Sức khỏe giấc ngủ

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là gì? Mối quan hệ giữa ASD và giấc ngủ ở trẻ em

CẬP NHẬT 12/06/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Trong gần một thập kỷ nay, tỷ lệ mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở trẻ em ngày càng tăng cao, đồng thời cũng kéo theo những vấn đề về giấc ngủ. Việc mất ngủ thường xuyên cùng với các chứng ASD có thể làm trẻ hiếu động và hung hăng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Vậy làm cách để trẻ tự kỷ có thể ngủ ngon giấc? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu thêm về mối liên kết giữa ASD với giấc ngủ và cách giúp trẻ ngủ ngon hơn trong bài viết sau nhé.

1. ASD là gì? 

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một dạng khuyết tật phát triển gây ra bởi những sự khác biệt trong não bộ. Người mắc chứng ASD có khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn khi giao tiếp và luôn lặp đi lặp lại hành vi, hoạt động nhiều lần. Chính vì vậy, cuộc sống của những người ASD thường gặp nhiều khó khăn và cần sự giúp đỡ.

asd là gì
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là gì

Vào năm 2013, người ta đã gộp nhiều chứng bệnh tự kỷ với các triệu chứng giống nhau lại và gọi chung là ASD. Bốn trong số những chứng bệnh đã được gộp lại và chuẩn đoán dưới tên ASD thường gặp là: hội chứng Asperger, bệnh tự kỷ, rối loạn phân ly thời thơ ấu ở trẻ em và rối loạn phát triển lan tỏa.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa được làm rõ nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng các yếu tố môi trường và gen đều đóng vai trò quan trọng dẫn đến ASD. 

2. Mối quan hệ giữa ASD và giấc ngủ ở trẻ

2.1 Trẻ mắc ASD thường có vấn đề về giấc ngủ

Theo một nghiên cứu lớn nhất về các vấn đề giấc ngủ ở người tự kỷ được tiến hành năm 2019, khoảng 50%-80% trẻ tự kỷ thường có giấc ngủ ngắt quãng hoặc khó ngủ. Trẻ tự kỷ có khả năng mắc các chứng rối loạn giấc ngủ cao gấp đôi so với trẻ em bình thường.

2.2  ASD ảnh hưởng tới giấc ngủ thế nào?

Trong một nghiên cứu mang tên “Những vấn đề giấc ngủ và chứng tự kỷ” của nhóm nghiên cứu về tự kỷ ở Anh đã cho thấy một vài rắc rối thường gặp khi ngủ ở trẻ ASD:

_ Gặp khó khăn trong việc ngủ.

_ Thường thức giấc lúc nửa đêm, giấc ngủ đứt quãng.

_ Thức sớm vào buổi sáng, thời gian ngủ ngắn.

_ Thời gian ngủ ngày nhiều.

_ Lo lắng khi tới giờ ngủ.

biểu hiện của asd
Ảnh hưởng của asd tới giấc ngủ ở trẻ

3. Một số nguyên nhân dẫn đến các vấn đề giấc ngủ ở trẻ ASD

3.1 Đồng hồ sinh học thất thường

Nhịp đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của chúng ta dựa trên ánh sáng, nhiệt độ và một số yếu tố môi trường. Người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ASD thường có quá trình sản xuất melatonin không ổn định và ảnh hưởng đến nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể.

3.2 Các chứng bệnh tâm thần

ASD thường đi kèm với các triệu chứng như lo âu hoặc trầm cảm và kéo theo nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ ASD cũng có các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và dẫn đến việc dư năng lượng khi đến giờ đi ngủ.

3.3 Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc dùng cho ASD có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Nó có thể khiến cho trẻ cảm thấy dư năng lượng khi giờ ngủ đến hoặc ngủ nhiều vào ban ngày gây khó ngủ vào đêm.

3.4 Rối loạn giấc ngủ

Những trẻ tự kỷ thường có khả năng cao mắc các chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Trẻ thường mất nhiều thời gian để ngủ và tỉnh dậy thường xuyên trong đêm. Ngoài ra, trẻ cũng dành ít thời gian cho giấc ngủ REM hơn người bình thường. 

nguyên nhân của asd
Một số nguyên nhân dẫn đến các vấn đề giấc ngủ ở trẻ ASD

4. Các phương pháp giúp người mắc chứng ASD ngủ ngon

4.1 Liệu pháp hành vi nhận thức

Liệu pháp hành vi nhận thức được xem là một trong những liệu pháp có hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ ASD. Liệu pháp này được thiết kế để khuyến khích người bệnh ngủ nhiều hơn bằng cách cho họ biết về khoa học giấc ngủ và giúp họ tìm cách cải thiện thói quen giấc ngủ của mình. 

Đối với trẻ ASD, bố mẹ cần hiểu rõ thói quen ngủ, suy nghĩ, những ý kiến về việc ngủ và môi trường ngủ của trẻ. Việc tiến hành liệu pháp hành vi nhận thức thường bao gồm:

_ Hạn chế thời gian ngủ: Để trẻ có thể khỏe mạnh thì chúng ta cần phải có thời gian ngủ cần thiết phù hợp với từng độ tuổi. Hãy tham khảo thời gian ngủ cần thiết cho trẻ và chỉ cho trẻ nằm trên giường đúng khoảng thời gian ấy. Khi đó, trẻ sẽ dần quen với chiếc giường của mình và có thể bắt đầu tiếp nhận lịch trình ngủ phù hợp. 

_ Kiểm soát kích thích: Để hạn chế sự xao nhãng khi ngủ, bạn có thể cần phải loại bỏ những món đồ chơi hoặc game ra khỏi phòng ngủ của trẻ.
_ Làm quen với sự thư giãn: Hãy tập cho trẻ những hoạt động như thở sâu, thư giãn cơ bắp để toàn bộ cơ thể có thể thoải mái trước khi ngủ. Việc này sẽ giúp trẻ có cảm giác thư thả, giúp trẻ dễ ngủ hơn.

4.2 Liệu pháp ánh sáng

Bên cạnh liệu pháp hành vi nhận thức, liệp pháp ánh sáng cũng được rất nhiều bố mẹ tin dùng để cải thiện giấc ngủ cho trẻ ASD. Liệu pháp này thường được tiến hành bằng cách đặt một chiếc hộp truyền ánh sáng gần giường trẻ. 

Những chiếc đèn dùng trong liệu pháp sẽ khác rất nhiều so với đèn thông thường. Chúng được thiết kế để tạo ra ánh sáng giống với ánh sáng mặt trời tự nhiên nhưng không có tia UV gây hại. Bằng cách cho trẻ ngồi trước đèn từ 15-30 phút mỗi ngày sẽ có thể giúp tăng cường quá trình sản sinh melatonin trong cơ thể và giúp trẻ ngủ ngon hơn.

phương pháp điều trị asd
Các phương pháp giúp người mắc chứng ASD ngủ ngon

4.3 Phương pháp đào tạo giấc ngủ

Không chỉ áp dụng để giảm chứng lo âu khi ngủ riêng ở trẻ, phương pháp đào tạo giấc ngủ còn giúp ích rất nhiều với trẻ ASD. Trẻ ASD thường làm việc theo một quy trình được đặt ra nên việc tạo thêm một lịch trình giấc ngủ sẽ dễ dàng và tiện lợi cho trẻ. Lịch trình này thường bao gồm:

_ Mặc đồ ngủ.

_ Đánh răng.

_ Sử dụng nhà vệ sinh.

_ Rửa tay.

_ Nằm lên giường.

_ Đọc sách.

_ Tắt đèn.

5. Một số bí quyết dành cho bố mẹ

Bên cạnh các phương pháp trên, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo nhỏ Vua Nệm liệt kê dưới đây để giúp trẻ dễ ngủ hơn và có giấc ngủ chất lượng hơn. 

_ Chọn lựa thực phẩm: Một số loại thực phẩm có khả năng kích thích giấc ngủ một cách tự nhiên khi sử dụng trước giờ ngủ. Đó là các loại hạt, rau củ, thực phẩm làm từ sữa hoặc giàu canxi và maggie. Tryptophan trong gà tây, chuối và đậu cũng có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, các loại trái cây như cherry, nho hay dứa cũng bổ sung hàm lượng melatonin một cách tự nhiên cho cơ thể.

_ Thể dục: Các hoạt động thể dục vào ban ngày sẽ giúp tiêu hao năng lượng của trẻ khiến trẻ mệt mỏi vào buổi tối. Việc này có thể giúp trẻ ngủ nhanh hơn nhưng nên tránh các bài thể dục có cường độ nặng trước giờ ngủ nhé.

_ Phương pháp thư giãn: Hãy cho trẻ thử tập các phương pháp thư giãn trước giờ ngủ như ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc chỉ nằm trên giường với đèn tắt. Đây đều là hoạt động đơn giản nhưng vô cùng có công hiệu với trẻ đấy.

điều trị asd
Một số bí quyết dành cho bố mẹ trị ASD

Việc mất ngủ ở trẻ ASD sẽ đem lại nhiều vấn đề về sức khỏe cho trẻ. Thế nên, hãy đảm bảo trẻ có được một giấc ngủ ngon và chất lượng nhé. Vua Nệm hy vọng qua bài viết này có thể giúp các bố mẹ hiểu thêm về ASD cũng như các phương pháp giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/autism-and-sleep/

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team