Sức khỏe giấc ngủ

Giải mã chứng rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ 

CẬP NHẬT 04/08/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Nếu bạn đang thắc mắc về chứng rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ hoặc đang mắc phải các vấn đề liên quan tới nó thì nhất định không được bỏ lỡ bài viết này nhé!

1. Rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ là gì?

Rối loạn nhịp ngủ thức không theo 24h là gì
Rối loạn nhịp ngủ thức không theo 24h là gì?

Rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ (N24SWD) là một trong những dạng rối loạn nhịp sinh học. Những người mắc chứng rối loạn này có thời gian ngủ dường như không nhất quán. Thói quen ngủ – thức của họ không tuân theo thời gian ngủ như người “bình thường” vào ban đêm.

Thời gian ngủ của những người mắc chứng N24SWD có xu hướng thay đổi muộn dần dần một chút mỗi ngày. Thời gian ngủ và thời gian thức dậy của họ tiếp tục trở nên muộn hơn và muộn hơn mỗi ngày. 

Đối với người bình thường, nhịp sinh học dài hơn 24 giờ một chút. Mỗi ngày, ánh sáng ban mai và các thói quen như đặt đồng hồ báo thức sẽ góp phần giúp chúng ta thức dậy theo lịch trình 24 giờ.

Giả sử không có ánh sáng hay đồng hồ báo thức, thời gian thức dậy của mọi người sẽ trôi đi ngày càng muộn hơn. Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng chính đến việc thiết lập lại đồng hồ sinh học của não bộ. Đây là lý do tại sao nhiều người mù mắc chứng N24SWD này.

Khi giấc ngủ trễ hơn một chút mỗi ngày, N24SWD có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn nhịp sinh học khác. Thời gian đi ngủ dần dần trở nên muộn hơn cũng có nghĩa là bạn sẽ không ngủ được cho đến sáng. Có vẻ như bạn đã mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn.

Sau những ngày đi ngủ muộn hơn và muộn hơn, bạn có thể gặp những cơn buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Sau nhiều ngày hơn, bạn lại bắt đầu buồn ngủ hơn vào đầu giờ chiều và buổi tối. Có vẻ như lúc này bạn đang trải qua chứng rối loạn giấc ngủ đến sớm. Sau nhiều ngày hơn nữa, bạn sẽ trở lại giấc ngủ vào ban đêm bình thường. Sau đó, các giai đoạn kia lại tiếp tục lặp lại.

 người mắc chứng N24SWD
Thời gian ngủ của những người mắc chứng N24SWD có xu hướng thay đổi muộn dần

Đối với người mắc chứng rối loạn nhịp ngủ thức không theo 24 giờ, số giờ ngủ của họ không bị chia nhỏ như người mắc chứng nhịp thức ngủ không đều. Nhưng thời gian đi ngủ của họ không diễn ra vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nó tiếp tục trở nên muộn hơn và muộn hơn mỗi ngày.

Người có N24SWD có thể gặp các tình trạng sau:

  • Có một chu kỳ giấc ngủ dường như ngày càng muộn hơn mỗi đêm
  • Thức dậy muộn hơn và muộn hơn mỗi ngày mà không có bất kỳ sự gián đoạn do yếu tố bên ngoài nào.

2. Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ là gì?

Hơn 50% số người mù mắc chứng N24SWD. Đối với những người mù vẫn có thể sinh hoạt như người bình thường, nghiên cứu cho thấy bộ não của họ vẫn hình thành 1 “con đường” kết nối đến phần não hoạt động như đồng hồ sinh học.

Chiếc đồng hồ của này có thể hoạt động nhờ các tín hiệu thời gian khác ngoài ánh sáng. Nhưng phần lớn những người mù sẽ gặp một số loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. 

Ánh sáng hàng ngày và các thói quen sinh hoạt là những yếu tố quan trọng trong việc thiết lập lại đồng hồ ngủ của chúng ta. Một số thói quen khi ngủ có thể tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp ngủ thức 24 giờ, đặc biệt là ở những người dễ bị rối loạn đồng hồ sinh học.

người mù mắc chứng N24SWD
Hơn 50% số người mù mắc chứng N24SWD.

Nếu bạn không được tiếp xúc với ánh sáng hàng ngày thì bạn rất dễ mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ này. Khi đó, thời gian ngủ của bạn có thể diễn ra ngày càng muộn hơn. Cơ thể của bạn sẽ không có tín hiệu thời gian bình thường giống như nhịp sáng – tối, ngày – đêm diễn ra xung quanh bạn. 

Một số người gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ này có thể phát triển thêm rối loạn tâm thần hoặc rối loạn nhân cách. Rối loạn này cũng có thể xảy ra ở những người lạm dụng chất gây nghiện. 1 người cũng có thể gặp vấn đề này nếu họ mắc các dạng rối loạn thần kinh. 

3. Chẩn đoán rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc chứng N24SWD, bạn nên thăm khám bác sĩ sớm. Rối loạn này có thể gây những vấn đề liên quan tới công việc, gia đình cùng các mối quan hệ.

Chu kỳ giấc ngủ của bạn dần dần di chuyển vào và vượt ra khỏi thời gian ngủ bình thường. Bạn không có một giờ ngủ cố định, dù sớm hay muộn. Đôi khi thời gian ngủ chính là vào ban đêm và đôi khi là vào ban ngày.

Những người mắc chứng rối loạn này gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ và hoàn thành một số nhiệm vụ. Một số người cũng thử các liệu pháp hành vi hoặc thuốc để khắc phục vấn đề.

nguyên nhân mắc chứng rối loạn nhịp thức ngủ không đều theo 24 giờ
Rối loạn này có thể gây những vấn đề liên quan tới công việc, gia đình cùng các mối quan hệ

Nếu không có phác đồ điều trị đúng, điều này chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng hiện tại. Một số có thể sa đà vào việc lạm dụng các chất kích thích như bia rượu hoặc thuốc ngủ để có thể vào giấc.

Khi thăm khám, bác sĩ có thể hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử bệnh thần kinh và thói quen giấc ngủ của bạn. Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về việc sử dụng thuốc và rượu cũng như tiền sử gia đình của bạn. Đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ của bạn về các câu hỏi này.

Bạn nên thành thật chia sẻ với bác sĩ nếu từng có bất kỳ hành động sử dụng ma túy, rượu và thuốc nào trong quá khứ hoặc hiện tại hoặc bạn đã từng có bất kỳ rối loạn giấc ngủ/ thần kinh nào khác.

Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu viết nhật ký giấc ngủ để ghi lại các thói quen giấc ngủ tự nhiên và thời gian thức dậy trong vài tuần. Một hình thức khác là bạn sẽ làm 1 bảng đánh giá giấc ngủ của mình. Đây là một bảng gồm câu hỏi đơn giản mà thôi. 

Việc chẩn đoán N24SWD được thực hiện lâm sàng kết hợp viết nhật ký giấc ngủ. Một phương pháp chẩn đoán khác được áp dụng được gọi là Actigraphy, sử dụng 1 thiết bị ghi lại thói quen đi ngủ của người bệnh trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần. Thông thường, thiết bị này trông giống như một chiếc đồng hồ đeo tay và bạn sẽ đeo nó cả ngày lẫn đêm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể phương pháp thử nghiệm khác để đo nhiệt độ cơ thể hoặc mức melatonin. Thông thường, các phương pháp này được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

viết nhật ký giấc ngủ
Bạn có thể được yêu cầu viết nhật ký giấc ngủ để ghi lại các thói quen giấc ngủ

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng chứng rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ có liên quan đến vấn đề thần kinh hoặc các bệnh lý khác thì bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm máu, chụp CT hoặc MRI.

4. Điều trị rối loạn nhịp thức ngủ không 24 giờ như thế nào?

Điều trị chứng rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ (N24SWD) được thực hiện dựa trên mục đích là cố gắng tăng cường kích thích để thiết lập lại đồng hồ ngủ trong não. Thông qua đó người bệnh sẽ có được 1 giấc ngủ dài vào ban đêm và thời gian thức dài vào ban ngày.

4.1. Bổ sung Melatonin

Bổ sung Melatonin là một phương pháp điều trị khả thi cho người lớn mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về giấc ngủ của mình để xác định thời gian và liều lượng melatonin thích hợp.

4.2. Điều trị bằng ánh sáng

Đối với những người bị cận thị, điều trị bằng ánh sáng là một cách giúp đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động bình thường. Các thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. 

4.3. Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ cũng là 1 phần quan trọng trong quá trình điều trị

Vệ sinh giấc ngủ cũng là 1 phần quan trọng trong quá trình điều trị chứng rối loạn nhịp thức ngủ không 24 giờ. Việc tuân thủ các quy tắc vệ sinh giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn đi ngủ đều đặn theo đúng giờ giấc. Các nghiên cứu về chứng rối loạn giấc ngủ này vẫn đang được tiếp tục thực hiện để giúp những ai không may mắn mắc phải sớm có thể tìm được giấc ngủ ngon mỗi đêm. 

XEM THÊM:

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chứng rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ hiếm gặp này. Chúc bạn luôn ngủ ngon sống trọn!

Nguồn tham khảo: https://sleepeducation.org/sleep-disorders/non-24-hour-sleep-wake-rhythm/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên