Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là chứng bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân xảy ra, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bạn và người xung quanh. Vậy rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì? Đừng bỏ lỡ tìm hiểu trong bài viết này của Vua Nệm nhé!

1. Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì? 

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến những hành động hoặc các hành vi bất thường ở trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM). Người mắc chứng bệnh này thường có hành vi la hét, nghiến răng và làm hành động bạo lực như đấm đá ở trong giấc ngủ REM. Chứng bệnh này thường gặp ở nam giới từ trên 50 tuổi, rất hiếm thấy ở phụ nữ và trẻ em. 

Giấc ngủ REM là giai đoạn chu kỳ ngủ, xảy ra từ 1,5 đến 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Những nghiên cứu thống nhất chia giấc ngủ thành 2 giai đoạn là NREM (non rapid eye movement) và REM (rapid eye movement – Chuyển động mắt nhanh).

Tìm hiểu rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì
Tìm hiểu rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì

Khi giấc ngủ đi vào trạng thái REM, mắt sẽ chuyển động nhanh và liên tục có những giấc mơ, đồng thời cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt cơ. Trong khi đó những người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM, các tê liệt này không đầy đủ hoặc vắng mặt hoàn toàn. Sự thiếu tạm thời tê liệt cơ khiến cho người bệnh trở nên kích động về thể chất – người đó có thể nói chuyện, la hét, vung mạnh tay chân đánh nhau ở trong giấc ngủ.

Trong một số trường hợp, những người mắc rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể làm bị thương bản thân và cả những người ngủ cùng giường. Hành vi bạo lực thể chất sẽ gia tăng khả năng khi người này gặp một giấc mơ ác mộng và bạo lực. 

2. Triệu chứng của hội chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Một số biểu hiện của rối loạn hành vi giấc ngủ REM là: 

  • Có những hành vi liên quan đến cơ thể như đấm, đá, khua tay chân, nhảy khỏi giường để theo đuổi giấc mơ mang tính hành động hoặc bạo lực, điển hình như bị đuổi hoặc tự vệ khỏi một cuộc tấn công. 
  • Tự phát ra những tiếng ồn, chẳng hạn như tiếng cười nói, la hét, xúc động mạnh hay thậm chí là chửi bới.
  • Sau khi thức giấc, họ có thể nhớ lại được những gì mình đã thấy ở trong giấc mơ
Khi thức giấc họ có thể nhớ ra những gì mình thấy ở trong giấc mơ 
Khi thức giấc họ có thể nhớ ra những gì mình thấy ở trong giấc mơ

3. Nguyên nhân gây chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM là do đường dẫn truyền thần kinh trong não ngăn cản cơ vận động trong giai đoạn REM bình thường hoặc khi ngủ mơ, dẫn đến cơ thể bị tê liệt tạm thời. Trong rối loạn hành vi giấc ngủ REM, con đường này bị gián đoạn, do đó bạn có thể thực hiện giấc mơ của mình bằng hành động tay chân hay tạo ra tiếng ồn. 

Bên cạnh đấy, rối loạn giấc ngủ có thể xuất phát từ việc cơ thể phản ứng bất lợi với một số loại thuốc trong quá trình cai nghiện. Người đang cai nghiện rượu thường mắc phải hội chứng này. 

4. Những yếu tố nguy cơ chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Hiện nay chưa có nguyên nhân nào trực tiếp gây ra rối loạn hành vi giấc ngủ REM, nhưng chắc chắn một điều rằng những người mắc chứng bệnh này có thể tiến triển nghiêm trọng ở vấn đề nhận thức và thần kinh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh mà bạn nên chú ý:

Nam giới trên 50 tuổi là đối tượng thường mắc phải triệu chứng rối loạn này. Dù vậy, ngày càng có nhiều phụ nữ cũng được chẩn đoán mắc phải bệnh này, nhất là người dưới 50 tuổi. 

Nhà thần kinh học đã phát hiện ra rằng rối loạn hành vi giấc ngủ REM phổ biến ở bệnh nhân mắc những bệnh thoái hoá thần kinh như parkinson, teo đa hệ thống (MSA), mắc bệnh thể Lewy lan toả… Người bị chứng ngủ rũ có có thể bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này. 

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể là tiền thân của một số bệnh thoái hoá cơ tim. Cũng theo một nghiên cứu cho thấy 38% bệnh nhân mắc chứng rối loạn này phát triển triệu chứng bệnh Parkinson khoảng 12 đến 13 năm sau đó. 

Có nhiều yếu tố nguy cơ đến chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM
Có nhiều yếu tố nguy cơ đến chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Ngoài ra, chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM còn liên quan đến sự thờ ơ, điểm số chú ý thấp hay các vấn đề nhận thức, vấn đề về chức năng điều hành và lo lắng. Hơn nữa, nó cũng có thể là phản ứng bất lợi của các loại thuốc và có thể xảy ra trong cả quá trình cai nghiện nghiêm ngặt. Theo đó, người nghiện rượu đột ngột thiếu rượu có thể gặp chứng bệnh này.

Những bằng chứng gần đây cho thấy cũng có thể có một số yếu tố nguy cơ cá nhân, môi trường cụ thể đối với chứng bệnh này như những người tiếp xúc hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu, hoặc người có tiền sử chấn thương vùng đầu.

5. Làm thế nào để chẩn đoán chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM? 

Hiện nay, có một số loại rối loạn giấc ngủ có thể bị nhầm lẫn với rối loạn hành vi giấc ngủ REM. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được quan sát suốt đêm. Hoạt động của não và các cơ được theo dõi trong suốt chu kỳ giấc ngủ. 

Vì chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể là tiền thân của các loại rối loạn thoái hoá thần kinh như chứng sa sút trí tuệ và bệnh Parkinson, do đó bạn nên hỏi chuyên gia về thần kinh nếu một người gặp triệu chứng này. Những dấu hiệu và triệu chứng Parkinson có thể không xuất hiện trong vòng 10 năm sau khi tiến hành điều trị rối loạn hành vi giấc ngủ REM, do đó bệnh nhân nên đi thăm khám thường xuyên. 

6. Cách chăm sóc giấc ngủ chẩn đoán chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Việc thay đổi môi trường giấc ngủ sẽ giúp bạn và những người ngủ chung cảm thấy an toàn hơn ở trong giấc ngủ, đó là:

  • Không nên nằm giường quá cao
  • Nên di chuyển những đồ vật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như vật sắc nhọn ra khỏi phòng ngủ. 
  • Làm thêm các thanh chặn ở xung quanh giường ngủ
  • Không nên thiết kế phòng ngủ với nhiều đồ nội thất
  • Cửa sổ phòng ngủ nên lắp thêm hệ thống khung bảo vệ
  • Khi những triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân nên ngủ một mình để tránh gây tổn hại đến bạn cùng giường.
  • Có thể dùng thêm một số liệu pháp tâm lý như thư giãn, nghỉ ngơi, học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá sức, nên tập thiền mỗi ngày. 
  • Sử dụng bộ chăn ga gối nệm mềm mại, êm ái, giúp cơ thể được thư giãn ở trong từng giấc ngủ. 
Cách ngủ ngon cho người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM
Cách ngủ ngon cho người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Trên đây là những thông tin hữu ích về rối loạn hành vi giấc ngủ REM mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để từ đó có thể chăm sóc cho giấc ngủ của mình và những người thân yêu. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM