Trẻ ngủ sấp có sao không? Ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

CẬP NHẬT 09/09/2024 | Bài viết bởi: Ly Dương

Có khá nhiều trẻ vẫn đang giữ thói quen ngủ sấp. Tuy nhiên, đây có phải là một tư thế ngủ tốt? Không ít cha mẹ đã đặt ra thắc mắc trẻ ngủ sấp có sao không? Liệu có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ? Liên quan tới vấn đề này hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời!

Giải đáp thắc mắc trẻ ngủ sấp có sao không
Giải đáp thắc mắc trẻ ngủ sấp có sao không

1. Trẻ ngủ sấp có sao không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, ngủ sấp không phải là một tư thế ngủ tốt đối với cả trẻ lẫn người lớn. Thống kê cho thấy rằng, tỷ lệ trẻ bị đột tử khi ngủ chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 1 – 12 tháng tuổi và cao nhất ở nhóm trẻ từ 1 – 8 tháng tuổi. Dựa theo giới tính thì các bé trai có nguy cơ đột tử cao hơn so với các bé gái. Và một trong những nguyên nhân khiến trẻ đột tử khi ngủ là vì nằm sấp.

Vì vậy, trước thắc mắc trẻ ngủ sấp có sao không thì câu trả lời là CÓ. Tư thế này thực sự rất nguy hiểm đối với trẻ bởi:

  • Những trẻ có thói quen ngủ sấp nguy cơ đột tử cao hơn so với những tư thế ngủ khác, nhất là trẻ sơ sinh
  • Khi ngủ với tư thế nằm sấp sẽ gây nên áp lực lớn cho vùng hàm. Đồng thời, còn khiến đường hô hấp bị hẹp, khiến lưu lượng khí lưu thông trong cơ thể bị giảm
  • Ngủ úp sấp sẽ khiến trẻ áp sát mặt vào ga, gối làm trẻ hít thở khó khăn, không đều 
  • Nếu cha mẹ dùng nệm, gối quá mềm thì khi trẻ nằm úp sấp rất dễ bị ngạt thở, đột tử 
  • Trên ga, gối có chứa các vi khuẩn, thậm chí còn vô tình bám bụi, lông thú cưng. Vì vậy, nếu trẻ ngủ úp sấp rất dễ hít phải 
  • Nằm sấp khi ngủ còn làm phần bụng của trẻ tiếp xúc nhiều với nệm, ga, gối. Từ đó dẫn tới quá trình tản nhiệt cơ thể khó khăn, làm thân nhiệt tăng, tăng tiết mồ hôi và dẫn tới viêm da
  • Phần xương mặt của trẻ có thể bị biến dạng do nằm sấp ngủ trong thời gian dài
Nằm sấp có nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ
Nằm sấp có nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ

Trẻ khi đủ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể lật người thành thạo. Vì vậy, cha mẹ cần lưu tâm tới trẻ, nhất là khi trẻ ngủ để tránh trẻ nằm sấp và gặp phải những vấn đề nguy hiểm mà chúng tôi đã nêu trên. Tốt nhất hãy cố gắng rèn luyện thói quen ngủ ngửa thay vì ngủ sấp cho trẻ.

2. Khi nào nên cho trẻ nằm sấp khi ngủ 

Như giải thích ở phần trẻ ngủ sấp có sao không thì đây không phải là một tư thế ngủ tốt. Tuy nhiên, nguy cơ đột tử khi ngủ của trẻ sẽ giảm dần theo độ tuổi. Trẻ càng lớn thì nguy cơ đột tử khi ngủ càng thấp. Hơn nữa, trong một số trường hợp sau thì trẻ vẫn có thể nằm sấp nhưng phải lưu ý những điều sau:

  • Trẻ nằm sấp nhưng phải có sự quan sát trẻ liên tục để có thể kịp thời phát hiện ra tình trạng bất thường của trẻ, ví dụ như khó thở, ngạt thở 
  • Vệ sinh kỹ càng phòng ngủ, chăn màn, giường chiếu, gối đầu trước khi cho bé ngủ sấp để tránh khi ngủ trẻ tiếp xúc trực tiếp và hút phải vi khuẩn, bụi bẩn
  • Nếu tình trạng trẻ cần ngủ sấp thì nên cho bé làm quen với tư thế ngủ này từ từ. Ban đầu chỉ để trẻ ngủ sấp từ 3 – 5 phút, sau đó tăng dần thời gian lên 

3. Hướng dẫn cách giữ an toàn cho trẻ khi ngủ 

3.1. Không chọn nệm, gối quá mềm 

Trẻ ngủ sấp có sao không phục thuộc nhiều vào việc cha mẹ chọn gối và nệm như thế nào. Với những trẻ có thói quen ngủ sấp thì cha mẹ nên chọn mua nệm cứng, gối mỏng và dài đặt sâu dưới gáy hoặc không dùng gối. Nếu chọn nệm, gối quá mềm, có độ lún sâu thì khi ngủ trẻ dễ bị cản trở đường hô hấp và dẫn tới ngạt thở.

Đồng thời cũng không nên để các vật dụng như thú nhồi bông trên giường, không đắp chăn quá cao cho trẻ khiến trẻ bị che phủ phần đầu, mũi. 

Không để thú bông, đồ chơi trên giường ngủ của trẻ
Không để thú bông, đồ chơi trên giường ngủ của trẻ

3.2. Không che kín đầu trẻ

Cha mẹ thường sợ bé lạnh nên thường dùng chăn để giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ nên đắp chăn tới ngang ngực trẻ mà thôi. Bên cạnh đó, nên để 2 tay của trẻ ở ngoài chăn để tránh trường hợp chăn bị trẻ xê dịch lên cao hơn khi ngủ.

Chăn bị đắp hay xê dịch quá cao lên vùng đầu, thậm chí trùm qua đầu trẻ nếu không được phát hiện kịp thời có thể khiến trẻ bị ngạt thở khi ngủ. Ngoài ra, nên chọn chăn được làm từ các chất liệu mềm mại, mịn màng, có khả năng thông khí tốt, ví dụ vải màn hay cotton nhẹ.

3.3. Không nên làm trẻ cảm thấy nóng khi ngủ

Thân nhiệt của trẻ em tương đối cao. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ nhẹ nhàng, thoáng mát để khi ngủ được thoải mái. Tránh để trẻ mặc các đồ ôm, bó, chất liệu quá dày, quá chật khi ngủ. Bên cạnh đó, khi trẻ ngủ cha mẹ nên thường xuyên sờ vào da trẻ để kiểm tra xem trẻ có nóng không. 

Nhiệt độ phòng ngủ phù hợp nhất, giúp trẻ có được giấc ngủ ngon là từ 20 – 25 độ C. Nhiệt độ quá thấp sẽ khiến trẻ bị lạnh và quá cao lại làm trẻ bị nóng, đổ mồ hôi dẫn tới khó chịu, ngủ không ngon giấc.

3.4. Để trẻ ngủ cùng phòng nhưng không cùng giường 

Khi trẻ còn nhỏ cha mẹ nên để trẻ ngủ cùng phòng với mình. Như vậy cha mẹ sẽ tiện chăm sóc và theo dõi giấc ngủ của trẻ hơn. Đồng thời, trẻ cũng cảm thấy yên tâm hơn vì có cha mẹ ở bên. Tuy nhiên, cha mẹ nên đặt bé ngủ ở giường hoặc cũi, nôi riêng. Không nên ngủ cùng giường với trẻ. 

Có thể cho trẻ ngủ cùng phòng bố mẹ nhưng không cùng giường
Có thể cho trẻ ngủ cùng phòng bố mẹ nhưng không cùng giường

Khi trẻ ngủ cùng giường với cha mẹ có thể trong khi ngủ say, vô tình cha mẹ va chạm, đè phải trẻ sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, cha mẹ thường có xu hướng thích sử dụng chăn nệm mềm, dày. Trong khi loại chăn nệm này lại không phù hợp để trẻ sử dụng.

>>> Đừng bỏ lỡ: Khi nào thì trẻ có thể nằm sấp? Gợi ý biện pháp phòng ngừa an toàn khi trẻ nằm sấp

4. Hướng dẫn cách tập thói quen ngủ đúng tư thế cho trẻ

Khi hiểu rõ trẻ ngủ sấp có sao không thì các cha mẹ có con đang ngủ theo tư thế này đều muốn thay đổi tư thế ngủ cho con. Một trong những tư thế ngủ được khuyến khích với các trẻ là nằm ngửa. Để có thể giúp trẻ chuyển từ thói quen nằm sấp sang nằm ngửa cha mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Khi trẻ bắt đầu ngủ cha mẹ nên đặt trẻ nằm ở tư thế nằm ngửa. Đặc biệt chú ý, không nên để trẻ nằm nghiêng vì tư thế này khá thuận lợi để trẻ lật người, chuyển sang tư thế nằm ngủ sấp 
  • Nếu trẻ đã đủ 1 tuổi thì cha mẹ sau khi đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa có thể dùng một tấm chăn để đắp cho trẻ. Nhưng cần cố định chăn để tránh khi ngủ, trẻ cử động khiến chăn trùm lên mặt. Khi cố định chăn không nên quá định quá chặt vì có thể làm trẻ khó chịu nhưng nếu cố định quá lỏng cũng dễ khiến trẻ trở mình nằm sấp. Tốt nhất nên cố định chăn sao cho chân của trẻ càng gần với mép cuối chăn càng tốt
  • Cho trẻ đắp chăn mỏng và đặt 2 tay của trẻ ra ngoài, đè lên chăn. Như vậy vừa tránh chăn bị xô lệch, trùm lên đầu lại giữ chặt được chăn, hạn chế trẻ thay đổi tư thế ngủ sang nằm sấp 

Như vậy là Vua Nệm đã giải đáp cho các cha mẹ câu hỏi trẻ ngủ sấp có sao không và ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe. Rõ ràng đây không thực sự là một tư thế ngủ tốt nhưng lại có rất nhiều trẻ đang duy trì tư thế ngủ này. Nếu con bạn cũng đang ngủ với tư thế nằm sấp thì nên rèn luyện tư thế ngủ mới cho con để đảm bảo an toàn sức khỏe của con. 

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM