm. Nếu vượt qua số cân nặng cho phép, nệm sẽ dần bị trũng xuống và mất khả năng nâng đỡ.
Để đảm bảo tính bền lâu của nệm, trước khi mua, bạn nên hỏi rõ các nhân viên tư vấn về điều này cũng như thời gian bảo hành của sản phẩm nếu chẳng may nệm bị trũng xuống.
2.7. Không để bọ rệp “chiếm đóng” trên nệm
Sau một thời gian sử dụng, nệm thường bị xâm chiếm bởi các loại bọ rệp cư ngụ, đặc biệt ở những khu vực nóng ẩm như Việt Nam thì điều này là không thể tránh khỏi. Loài sinh vật này tuy rất nhỏ bé nhưng khiến chúng ta gặp không ít rắc rối từ những vết cắn đỏ, sưng, ngứa khắp người và làm hư hại cấu trúc của nệm.
Để diệt và ngăn ngừa bọ rệp, bạn có thể dùng bột baking soda rắc lên các khu vực nghi ngờ có sinh vật này và để nguyên trong 30 phút rồi dùng máy hút bụi hoặc chổi quét đi. Bột baking soda có tác dụng hút nước từ bọ rệp và tiêu diệt chúng nhanh chóng, bảo vệ chiếc nệm và các thành viên trong gia đình bạn.
2.8. Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm: Không nhún nhảy trên nệm
Những cảnh phim nhún nhảy trên nệm rất thơ và mơ trên tivi không được khuyến khích nếu bạn muốn chiếc nệm nhà mình được bền lâu. Việc nhún nhảy, dùng lực mạnh để tác động lên nệm có thể khiến nệm bị lún, mất độ đàn hồi, không còn nâng đỡ được cơ thể của bạn.
Thêm vào đó, việc nhún nhảy trên nệm đối với trẻ nhỏ khi vui quá dễ mất kiểm soát có thể khiến bé bị chấn thương, gãy chân tay do rơi xuống đất, chạm mạnh vào giường. Với những gia đình đặt nệm trên các loại giường gỗ truyền thống, việc nhún nhảy thường xuyên sẽ khiến các thanh đỡ của giường bị gãy, gây nguy hiểm cho các bé.
2.9. Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm: Không cho thú cưng lên giường
Những sợ lông thú tích trữ từ ngày này sang ngày khác có thể khiến nệm và giường bị bẩn nhanh hơn. Thêm nữa, móng tay nhọn của thú cưng có thể phá hoại bề mặt khiến nệm nhanh chóng bị hư hỏng hơn. Nếu không tránh khỏi việc thú cưng nhảy lên giường thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ lông thú sau mỗi lần để hạn chế bụi bẩn nhé!
2.10. Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm: Chọn nệm phù hợp với kích thước của giường
Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm là muốn sử dụng nệm được lâu, cần lưu ý để chọn đúng nệm phù hợp với từng kích thước của giường. Để làm được điều này, khi mua giường ngủ, nên chọn các loại giường có bề mặt bằng phẳng, khô thoáng.
Sau khi đã có kích thước giường, bạn có thể lựa chọn nệm có kích thước phù hợp để giúp nâng đỡ được tốt hơn, hạn chế các tổn hại tới dáng, form của nệm, giảm sức bền.
2.11. Bí quyết tăng tuổi thọ các loại nệm: Sử dụng tấm bảo vệ nệm
Tấm bảo vệ nệm chính là bí quyết giúp tăng tuổi thọ cho nệm mà không phải ai cũng biết. Sử dụng tấm bảo vệ nệm có thể ngăn ngừa mồ hôi thấm lên nệm làm nệm ẩm mốc mất vệ sinh, giữ cho nệm luôn được sạch sẽ. Hơn nữa, tấm bảo vệ nệm còn có độ mềm mại và êm ái cao, giúp bạn có một đêm ngon giấc.
Hiện nay, Vua Nệm đang cung cấp một số sản phẩm bảo vệ nệm như Tấm lót bảo vệ nệm Doona 01 lớp, Bảo vệ đệm Doona Bamboo chống thấm,… Các sản phẩm này đều có độ thấm hút tốt, mềm mại, khả năng nâng đỡ cột sống mang đến cảm giác dễ chịu cho người dùng.
2.12 Giặt sạch ga giường thường xuyên
Đơn giản mà hiệu quả, việc thường xuyên giặt phơi và làm sạch ga giường sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ nệm mà cần không phải tốn kém thêm bất cứ chi phí nào. Thao tác này không chỉ đảm bảo rằng ga giường luôn sạch đẹp mà còn góp phần bảo vệ sản phẩm khỏi những vết bẩn hoặc hơi ẩm do mồ hôi. Đây cũng là cách làm nhanh gọn giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Tần suất giặt ga giường lý tưởng nhất được các chuyên gia khuyến nghị là ít nhất 1 lần mỗi tuần.
2.13 Làm sạch các vết bẩn ngay lập tức
Trong quá trình sử dụng, việc giường ngủ bị dính bẩn là điều rất dễ xảy ra. Lúc này, thay vì để vết bẩn khô lại hoặc làm sạch sau, người dùng nên ưu tiên việc xử lý vết bẩn đó càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn làm sạch sản phẩm nhanh chóng và hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn đến kết cấu nệm.
Khi làm sạch bề mặt giường nệm, người dùng tuyệt đối không được sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh. Tốt hơn hết hãy dùng baking soda, cồn hoặc hỗn hợp chanh – muối để xử lý chúng. Riêng nệm tối màu thì không nên dùng chanh để tránh hiện tượng tẩy trắng và khiến bề mặt sản phẩm không đều màu.
2.14 Không mang đồ ăn thức uống lên giường
Ăn uống trên giường là thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, không mấy ai nghĩ rằng hành động này lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cũng như độ bền của nệm.
Khi chúng ta dùng bữa trên giường, đồ ăn thức uống – nhất là dạng lỏng – rất dễ bị vương vãi ra ngoài. Đó là chưa kể đến những vết bẩn nhỏ mà mắt thường khó nhận thấy. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ tạo điều kiện cho các loại côn trùng như kiến, gián,… tấn công và gây hư hại đáng kể.
2.15 Khử mùi nệm thường xuyên
Khi chúng ta nằm ngủ, cơ thể sẽ liên tục toát mồ hôi cũng như sản sinh ra các tế bào da chết. Chính vì vậy, nếu không vệ sinh kỹ sẽ khiến cho chiếc nệm có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến trải nghiệm thư giãn cũng như giấc ngủ của người dùng. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã khử mùi cho khu vực giường nệm bằng baking soda tối thiểu 6 tháng 1 lần.
Trên đây là một số bí quyết hiệu quả để tăng tuổi thọ các loại nệm và vệ sinh nệm cho gia đình của bạn. Tuy nhiên, việc cố gắng vệ sinh nệm để tăng thời gian sử dụng thì cũng có giới hạn nhất định. Bạn nên thay mới khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và người thân yêu trong gia đình.
>>> Mời bạn đọc: Cách bảo quản nệm như thế nào?