Sức khỏe giấc ngủ

Giải mã hiện tượng nói mớ khi ngủ

CẬP NHẬT 30/05/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Bạn đã bao giờ nói mớ khi ngủ? Hay có ai đã từng nói rằng bạn nói mớ khi ngủ chưa? Bạn lo âu cho tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn thấy áy náy khi làm phiền mọi người xung quanh vì bệnh nói mớ của mình? Đừng quá lo lắng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng nói mớ và phương pháp khắc phục hiện tượng này nhé!

1. Thế nào là nói mớ khi ngủ?

Nói trong lúc ngủ, thường được dân gian gọi là nói mớ (tên khoa học là somniloquy) là một hiện tượng sinh lý bình thường, không gây bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với cơ thể. Hiện tượng nói mớ khi ngủ thường xuất hiện trong chu kỳ ngủ REM – giai đoạn ngủ mơ và mắt chuyển động nhanh.

Người nói mớ khi ngủ thường không ý thức được mình đang nói gì, cũng như không nhớ điều mình đã nói sau khi thức giấc. Việc nói mớ thường xảy ra rất nhanh, chỉ từ vài giây đến vài phút. Ngoài ra, việc nói mớ ở mỗi người cũng khác nhau. Trên thực tế, có người nói mớ thành tiếng một cách rõ ràng như đang tỉnh táo, nhưng lại có người nói không thành tiếng hay chỉ lầm bầm những câu lộn xộn, vô nghĩa.

Hiện tượng ngủ nói mớ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ, vì vậy nó cũng không được xem là một dạng rối loạn giấc ngủ.

Người nói mớ khi ngủ
Người nói mớ khi ngủ thường không ý thức được mình đang nói gì, cũng như không nhớ điều mình đã nói

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nói mớ

Khi tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, con người thường xuất hiện tình trạng nói mớ khi ngủ. Vì khi đó, nhịp thở thường tăng nhanh, các cơ trên cơ thể hoạt động liên tục làm tăng cường hoạt động của vỏ não. Do đó, giấc mơ xuất hiện, có người chỉ thấy cơn mơ trong tiềm thức, nhưng có người lại nói mớ thành tiếng.

Một số nguyên nhân phổ biến khác gây ra tình trạng nói mớ khi ngủ:

  • Tâm lý căng thẳng
  • Yếu tố di truyền
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một loại thuốc trị bệnh khác

Ngoài ra, chứng mất ngủ hay ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói mớ.

 xuất hiện tình trạng nói mớ khi ngủ.
Khi tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, con người thường xuất hiện tình trạng nói mớ khi ngủ.

3. Các đối tượng thường nói mớ khi ngủ

Thực tế, chứng nói mớ thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên. Có khoảng 50% trẻ từ 3-10 tuổi thường gặp chứng nói mớ trong lúc ngủ. Hiện tượng này sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên.

Còn ở người lớn, chứng nói mớ chỉ xuất hiện khoảng 5% dân số trên thế giới. Hầu hết những người nói mớ ở độ tuổi trưởng thành thường có tâm lý căng thẳng, hay chịu nhiều áp lực công việc. Một nghiên cứu năm 1996 đã chỉ ra rằng, hiện tượng nói mớ thường xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ giới, vì nam giới thường có xu hướng sử dụng chất kích thích nhiều hơn cũng như chịu nhiều áp lực trong cuộc sống hơn phụ nữ.

Nếu chứng nói mớ xuất hiện ở độ tuổi 50 trở lên và dần trở nên liên tục, dày đặc, thì đây không còn là một vấn đề sinh lý. Bạn hoặc người thân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị, vì đó là biểu hiện của chứng Parkinson (chứng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi). 

 áp lực công việc.
Hầu hết những người nói mớ ở độ tuổi trưởng thành thường có tâm lý căng thẳng, hay chịu nhiều áp lực công việc.

4. Cách chữa tình trạng nói mớ khi ngủ

Nói mớ trong lúc ngủ tuy không phải là bệnh lý, cũng không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, nhưng tình trạng này gây phiền toái đến người ngủ cùng bạn. Họ có thể bị thức giấc, bị gián đoạn giấc ngủ do hiện tượng nói mớ của bạn gây ra.

Để khắc phục tình trạng nói mớ của bản thân cũng như hạn chế ảnh hưởng đến người xung quanh, những phương pháp sau đây có thể giúp ích cho bạn:

  • Duy trì lối sống điều độ: Xây dựng lịch trình đi ngủ cố định sẽ giúp hạn chế các vấn đề trong khi ngủ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên, không sử dụng điện thoại trước khi ngủ cũng là những thói quen tốt đem đến một lối sống lành mạnh hơn cho bản thân.
  • Thư giãn trước khi ngủ: Giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ cũng là một biện pháp khắc phục hiện tượng nói mớ. Bạn có thể nghe những bản nhạc với giai điệu nhẹ nhàng, đi dạo hoặc uống một tách trà sen. Hãy gở bỏ tất cả áp lực trước khi lên giường để đảm bảo một giấc ngủ ngon, không mộng mị.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Không nên ăn quá no, cũng không nên để bụng quá đói trước khi đi ngủ. Ăn vừa phải trước khi ngủ từ 2-3 tiếng sẽ đem lại cho bạn một giấc ngủ trọn vẹn hơn.
  • Sắp xếp lại không gian ngủ: Giường ngủ quá chật hẹp hoặc không gian ngủ quá sáng cũng là những yếu tố khiến giấc ngủ trở nên chập chờn, không chất lượng. Sắp xếp lại không gian ngủ hợp lý, hoặc thậm chí trang bị một chiếc nệm phù hợp với cơ thể là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Một chiếc nệm êm ái, đem đến cảm giác thoải mái cho bản thân chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giấc ngủ trọn vẹn của bạn.
Sắp xếp lại không gian ngủ hợp lý
Sắp xếp lại không gian ngủ hợp lý, hoặc thậm chí trang bị một chiếc nệm phù hợp với cơ thể

Nệm nâng đỡ cơ thể

TỔNG KẾT

Nói mớ trong lúc ngủ là một vấn đề sinh lý có thể khắc phục bằng cách thay đổi các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Hãy lựa chọn một cách thức phù hợp với bản thân để khắc phục tình trạng này nhé!

Hy vọng bài viết trên sẽ đem đến những thông tin hữu ích, hiệu quả cho cuộc sống cũng như giấc ngủ của bạn.

Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/parasomnias/sleep-talking

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team