Hội chứng hang động là một dạng rối loạn lo âu, sợ tiếp xúc với các vật thể lạ. Điều này, bắt đầu được biết đến và xảy ra nhiều hơn sau đại dịch Covid. Trong bài viết này Vua Nệm sẽ chia sẻ đến bạn hội chứng hang động là gì? Tại sao nhiều người trẻ ngày càng mắc phải hội chứng hang động và những điều bạn cần chú ý khi gặp phải hội chứng này nhé
Nội Dung Chính
1. Hội chứng hang động là gì?
Hội chứng hang động (cave syndrome) là một thuật ngữ phi y tế được đặt ra bởi Tiến sĩ tâm thần học Arthur Bregman để mô tả tình trạng lo lắng, sợ hãi khi ra ngoài vì sợ nhiễm bệnh. Hội chứng này thường gặp ở những người đã trải qua một thời gian dài cách ly xã hội trong thời kỳ đại dịch COVID-19 vừa xảy ra.
Những người mắc hội chứng này thường cảm thấy lo lắng, bồn chồn, thậm chí là hoảng sợ khi phải rời khỏi nhà. Lúc này họ có thể xuất hiện các triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, thở gấp, đổ mồ hôi,…
Hội chứng hang động này có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhưng đa số sẽ thường gặp ở những người có tiền sử rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng hang động
Nguyên nhân gây ra hội chứng hang động chưa được xác định cụ thể, nhưng theo nhiều nghiên cứu hội chứng này có thể xảy ra dựa trên các nguyên nhân sau:
- Thói quen: Khi phải ở trong nhà cách ly xã hội trong thời gian dài, từ đó chúng ta sẽ hình thành những thói quen mới, chẳng hạn như ở nhà nhiều hơn, hạn chế tiếp xúc với người khác,… Khi các việc này lặp đi lặp lại quá nhiều lần thì sẽ tạo thành thói quen, bạn chỉ sẽ cảm nhận được sự thoải mái và an toàn hơn khi ở trong nhà, và ngược lại cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải ra ngoài.
- Nhận thức rủi ro: Sau đại dịch COVID-19 đã khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh. Điều này sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng quá mức về nguy cơ mắc bệnh khi ra ngoài để tiếp xúc với người khác, dù đã được tiêm chủng đủ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác.
- Kết nối xã hội: Trong thời gian cách ly xã hội diện rộng, có thể đã khiến chúng ta mất dần đi những kết nối với xã hội, chẳng hạn như gặp gỡ bạn bè, gia đình, tham gia các hoạt động cộng đồng,… Điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy cô đơn, lạc lõng và lo lắng khi phải ra ngoài, tiếp xúc với người khác.
3. Các tác động của hội chứng hang động
3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và tinh thần của người trẻ
Hội chứng hang động có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và tinh thần của người trẻ như sau:
- Trầm cảm: Hội chứng hang động có thể dẫn đến trầm cảm cho người trẻ vì họ cảm thấy cô đơn, xa cách với thế giới bên ngoài. Họ cũng có thể cảm thấy mất kiểm soát, bất an và lo lắng khi ở 1 mình.
- Lo âu: Khi bạn đang gặp phải hội chứng hang động thì thường sẽ xảy ra triệu chứng lo âu như bồn chồn, khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi,…
- Rối loạn giấc ngủ: Việc bạn gặp cảm giác lo âu cũng sẽ khiến bạn phải suy nghĩ nhiều từ đó dẫn đến việc mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Rối loạn ăn uống: Nhiều người cũng sẽ gặp triệu chứng rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn rất nhiều mất kiểm soát từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích: Khi bạn bị quá nhiều thứ chi phối dẫn đến căng thẳng, lo lắng thì thường sẽ suy nghĩ đến việc sử dụng chất kích thích để giải tỏa.
3.2 Tác động đến quan hệ xã hội và tương tác xã hội của người trẻ
Hội chứng hang động có thể gây ra những tác động tiêu cực đến quan hệ xã hội của người trẻ, cụ thể như:
- Gây khó khăn trong việc kết bạn mới: Khi các bạn trẻ hạn chế trong việc giao tiếp xã hội, họ sẽ khó có cơ hội gặp gỡ và kết bạn mới. Điều này có thể khiến họ cảm thấy cô đơn, lạc lõng và thiếu thốn sự quan tâm.
- Gây rạn nứt các mối quan hệ hiện có: Hội chứng hang động có thể khiến người trẻ không muốn gặp gỡ bạn bè, người thân. Từ đó, chính bản thân họ sẽ dần xa lánh các mối quan hệ hiện có..
- Gây khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ tình cảm: Hội chứng hang động có thể khiến người trẻ ngại tiếp xúc với người khác giới. Họ sẽ cảm thấy sợ khi tiếp xúc với người khác giới từ đó tạo ra khoảng cách cho các mối quan hệ.
3.3 Hiệu ứng của hội chứng hang động đến sự phát triển và học tập của trẻ
Hội chứng này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển và học tập của trẻ, bao gồm:
- Chậm phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp: Khi trẻ dành nhiều thời gian ở nhà, chúng sẽ có ít cơ hội để tương tác với người khác, đặc biệt là với những người khác tuổi. Điều này có thể dẫn đến sự chậm phát triển của các kỹ năng xã hội và giao tiếp, chẳng hạn như khả năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.
- Giảm khả năng tập trung và chú ý: Trẻ em cần được tiếp xúc với các kích thích từ thế giới bên ngoài để phát triển khả năng tập trung và chú ý. Khi trẻ ở nhà quá lâu ngày, cảm giác sự tiếp xúc cũng sẽ tăng dần, điều này có thể dẫn đến sự giảm khả năng tập trung và chú ý.
- Tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần: Hội chứng hang động có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và rối loạn căng thẳng. Các vấn đề sức khỏe tâm thần này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và học tập của trẻ.
4. Tại sao nhiều người trẻ ngày càng mắc phải hội chứng hang động
Có một số lý do khiến nhiều người trẻ ngày càng mắc phải hội chứng hang động. Nhưng lý do đáng lưu ý nhất chính là do đại dịch Covid-19 khiến nhiều người rơi vào tình trạng cách ly xã hội trong thời gian dài. Trong thời gian giãn cách đã tạo cho họ nhiều thói quen mới, cũng như nhận thức về việc bị nhiễm bệnh. Từ đó, họ tự tạo cho mình không gian riêng, và sẽ cảm thấy mất an toàn khi ra khỏi không gian đó.
Hơn thế nữa, hội chứng hang động dễ xảy ra nhất đối với những người đã có tiền sử về bệnh trầm cảm, lo âu hay các bệnh về thần kinh. Khi họ đã có các bệnh nền sẵn họ sẽ cảm thấy sợ hãi khi gặp các vấn đề tương tự từ đó các chứng bệnh lo âu ngày càng trầm trọng hơn và có thể dẫn đến việc bị hội chứng hang động.
5. Các biện pháp giảm thiểu và điều trị hội chứng hang động
Dưới đây là một số cách để giảm thiểu và điều trị hội chứng hang động ở người trẻ mà các bạn có thể tham khảo:
- Thay đổi lối sống: Đầu tiên, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh, bắt đầu bằng việc tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. Việc tập thể dục sẽ giúp giải phóng endorphin, có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi, đồng thời cải thiện tâm trạng và trí nhớ một cách đáng kể.
- Trị liệu tâm lý: Trị liệu tâm lý cũng là một phương pháp hỗ trợ tốt mà các bạn nên thử. Việc này giúp người bệnh hiểu rõ nguyên nhân và cách đối phó với nỗi sợ hãi, lo lắng. Có nhiều loại trị liệu tâm lý có thể được sử dụng để điều trị hội chứng hang động, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp giải mẫn cảm có đối chiếu (EMDR),…
- Sử dụng thuốc: Thuốc có thể được dùng để điều trị các triệu chứng lo lắng, trầm cảm của hội chứng hang động. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên được sử dụng khi các biện pháp khác không hiệu quả hoặc các triệu chứng của người bệnh quá nghiêm trọng. Hơn thế, các bạn chỉ được quyền sử dụng thuốc khi có chỉ định liều lượng của bác sĩ để tránh xảy ra những tình trạng không đáng có.
>>> Mời bạn đọc:
- Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? Phương pháp điều trị từ chuyên gia
Hy vọng với các thông tin mà Vua Nệm chia sẻ ở trên đã giúp bạn có thêm những những cái nhìn khác hơn về hội chứng hang động là gì? Tại sao nhiều người trẻ ngày càng mắc phải hội chứng hang động. Nếu các bạn cũng đang có những triệu chứng tương tự thì hay đến gặp bác sĩ để được tư vấn ngay nhé!