REM sáng là gì? Hướng dẫn cách khắc phục REM sáng ở trẻ sơ sinh

CẬP NHẬT 07/08/2024 | Bài viết bởi: Ly Dương

Đối với những người làm bố mẹ, giấc ngủ của con trẻ là vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhất là những em bé sơ sinh. Bởi đây là giai đoạn vàng giúp con phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Trong đó, không ít bố mẹ lo lắng về tình trạng bé đang ngủ nhưng lại ậm oẹ, cựa quậy khi trời gần sáng. Tình trạng này được gọi là REM sáng – Mời bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này!

1. REM sáng là gì? 

REM sáng là chu kỳ REM ở trong giấc ngủ của em bé sơ sinh diễn ra vào thời điểm gần sáng sớm. Lúc này, em bé dù mắt vẫn nhắm tịt lại nhưng miệng sẽ phát ra âm thanh gầm ghè và khó chịu, đặc biệt bé trở mình qua lại nhiều hơn so với những thời điểm khác ở trong đêm. Hơn nữa các chu kỳ REM sẽ nối tiếp nhau liên tục, khiến bé dễ tỉnh giấc hơn bình thường. 

rem sáng là gì
Tìm hiểu REM sáng ở trẻ sơ sinh là gì

2. Tại sao có giai đoạn REM sáng ở trẻ sơ sinh? 

Chu kỳ giấc ngủ của con người được chia làm hai giai đoạn là REM (Rapid Eye Movement) và N-REM (Non Rapid Eye Movement). Ở người trưởng thành, giai đoạn REM chiếm từ 90 đến 120 phút, khoảng 25% tổng thời gian ngủ của mỗi người. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh giai đoạn này lại chiếm đến 50% thời gian giấc ngủ. 

Theo đó, giai đoạn REM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển giai đoạn của trẻ sơ sinh, lúc này dạ dày bé còn nhỏ nên chứa được lượng thức ăn rất ít. Ngủ ở chu kỳ REM giúp con có thể cảm nhận, não bộ kích hoạt để bé tỉnh dậy khi cảm thấy đói thay vì ngủ li bì cho đến khi quên ăn. Đó cũng là lý giải cho việc tại sao trẻ sơ sinh thường không ngủ lâu và thức dậy sau mỗi 3 giờ để bú. 

Ngoài ra, bé cũng cần có chu kỳ REM để học cách tồn tại, phát triển, bởi trong chu kỳ ngủ này, não bộ sẽ nhân bản, đây là giai đoạn con học làm chủ những giác quan cùng các bộ phận khác của cơ thể, đồng thời học các kỹ năng đầu đời có thể kể đến là nắm tay, lẫy, bò, đứng, ngồi, đi và học nói. 

Dù vậy, trong giai đoạn ngủ REM này, trẻ cũng rất dễ bị đánh thức mang đến những phiền toái nhất định cho bố mẹ. 

tại sao lại hình thành rem sáng ở trẻ sơ sinh
Giấc ngủ REM đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh 

3. Những sai lầm của bố mẹ khi giải quyết tình trạng REM sáng ở trẻ nhỏ 

Có nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy lo lắng khi con trải qua REM sáng và có những cách dỗ ngon đi vào giấc ngủ chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như khi thấy bé con ậm oẹ sẽ nghĩ là con đói nên thường cho con ti thêm sữa, ngậm vú giả… Tuy nhiên, việc làm này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bữa sáng, khiến con không còn thèm ăn. 

Bên cạnh đó, có không ít bố mẹ thấy con ré khóc sẽ bế con dậy để ru con vào giấc ngủ, nhưng đây vốn dĩ là thói quen không hề tốt dành cho trẻ nhỏ, vô tình khiến trẻ chỉ ngủ ngon khi được bố mẹ bế dỗ dành. 

Ngoài ra, sẽ có bố mẹ lựa chọn phương pháp đánh thức con dậy rồi ngủ lại, tuy nhiên điều hành sẽ phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của trẻ nhỏ, gây rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ không thể ngủ ngon và sâu giấc

3. Hướng dẫn xử lý tình trạng REM sáng đúng cách ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số mẹo mà bố mẹ có thể áp dụng giúp con vượt qua giai đoạn REM sáng dễ dàng: 

3.1. Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh

Để con trải qua giấc ngủ ngon, trọn vẹn suốt đêm dài thì không gian ngủ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Bố mẹ nên xây dựng cho con không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, sử dụng sản phẩm chăn ga gối êm ái, sạch sẽ và không gây hầm nóng, bí bách ở trẻ nhỏ. Có như vậy con sẽ dễ dàng trải qua giấc ngủ REM sáng hơn và không bị giật mình tỉnh giấc trong sự khó chịu, bức bối.

cách xử lý tình trạng rem sáng ở trẻ sơ sinh
Bố mẹ nên đảm bảo cho con không gian ngủ yên tĩnh và sạch sẽ

3.2. Giúp con ăn no trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bố mẹ nên cho con được ăn no để tránh tình trạng đói về đêm. Tuy nhiên tránh không cho bé ăn quá no sẽ gây tình trạng khó tiêu, nặng bụng khiến bé khó chìm vào giấc ngủ hơn. 

3.3. Thường xuyên kiểm tra bỉm của trẻ

Trong đêm dài, trẻ có thể quấy khóc vì nhiều lý do, trong đó có thể do bỉm bị ướt, bẩn… vậy nên bố mẹ nên kiểm tra bỉm của con thường xuyên và thay khi cần thiết. 

3.4. Hướng dẫn con theo nếp sinh hoạt ổn định

Khi con có nếp sinh hoạt ổn định, phù hợp sẽ giúp con có giấc ngủ dài và hiệu quả hơn vào ban đêm. Vậy nên tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn, bố mẹ có thể xây dựng cho con nhịp sinh học ổn định, phù hợp với bé nhà mình. Hiện nay có rất phương pháp nuôi dạy con như phương pháp EASY, phương pháp FERBER… để bố mẹ tham khảo. 

3.5. Hướng dẫn con tự ngủ

Khi bé ở trong trường hợp chỉ khóc nhỏ, ê a, đập chân… mà không tỉnh giấc thì có thể bé đang ở trong chu kỳ ngủ động bình thường, lúc này con chưa thật sự hỗ trợ, mẹ nên mặc kệ con, một lúc con sẽ chìm lại vào giấc ngủ. 

Khi con bị đánh thức trong giấc ngủ REM, bố mẹ có thể kiên nhẫn “bật nút chờ” không bế bé lên ngay lập tức, chỉ vài lần áp dụng con đã có thể tự vượt qua được REM sáng và tự đi ngủ mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. 

Bố mẹ nên tập cho tự ngủ trong giai đoạn REM 
Bố mẹ nên tập cho tự ngủ trong giai đoạn REM

3.6. Phương pháp Wake to Sleep

Phương pháp Wake to Sleep là cách để khắc phục giấc ngủ REM sáng, theo đó bố mẹ sẽ đánh thức trước khi bé tự thức tự giác đi vào giai đoạn REM, nhờ vậy sẽ giúp bé chuyển sang giai đoạn ngủ khác mà không cần sự hỗ trợ của bạn. 

Kết luận lại, sẽ có nhiều phương pháp để giúp trẻ vượt qua REM sáng và mỗi bé mỗi khác, mẹ nên theo dõi biểu hiện và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho em bé của nhà mình. 

>>>Đọc thêm: 

Hướng dẫn: 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn vào buổi tối

Những bài tập giúp ích cho giấc ngủ của bé

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc REM sáng là gì mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin và kiến thức bổ ích khi nuôi dạy con trẻ, chúc bạn thành công!

Đánh giá post