65% người Việt có triệu chứng ngưng thở khi ngủ, trong đó có bạn?

CẬP NHẬT 28/04/2022 | Bài viết bởi: Dương Dương

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một loại bệnh lý phổ biến mà nhiều người thường gặp nhưng chủ quan do bệnh không ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe nhưng về lâu dài nó không chỉ làm giảm sút chất lượng giấc ngủ mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, giảm trí nhớ và mất tập trung… 65% người Việt có triệu chứng ngưng thở khi ngủ, bạn có nằm trong số đó?

Chứng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ

Đừng bỏ lỡ: Nệm êm mát cho giấc ngủ sâu giảm tới 50% dịp 30/4 

1. Triệu chứng báo động và nguy cơ gặp phải của bệnh ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay làm giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày ngày quá mức.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bạn có đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ:

  • Ngủ ngáy lớn, kèm theo ngưng thở, ngạt thở: Đây là triệu chứng phổ biến chính của chứng ngưng thở khi ngủ, khiến người bệnh thức dậy do nghẹt mũi, thở hổn hển, khô miệng và đau họng.

Top 3 gối chống ngáy hiệu quả

  • Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên thức dậy giữa đêm và ngủ gật vào ban ngày cho thấy đồng hồ sinh học đang bị rối loạn nghiêm trọng, đồng thời làm giảm sút chất lượng giấc ngủ.
  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày: Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc là nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi, ngủ gật vào ban ngày.
  • Đau đầu buổi sáng
  • Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung
  • Thừa cân, béo phì, bất thường vùng hàm mặt.
  • Tăng huyết áp kháng trị
ảnh hưởng của việc thiếu ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ gây tình trạng mệt mỏi, không tập trung vào ban ngày

Có thể nói chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến người bệnh rơi vào trong trạng thái thiếu ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần. Tình trạng này kéo dài như vòng luẩn quẩn làm cho bạn không thể tập trung làm việc, giảm trí nhớ…

Đặc biệt, các chuyên gia cảnh báo nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời thì hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ góp phần gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Tùy thuộc vào nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ mà có biện pháp điều trị thích hợp.

2. Cách điều trị và phòng chống chứng ngưng thở khi ngủ

Hiện nay, cách chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ là sử dụng máy đa ký giấc ngủ để ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh phương pháp điều trị này, một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt cũng giúp cải thiện hội chứng ngưng thở khi ngủ đấy:

  • Tư thế nằm nghiêng: Bạn nên nằm ngủ nghiêng một bên thay vì nằm ngửa. Việc nằm ngửa là tư thế đặc biệt không tốt đối với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ vì tư thế này làm bệnh ngáy và ngưng thở khi ngủ trở nên trầm trọng hơn, bởi nằm ngửa làm hàm khép lại, lưỡi khép và chặn đứng đường thở.
  • Lựa chọn chiếc gối có sự nâng đỡ phù hợp, thiết kế gối lượn sóng để vùng cổ được duy trì ở tư thế thoải mái nhất. Theo đó, một số chất liệu gối được khuyên dùng là gối Memory Foam, gối cao su thiên nhiên…
  • Giảm cân khi hội chứng ngưng thở khi ngủ do béo phì
  • Không uống rượu
  • Tránh sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống động kinh… vào ban đêm
  • Tránh uống các chất kích thích (cafe) vào ban đêm.
Lựa chọn chiếc gối êm ái, có khả năng nâng đỡ tốt
Lựa chọn chiếc gối êm ái, có khả năng nâng đỡ tốt

Đừng chủ quan với chứng ngưng thở khi ngủ dù chúng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, song triệu chứng kéo dài sẽ làm rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh.

Tài liệu tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/hoi-chung-ngung-tho-luc-ngu-va-cach-dieu-tri/

Đánh giá post