Sức khỏe giấc ngủ

Nguyên nhân bé ngủ hay bị ra mồ hôi trộm? Cách khắc phục hiện quả

CẬP NHẬT 22/11/2023 | BỞI Minh Anh

Bé ra nhiều mồ hôi trộm khiến bố mẹ lo lắng, đặc biệt là vào ban đêm. Vậy nguyên nhân bé ngủ hay bị ra mồ hôi trộm là gì? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Tìm hiểu bài viết sau đây của Vua Nệm để có câu trả lời chi tiết nhé.

1. Tìm hiểu hôi trộm là gì?

Khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi vào ban đêm thì đây chính là tình trạng đổ mồ hôi trộm. Mồ hôi trộm khiến quần áo, giường ngủ bị ướt, khiến nhiều người lo lắng cơ thể đang mắc phải những bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra, một số trường hợp đắp quá nhiều chăn lúc ngủ, hoặc phòng ngủ quá nóng, bí cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.

mồ hôi trộm là gì
Khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi vào ban đêm thì đây chính là tình trạng đổ mồ hôi trộm

Tình trạng đổ mồ hôi trộm khiến chúng ta dễ thức giấc. Hơn nữa, mồ hôi trộm chứa các thành phần như muối, nước, các chất cặn bã, trong đó nước chiếm hơn 90%. Vậy nên nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm, cơ thể trẻ sẽ dễ bị mất đi một lượng lớn nước và muối, dẫn tới tình trạng mệt mỏi và dần suy kiệt. Mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở cả nam và nữ, người lớn và trẻ nhỏ.

2. Phân loại mồ hôi trộm

Các chuyên gia đã phân mồ hôi trộm thành 2 nhóm chính là Mồ hôi trộm bệnh lý và Mồ hôi trộm sinh lý.

Mồ hôi trộm bệnh lý: Khi trẻ mắc một số bệnh như còi xương thì rất dễ gặp tình trạng đổ mồ hôi trộm. Dấu hiệu nhận biết đơn giản là con đổ nhiều mồ hôi nhưng không phải do môi trường, thời tiết, đặc biệt là sau khi ngủ hoặc bú mẹ thì bé đổ mồ hôi rất nhiều.

Bên cạnh ra nhiều mồ hôi, con còn có một số biểu hiện khác như đầu xương to, ngực nhô, ăn uống kém,… Bé thường ra nhiều mồ hôi ở trán, lưng, nách, bàn tay, bàn chân,…

Mồ hôi trộm sinh lý: Trẻ nhỏ thường đổ mồ hôi trộm nhiều hơn với các bé có sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn người lớn, điều này giúp cơ thể của bé được tỏa nhiệt. Vậy nên với mồ hôi trộm sinh lý thì không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

phân loại mồ hôi trộm
Các chuyên gia đã phân mồ hôi trộm thành 2 nhóm chính là Mồ hôi trộm bệnh lý và Mồ hôi trộm sinh lý

3. Nguyên nhân bé ngủ hay bị ra mồ hôi trộm là gì?

Nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm diễn ra thường xuyên và kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý và theo dõi sức khoẻ của con, cần đưa trẻ đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. 

Một số nguyên nhân bé ngủ hay bị ra mồ hôi trộm có thể kể đến như:

Trẻ bị thiếu vitamin D: Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, hệ xương của con được phát triển rất mạnh mẽ, vậy nên nếu thiếu vitamin D thì con sẽ gặp tình trạng đổ mồ hôi trộm nhiều. Nhất là với những bé bị nhẹ cân, sinh non, rối loạn tiêu hoá, còi xương, hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn thì cũng dễ bị thiếu vitamin D và đổ mồ hôi trộm về đêm.

Trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi: Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của chứng tăng tiết mồ hôi đó là thường xuyên ra mồ hôi ở bàn tay và bàn chân. Hội chứng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này nghĩa là khi trẻ đang ở trong căn phòng mát mẻ nhưng con vẫn tiết nhiều mồ hôi.

Trẻ nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh: Bố mẹ cần lưu ý rằng, nếu tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ không chỉ xảy ra khi con ngủ mà còn diễn ra trong nhiều hoạt động khác thì nên cho con đi khám. Bởi nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ các bệnh lý về tim mạch.

Bé mắc chứng ngưng thở khi ngủ: Nhiều bé sinh non thường mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này kéo dài khoảng 20 giây, lúc này da bé sẽ bị tái nhợt, kèm theo tiếng thở khò khè và cơ thể trẻ sẽ đổ rất nhiều mồ hôi.

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh SIDS: Nếu trẻ ngủ trong một không gian quá ngột ngạt, nóng bức có thể dẫn đến hội chứng đột tử trẻ sơ sinh SIDS. Bởi khi phòng quá bí, khiến bé ra nhiều mồ hôi trộm, ngủ li bì và có thể ngừng thở. Vì vậy bố mẹ cần đặc biệt lưu ý về không gian ngủ cho bé.

Vì trẻ nhỏ nhận nhiệt từ mẹ khi bú: Khi bú sữa mẹ, thân nhiệt của con sẽ tăng lên do nhận một phần nhiệt từ cơ thể mẹ, đặc biệt là khi mẹ cho con bú ở một tư thế trong thời gian dài. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu trong và sau khi bú mẹ.

nguyên nhân bé ngủ hay bị ra mồ hôi trộm
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ

4. Triệu chứng của tình trạng mồ hôi trộm

Bé thường ra mồ hôi trộm nhiều nhất ở nách, háng, lưng, trán, bàn tay – bàn chân, vì những vị trí này có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.

Bé thường ngủ không yên giấc, quấy khóc nhiều vào ban đêm, hay giật mình thức giấc vào nửa đêm.

Theo các chuyên gia khoa nhi, trẻ nhỏ thường hay đổ mồ hôi vào giai đoạn ngủ sâu, đồng thời đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và hệ thần kinh còn chưa hoàn thiện. Ngoài ra, trẻ nhỏ còn có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với cơ thể khá cao.

5. Những phương pháp khắc phục mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

Đối với những bé bị đổ nhiều mồ hôi ở đầu và cơ thể khi ngủ do sinh lý và các nguyên nhân khách quan thì bố mẹ có thể khắc phục bằng phương pháp sau:

Bổ sung vitamin D cho bé: Có nhiều cách để bố mẹ bổ sung vitamin D cho con. Cụ thể, bố mẹ có thể tắm nắng buổi sáng cho bé vào các khung giờ 6 đến 9 giờ (mùa hè) hoặc là từ 9 đến 10 giờ nếu là mùa đông. Lưu ý nhỏ là bố mẹ chỉ nên để da bé tiếp xúc với ánh sáng, không nên để mắt con tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Giữ cho cơ thể trẻ nhỏ luôn mát mẻ, thoải mái: Bên cạnh việc tạo không gian rộng, thoáng mát và không bí bách, ngột ngạt. Bố mẹ cũng nên chọn cho con loại nệm thoáng nhiệt, hút mồ hôi và êm ái cho con giấc ngủ ngon. Cụ thể, bố mẹ có thể tham khảo nệm Foam, nệm cao su thiên nhiên, nệm lò xo,…

Vệ sinh sạch sẽ cho bé và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho con. Khi bé bị đổ nhiều mồ hôi, để tránh gây khó chịu cho bé thì bố mẹ nên dùng khăn mềm thấm mồ hôi vùng đầu, cổ, cho bé mặc quần áo cotton thấm hút mồ hôi tốt. Tình trạng để mồ hôi chảy nhiều thì cơ thể con dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến mắc bệnh nên bố mẹ cần lưu ý nhé.

cách khắc phục bé ngủ hay ra mồ hôi trộm
Khi bé bị đổ mồ hôi trộm, bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho con

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với trẻ: Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng với bé. Bố mẹ nên cho con ăn nhiều rau củ quả có tính mát như rau má, bí đao, cải ngọt,… Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tính nóng, chứa nhiều dầu mỡ tránh tiết ra nhiều mồ hôi, khiến con bị ngứa và nổi mụn.

Tại nước Việt Nam, tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Khi thiếu kẽm, bé thường chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng chiều cao, chán ăn, giảm ăn, giảm bú, chậm tiêu, táo bón nhẹ… Vậy nên bố mẹ cũng nên bổ sung kẽm cho trẻ, cân bằng các vitaminkhoáng chất quan trọng khác như crom, vitamin nhóm B, lysine,… giúp con tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hoá, còi xương dẫn đến ra nhiều mồ hôi trộm.

>>>Xem thêm: 

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự phát triển của trẻ

Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ: Biểu hiện, nguyên nhân và phương án điều trị

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được nguyên nhân bé ngủ hay bị ra mồ hôi trộm và cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả. Chúc bé luôn có sức khỏe thật tốt và phát triển mỗi ngày nhé!

 

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh