Rối loạn nhịp điệu giấc ngủ liên quan đến giấc ngủ là 1 dạng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của nhiều người. Nếu bạn đang phân vân không biết mình hoặc người thân đang có mắc các triệu chứng của dạng rối loạn giấc ngủ này hay không thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
1. Rối loạn nhịp điệu giấc ngủ là gì?
Trước khi tìm hiểu rối loạn nhịp điệu giấc ngủ là gì, chúng ta cần nắm được khái niệm về đồng hồ sinh học. Đúng như tên gọi, đây là chiếc đồng hồ bên trong cơ thể, điều khiển các quá trình sinh học, nhịp ngủ – thức theo 1 chu kỳ cố định và khỏe mạnh nhất. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ngủ và thức theo 1 lịch trình nhất quán.
Khi mắc rối loạn chuyển động nhịp điệu liên quan đến giấc ngủ (gọi tắt RMD) là 1 dạng rối loạn liên quan đến giấc ngủ, thường xuất hiện ở trẻ em. Triệu chứng dễ thấy nhất bé nghe thấy các âm thanh vo ve khó chịu lặp đi lặp lại. Hiện tượng này còn đi kèm những chuyển động lặp lại của cơ thể.
Các đợt RMD thường xảy ra khi bé ngủ hoặc đang thiu thiu vào giấc. Hoặc khi con đang nghe nhạc/ ngồi trên xe.
Về tần suất, con có thể lặp 1 hoặc 2 chuyển động cứ sau 1 đến 2 giây. Một đợt RMD thường sẽ kéo dài tới 15 phút. Các chuyển động có thể dừng lại khi có tiếng ồn, chuyển động ngắt ngang hoặc khi có 1 giọng nói phát ra làm phiền đến đứa trẻ. Những đứa trẻ (độ tuổi đủ lớn để nói chuyện) thường sẽ không nhớ lại được sự kiện này vào buổi sáng thức dậy.
Những hành động này là phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em bình thường. Nếu chỉ xuất hiện các chuyển động lặp lại này thì không đủ điều kiện để được xem là 1 dạng rối loạn.
Nó chỉ là rối loạn nếu các hành động đó gây tổn thương nghiêm trọng cho con bạn hoặc làm rối loạn giấc ngủ của bé. Ngoài ra, những tiếng ồn có thể làm phiền các thành viên khác trong gia đình.
Việc lo lắng là chuyện bình thường, cha mẹ nên trao đổi về các hành động của con trẻ với những người chăm sóc con, các thành viên trong gia đình hoặc người giữ trẻ.
2. Các dạng rối loạn nhịp điệu giấc ngủ
Rối loạn nhịp điệu giấc ngủ có nhiều dạng khác nhau. Cụ thể:
- Chuyển động lắc lư cơ thể – Con bạn có thể đung đưa toàn bộ cơ thể hoặc đung đưa phần thân trên của mình khi ngồi dậy.
- Đập đầu – Điều này thường xảy ra khi đứa trẻ nằm úp mặt xuống. Bé có hành động ngẩng đầu hoặc toàn bộ phần trên cơ thể. Sau đó, đập mạnh đầu xuống gối hoặc nệm. Hành động này được lặp đi lặp lại. Nó cũng có thể xảy ra khi con bạn đang ngồi. Bé sẽ liên tục đập đầu vào tường hoặc đầu giường. Có thể đi kèm chuyển động đung đưa cơ thể như tay, đầu gối…
- Lắc đầu/quay đầu liên tục (còn có tên gọi là Jactatio Capitus Nocturna) – Là hiện tượng bé lắc đầu hoặc lăn đầu qua lại liên tục, thường xảy ra khi bé nằm ngửa.
Trong các dạng RDM trên, đập đầu là tình trạng nghiêm trọng nhất, có nguy cơ gây thương tật cho bé. Những chuyển động mạnh thậm chí có thể gây ra tiếng động lớn do đứa trẻ đập đầu/người vào khung giường.
Các hình thức rối loạn chuyển động nhịp điệu liên quan tới giấc ngủ ít phổ biến khác là:
- Cơ thể lăn qua lăn lại
- Quẫy đạp chân liên tục
3. Các triệu chứng của rối loạn nhịp điệu giấc ngủ không nên xem thường
Dưới đây là các triệu chứng cho thấy con bạn có thể bị RMD:
- Bé thực hiện các chuyển động cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như lắc lư cơ thể, đập đầu hoặc lắc đầu qua lại.
- Những chuyển động cơ thể này có xu hướng xảy ra khi con bạn buồn ngủ hoặc đang ngủ.
- Những hành động này cản trở giấc ngủ của con bạn, khiến bé gắt ngủ hoặc gắt gỏng vào ban ngày hoặc thậm chí có thể gây ra các chấn thương cần điều trị.
Điều quan trọng nữa là phải biết liệu có yếu tố gì khác đang gây ra các vấn đề về giấc ngủ của con bạn hay không. RMD có thể là kết quả đi kèm của một trong những tình trạng sau đây:
- Rối loạn giấc ngủ khác
- Tác dụng phụ của thuốc
- Rối loạn sức khỏe tâm thần
4. Những yếu tố tăng nguy cơ rối loạn chuyển động nhịp điệu khi ngủ
Chứng RMD rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chuyển động cơ thể lặp đi lặp lại bắt đầu ở độ tuổi trung bình là 6 tháng. Chuyển động đập đầu bắt đầu ở độ tuổi trung bình 9 tháng. Khi được 9 tháng tuổi, 59% trẻ sơ sinh được báo cáo là có một trong các dạng cử động lặp lại sau đây:
- Cơ thể đung đưa (43%)
- Đập đầu (22%)
- Quay/lắc đầu liên tục (24%)
Ở 18 tháng tuổi, tỷ lệ chung giảm xuống còn 33%. Nó thường biến mất khi trẻ được hai hoặc ba tuổi. Đến năm tuổi, tỷ lệ này chỉ còn 5%.
RMD dường như xảy ra cả ở cả bé trai và bé gái với tỉ lệ như nhau. Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị lắc lư cơ thể có mức độ lo lắng cao hơn.
RMD hiếm khi được ghi nhận ở lứa thanh thiếu niên và người lớn. Nó có thể xuất hiện ở độ tuổi lớn hơn do chấn thương hệ thống thần kinh trung ương. Ở trẻ thành niên hoặc người lớn, những hành động này có thể liên quan đến một trong những điều sau đây:
- Khuyết tật về sức khỏe tâm thần
- Mắc chứng tự kỷ
- Các dạng rối loạn phát triển thần kinh khác
5. Chẩn đoán và chữa trị rối loạn chuyển động nhịp điệu giấc ngủ
Hầu hết trẻ em đều gặp những dấu hiệu rối loạn chuyển động nhịp điệu giấc ngủ và chúng tự động biến mất khi trẻ lớn. Đó là một phần phổ biến trong quá trình phát triển giấc ngủ của các bé.
Nếu điều này làm bạn lo lắng thì hãy chia sẻ suy nghĩ bạn với bác sĩ nhi khoa. Bên cạnh đó, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa về sức khỏe giấc ngủ nếu các cử động làm con bạn bị thương hoặc khiến trẻ không ngủ ngon.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ cần biết khi nào các chuyển động bắt đầu. Bác sĩ cũng sẽ muốn biết những gì khác đã xảy ra trong cuộc sống của con bạn. Bạn nên ghi chép lại nhật ký giấc ngủ của con mình trong ít nhất 2 tuần.
Hãy ghi lại bất kỳ thời gian cụ thể nào khi các hành động xảy ra. Nếu có thể, hãy quay video khi các sự kiện xảy ra để bác sĩ xem xét. Điều này sẽ cung cấp cho bác sĩ manh mối về những gì có thể gây ra các vấn đề của con bạn.
Bác sĩ sẽ cần biết lịch sử y tế đầy đủ của con bạn. Hãy chia sẻ chi tiết cho bác sĩ về bất kỳ việc sử dụng thuốc nào trong quá khứ hoặc hiện tại của bé. Ngoài ra, hãy cho bác sĩ biết nếu con bạn đã từng bị rối loạn giấc ngủ nào khác hay không.
Ở hầu hết trường hợp, không cần xét nghiệm để phát hiện chứng RMD. Bác sĩ có thể yêu cầu con bạn thực hiện một nghiên cứu về giấc ngủ nếu các chuyển động mang tính gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc nếu có lo ngại về các rối loạn giấc ngủ khác góp phần vào những hành vi này.
Nghiên cứu này được gọi là polysomnography. Nghiên cứu sẽ lập biểu đồ sóng não, nhịp tim và hơi thở của con bạn khi bé ngủ. Nó cũng ghi lại cách tay và chân con di chuyển. Polysomnography cũng sẽ giúp bác sĩ phát hiện nếu có các rối loạn khác, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ đang gây ra chứng RMD.
Nghiên cứu về giấc ngủ Polysomnography cũng sẽ ghi lại giấc ngủ của con bạn thông qua video. Điều này sẽ giúp ghi lại những khoảnh khắc khi con bạn di chuyển hoặc làm bất cứ điều gì bất thường trong đêm.
XEM THÊM:
- Chứng rối loạn giấc ngủ kinh niên ở người cao tuổi
- Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì? Triệu chứng, hậu quả và cách điều trị
Trên đây là tất cả những thông tin thú vị liên quan đến chứng rối loạn nhịp điệu giấc ngủ. Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn xoay quanh chủ đề này rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://sleepeducation.org/sleep-disorders/sleep-rhythmic-movement/