Kỹ năng xã hội là gì? 6 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Có rất nhiều bậc cha mẹ dù chăm sóc con trẻ rất tốt nhưng lại quên mất việc trang bị cho trẻ những kỹ năng xã hội cơ bản. Vậy kỹ năng xã hội là gì? Tại sao trẻ cần phát triển các kỹ năng xã hội? Và muốn phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non phải làm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây để nuôi dạy con tốt nhất!

kỹ năng xã hội là gì
Tìm hiểu kỹ năng xã hội là gì và cách dạy kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

1. Kỹ năng xã hội là gì?

Trên thực tế có rất nhiều cha mẹ chưa hiểu rõ kỹ năng xã hội là gì. Đây chính là một dạng hành động của trẻ được thực hiện dựa trên kinh nghiệm xã hội, tri thức và phương thức thực hiện để ứng xử những mối quan hệ với mọi người xung quanh sao cho phù hợp hoàn cảnh nhất.

Thông qua đó trẻ có thể giao tiếp, tương tác và thích nghi với cộng đồng, trường lớp,… Khi trẻ có được kỹ năng xã hội tốt thì sẽ dễ dàng xây dựng được những mối quan hệ bạn bè tốt.

2. Lý do cần phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Một trong lý do lớn nhất nên phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đó là giúp trẻ có thêm nhiều bạn bè tốt. Như vậy, khi trẻ vui hay buồn, nhất là khi gặp áp lực từ gia đình đều có bạn bè để chia sẻ bởi trẻ thường có xu hướng tìm tới những người thân quen bên ngoài gia đình để giải tỏa. Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu thì mỗi khi trẻ học được một kỹ năng mới sẽ giúp giảm hormone căng thẳng.

Mặt khác, trong một nghiên cứu đã được công bố năm 2015 trên Từ điển Bách khoa Quốc tế về Khoa học Hành vi xã hội – International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences thì tình bạn mang lại những tác động rất tích cực đối với sức khỏe của trẻ.  

kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là gì
Trang bị kỹ năng xã hội cho trẻ mang đến nhiều lợi ích

Với những trẻ bị thiếu kỹ năng xã hội thường sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn như: Dễ bị người khác bắt nạt, bạo lực học đường, rơi vào tệ nạn xã hội, khó tự lập, thường phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác,…

Do vậy, vì sự phát triển của trẻ cha mẹ nên giúp trẻ tự rèn luyện kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ.

3. Các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non cần học

3.1. Kỹ năng xã hội chia sẻ

Đây là một trong những kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non rất quan trọng bởi nó có thể giúp trẻ dễ kết bạn và giữ bạn hơn. Cha mẹ nên dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi, đồ ăn,… với mọi người xung quanh ngay từ khi còn nhỏ. 

các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
Hãy dạy trẻ kỹ năng xã hội – Chia sẻ

Cụ thể, trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tâm lý thì trẻ em từ 2 tuổi đã có thể thể hiện mong muốn chia sẻ với người khác của mình. Tuy nhiên, trẻ em thường chỉ có xu hướng chia sẻ khi thứ mà trẻ có đang dồi dào. Và trẻ từ 3 – 6 tuổi thường ích kỷ, không muốn chia sẻ với người khác. Nếu muốn trẻ chia sẻ thì đối phương sẽ phải trả một cái giá đắt. Hoặc đồ mà trẻ chia sẻ đã không còn khiến trẻ cảm thấy hứng thú nữa.

Phải tới khi trẻ 7 – 8 tuổi trở lên thì mới dần thoải mái và sẵn sàng hơn với việc chia sẻ những thứ của mình cho người khác. 

3.2. Kỹ năng xã hội hợp tác

Nghĩa là để trẻ và người khác cùng nhau chung tay làm gì đó để đạt được mục tiêu chung. Khi trẻ biết cách hợp tác với người khác thì cũng sẽ học được sự tôn trọng người khác khi đưa ra bất kỳ yêu cầu gì. Trong cuộc sống ngày nay, đây là một kỹ năng rất quan trọng. 

Để rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, các giáo viên thường sẽ khuyến khích trẻ hợp tác cùng với bạn trong lớp để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Trẻ ở trong giai đoạn 3,5 tuổi là đã có thể bắt đầu hợp tác, làm việc chung cùng bạn đồng lứa rồi.

Có thể cho trẻ hợp tác cùng bạn thu dọn đồ chơi, xây tháp đồ chơi, hoàn thành các trò chơi nhóm,… Những trẻ có khả năng hợp tác tốt vừa có thể tạo dựng tình bạn đẹp lại vừa học hỏi thêm được nhiều bài học cho bản thân và có sự phát triển tốt hơn trong tương lai.

kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
Dạy trẻ kỹ năng hợp tác

5.3. Kỹ năng xã hội lắng nghe

Lắng nghe không đơn giản chỉ là giữ im lặng mà nó còn bao hàm hàm nghĩa rộng hơn, đó là lắng nghe và thực sự tiếp thu những gì mà người khác nói. Đây cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống suốt nhiều năm về sau. Nhất là khi trẻ đi học thì kỹ năng lắng nghe lại càng được thể hiện rõ ràng hơn.

Trẻ cần lắng nghe bài giảng của thầy cô để có thể tiếp thu kiến thức, từ đó phát triển năng lực, trình độ bản thân, tiến bộ hơn trong học tập.

 kỹ năng xã hội quan trọng cho bé
Lắng nghe là một kỹ năng xã hội quan trọng

Khi lớn lên cần lắng nghe sếp của mình, bạn bè, bạn đời. Qua đó để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến hơn.

5.4. Kỹ năng xã hội tôn trọng không gian cá nhân

Trên thực tế, tại Việt Nam kỹ năng này vẫn chưa được thực sự quan tâm. Tuy nhiên, nếu kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non này lại rất quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ đôi bên. Khi trẻ không tôn trọng không gian cá nhân của người khác hoặc ngược lại có thể khiến người khác hay trẻ cảm thấy cực kỳ khó chịu. 

Để có thể giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng này thì ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ cần phải giúp trẻ hiểu thế nào là không gian cá nhân và cách tôn trọng không gian cá nhân của người khác như thế nào. Nên có các quy tắc riêng để giúp trẻ học được kỹ năng này.

Ví dụ như trước khi muốn vào phòng ai đó phải gõ cửa, ra khỏi phòng ai đó cần đóng cửa, muốn mượn đồ vật gì của người khác cần phải xin phép,…

5.5. Kỹ năng xã hội giao tiếp bằng mắt

Có khá nhiều người cảm thấy việc giao tiếp bằng mắt vô cùng khó khăn. Do đó, họ thường tránh ánh mắt của người khác khi giao tiếp bằng cách nhìn xuống đất hay nhìn sang 2 bên. Điều này khó có thể khiến cuộc giao tiếp trở nên tốt đẹp và đôi bên có thể chia sẻ sâu hơn. Thậm chí, điều này còn khiến họ trở nên tự ti, sợ sệt, ngại giao tiếp.

Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, nếu cha mẹ thấy trẻ đang gặp khó khăn trong việc giao tiếp hãy giúp đỡ trẻ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao tiếp bằng mắt. Hãy khen ngợi trẻ nếu trẻ nhìn thẳng vào người đối diện khi giao tiếp.

kỹ năng giao tiếp
Luôn khuyến khích trẻ giao tiếp bằng mắt

5.6. Kỹ năng xã hội sử dụng cách cư xử – nói cảm ơn, làm ơn và xin lỗi

Cũng có không ít cha mẹ quên dạy con mình cách nói lời cảm ơn, làm ơn hay xin lỗi. Tuy nhiên, đây là một kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non rất quan trọng. Học cách nói lời cảm ơn, làm ơn, xin lỗi sẽ giúp trẻ trở nên lịch sự hơn cũng như biết tôn trọng người khác hơn. Đặc biệt, trẻ cũng nhận ra được lỗi lầm và biết sửa lỗi khi làm việc gì không đúng. 

Nhìn chung, việc dạy kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự hỗ trợ từ nhà trường, thầy cô. Tuy nhiên, đây đều là những kỹ năng vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai, cuộc sống sau này của trẻ. Vì vậy, hãy dành đủ thời gian cùng sự quan tâm để giúp trẻ phát triển các kỹ năng này.

dạy kỹ năng xã hội cho bé
Dạy trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi

XEM THÊM:

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho những ai đang thắc mắc kỹ năng xã hội là gì, tại sao cần phải dạy trẻ mầm non kỹ năng xã hội và cách dạy như thế nào. Những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt thì tương lai thường có tỷ lệ thành công cao và có nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM