Sức khỏe giấc ngủ

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì? Nguyên nhân và cách xử trí

CẬP NHẬT 01/04/2024 | BỞI Thúy Hằng

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là một dạng rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em và một số người lớn gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Vậy hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì? Làm thế nào để giảm thiểu những hậu quả do hội chứng này gây ra? Vua Nệm sẽ giải mã giúp bạn qua những thông tin bên dưới đây!

1. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì? 

Giấc ngủ kinh hoàng (Sleep Terrors) là một rối loạn về tâm lý được thể hiện qua những đợt sợ hãi tột độ khiến người bệnh không thể kiểm soát tâm trạng, thậm chí sẽ la hét khi đang ngủ. Tình trạng này còn được biết đến với tên gọi đêm kinh hoàng (night terrors).

Và thường thì giấc ngủ kinh hoàng sẽ đi kèm với chứng mộng du. Mỗi đợt giấc ngủ kinh hoàng sẽ diễn ra trong khoảng vài giây tới vài phút, nhiều trường hợp kéo dài gây ra nhiều ám ảnh về mặt tinh thần.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống.

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Khác với ác mộng, người bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng vẫn có thể sẽ ngủ tiếp kể cả sau khi vừa mơ tới những câu chuyện ám ảnh. Không những thế, nhiều trẻ em còn không thể nhớ nổi bản thân đã mơ những gì vào buổi sáng hôm sau. Trong khi đó, nhiều người lớn có thể mơ một giấc mơ không hoàn chỉnh khi bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. 

Thường thì giấc ngủ kinh hoàng sẽ xuất hiện vào các giấc ngủ ban đêm, hiếm khi diễn ra vào những giấc ngủ ngày. với dấu hiệu điển hình như:

  • La hét kinh hoàng trong khi ngủ.
  • Ngồi bật dậy, mắt mở to và tỏ ra vô cùng sợ hãi
  • Cơ thể bị đổ mồ hôi, thở gấp, nhịp mạch đập nhanh.
  • Hai đồng tử bị giãn ra, khuôn mặt đan xen nhiều cảm xúc.
  • Đá và đấm loạn xạ trong khi vẫn đang ngủ.
  • Ngủ li bì, rất khó để đánh thức mặc dù họ liên tục la hét, hoảng loạn trong lúc ngủ.
  • Không thể nhớ về những ký ức và những hành động đã làm vào khi thức dậy.
  • Rơi vào trạng thái mất bình tĩnh sau khi thức dậy.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Thường thì giấc ngủ kinh hoàng sẽ xuất hiện vào các giấc ngủ ban đêm

Khi bị những triệu chứng kể trên kéo dài liên tục mỗi đêm trong khoảng thời gian trên một tháng thì bạn cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần để có những chẩn đoán và phương pháp điều trị kịp thời nhé!

3. Tại sao bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng?

Giấc ngủ kinh hoàng là một hành vi, trải nghiệm không mong muốn trong khi ngủ. Được xem như rối loạn tỉnh thức, rối loạn kinh hoàng xảy ra vào giai đoạn ngủ sâu nhất của con người khi không có cử động mắt nhanh.

Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng này bao gồm: tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi nghiêm trọng; căng thẳng kéo dài; giờ giấc ngủ bị đảo lộn khi đi du lịch hoặc công tác nước ngoài; cơ thể bị sốt cao. Ngoài ra, một số căn bệnh có thể dẫn tới tình trạng giấc ngủ kinh hoàng như rối loạn ngưng thở khi ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, nghiện rượu…

nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ kinh hoàng
Rối loạn giấc ngủ kinh hoàng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi 4-12.

4. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng gây ra hậu quả gì?

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ cũng như đời sống của người bệnh. Từ đó gia tăng nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe khác như:

  • Thiếu ngủ nghiêm trọng.
  • Không tỉnh táo, tinh thần bị mệt mỏi, uể oải khi thức dậy.
  • Giảm hiệu suất làm việc, không thể tập trung vào công việc khiến tiến độ bị ảnh hưởng.
  • Nhiều người bị rối loạn giấc ngủ kinh hoàng có xu hướng thực hiện hành vi mất kiểm soát bao gồm tự làm tổn thương bản thân, thậm chí gây thương tích cho người xung quanh. 
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn hay hội chứng chân tay không yên (RLS)…
  • Người bệnh thường cảm thấy tự ti về bản thân kéo theo stress kéo dài.

5. Cách điều trị bệnh hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Theo các chuyên gia tâm lý, việc theo dõi chu kỳ ngủ của người bệnh có thể xác định thời gian xuất hiện của giấc ngủ kinh hoàng. Một vài phương pháp điều trị căn bệnh này được giới y khoa sử dụng là đánh thức người bệnh khoảng 30 phút trước khi cơn giấc ngủ kinh hoàng xuất hiện để ngăn chặn những triệu chứng nêu trên. Áp dụng thực hiện trong vòng một tuần sẽ khiến cho tình trạng này chấm dứt. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một vài loại thuốc trị tâm lý cho bạn. Có một lưu ý là bạn không được tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự tham vấn của bác sĩ, đặc biệt là lạm dụng thuốc ngủ. Thường thì thuốc ngủ không được khuyến cáo sử dụng bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.

Cách điều trị bệnh hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Trị liệu tâm lý là phương pháp được khuyên dùng trong điều trị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng.

6. Lối sống khắc phục hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Bên cạnh các phương pháp y khoa, bạn có thể đẩy lùi triệu chứng của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng bằng cách mẹo sau:

  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Mỗi ngày bạn cần ngủ đủ 7-8 tiếng và không nên thức khuya để hạn chế mệt mỏi. Nếu đang bị thiếu ngủ, bạn hãy lựa chọn đi ngủ sớm hơn và điều chỉnh lại thời gian biểu cho phù hợp hơn. 
  • Hãy duy trì thói quen ngủ lành mạnh bằng cách thiết lập thời gian ngủ và thức dậy cùng trong cùng một khung giờ, kể cả ngày nghỉ bạn nhé!
  • Tạo thói quen nghỉ ngơi khoa học trước khi ngủ. Bạn có thể chọn một số hoạt động giúp tâm tĩnh hơn như đọc sách, tập các bài thể dục thư giãn hay ngồi thiền để tâm trạng thoải mái, dễ dàng bắt đầu giấc ngủ ngon. Và đừng quên nguyên tắc vàng không nên sử dụng điện thoại trước khi ngủ nhé!
  • Tạo môi trường khi ngủ an toàn: Bạn hãy sắp xếp đồ đạc, dây điện trong phòng thật cẩn thận để tránh vấp ngã khi tỉnh dậy giữa đêm. Tốt nhất là hãy trang bị một chiếc đèn ngủ ánh sáng vàng để tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.
  • Cân bằng cảm xúc vào mỗi tối trước khi lên giường đi ngủ. Hãy xoa dịu tâm lý bằng cách thư giãn, uống một ly nước ấm, xông tinh dầu hoặc nghe một bài hát yêu thích để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực trong ngày. Nếu có một người bạn thân thì đừng ngần ngại chia sẻ những cảm xúc trong ngày với họ để xoa dịu tâm trạng hơn nhé!
  • Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng đã chốt cửa chính trước khi ngủ và dọn hết những vật dụng có thể gây thương tích trong phòng nhé. Vì rất có thể trong giấc ngủ bạn sẽ rơi vào tình huống mộng du và đi khắp phòng đấy!
  • Duy trì chế độ ăn uống lành lạnh cho cơ thể. Bạn hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế nạp vào cơ thể các loại đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, xúc xích chiên, pizza, gà rán… Bên cạnh đó cũng cần tiết chế và nói không với các loại nước ngọt, trà sữa, nước có ga hay chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, ma túy, bóng cười…
  • Tăng cường tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Tùy vào sở thích, bạn có thể chọn các môn như chạy bộ, đá bóng, cầu lông, bơi lội, yoga, tập gym…
  • Lựa chọn các sản phẩm giường ngủ chất lượng có tích hợp chức năng massage và tư thế không trọng lực giúp đưa cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất như Giường thông minh SleepTek 2.0 của Vua Nệm. Không chỉ cải thiện giấc ngủ, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, đau lưng, đau xương khớp, giảm triệu chứng về đường tiêu hóa, điều hòa hệ tuần hoàn…
giường thông minh
Sản phẩm giường thông minh cung cấp độc quyền bởi Vua Nệm.

Hy vọng rằng thông qua bài viết được Vua Nệm tổng hợp ở trên, bạn đã có thể giải đáp thắc mắc hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại âm thầm gặm nhấm sức khỏe tinh thần của người bệnh. Vì thế bạn không nên chủ quan khi bản thân xuất hiện các dấu hiệu liên quan tới hội chứng giấc ngủ kinh hoàng nhé! Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/giac-ngu/roi-loan-giac-ngu/hoi-chung-giac-ngu-kinh-hoang/

Bài viết liên quan:

Thúy Hằng
Thúy Hằng