Từ xa xưa, lễ cưới là một phong tục truyền thống đặc biệt, đây là dấu mốc cho sự khởi đầu của cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Vì lẽ đó, đám cưới luôn là một nghi lễ mang ý nghĩa trọng đại đối với các cặp uyên ương. Vua Nệm sẽ giúp bạn tổng hợp những công việc cần chuẩn bị cho đám cưới hoàn hảo. Bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!
Nội Dung Chính
- 1. 10 Công việc cần chuẩn bị cho đám cưới trước 3 tháng
- 1.1. Họp mặt gia đình 2 bên nội ngoại
- 1.2. Sắp xếp, sửa sang nhà cửa từ sớm
- 1.3. Lập ngân sách tổ chức đám cưới
- 1.4. Chọn địa điểm tổ chức đám cưới và thực đơn tiệc cưới
- 1.5. Lên “kịch bản” và thống nhất những tiết mục giải trí trong buổi tiệc
- 1.6. Chọn chủ đề đám cưới
- 1.7. Lên danh sách khách mời
- 1.8. Chọn địa điểm chụp ảnh cưới
- 1.9. Mua sắm đồ dùng chuẩn bị cho đám cưới
- 1.10. Thống nhất chi phí giữa 2 họ
- 2. 5 Công việc cần chuẩn bị cho đám cưới trong hai tháng trước khi cưới
- 3. 7 Công việc cần chuẩn bị trong 1 tháng trước khi cưới
- 4. 5 Công việc cần chuẩn bị trước 15 ngày diễn ra đám cưới
1. 10 Công việc cần chuẩn bị cho đám cưới trước 3 tháng
Đám cưới là sự kiện trọng đại của một đời người và rất khó để chuẩn bị tươm tất chỉ trong một vài ngày. Để công việc không bị cập rập và cô dâu & chú rể thư thả hơn, thời gian thích hợp nhất để chuẩn bị cho một đám cưới là trước khoảng 3 tháng.
1.1. Họp mặt gia đình 2 bên nội ngoại
Dĩ nhiên rồi! Trước khi đám cưới được diễn ra, hai bên gia đình nội ngoại nên có một cuộc gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất về cách thức tổ chức đám cưới cho đôi bạn, hai gia đình sẽ cùng nhau chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ và rước dâu, tổ chức tiệc cưới… Từ đó, bạn có thể biết rõ hơn về những công việc cần chuẩn bị bao gồm những gì.
1.2. Sắp xếp, sửa sang nhà cửa từ sớm
Khi tiệc cưới diễn ra, sẽ có rất nhiều họ hàng, bạn bè, quan khách tới chung vui. Do đó, nhà cửa cần khang trang, sạch sẽ để khách tới cũng cảm thấy thoải mái nhất. Hơn nữa khi có đàn trai hoặc đàn gái tới nhà, gia chủ sẽ không thấy e ngại mà thay vào đó là sự tự hào và vui vẻ.
Việc sửa sang, sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa thường sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, bạn cần lên kế hoạch, dành ra những ngày cuối tuần để thực hiện công việc này nhé.
1.3. Lập ngân sách tổ chức đám cưới
Mức ngân sách tổ chức đám cưới thường ảnh hưởng rất lớn đến hình thức và quy mô đám cưới. Điều này hai bên gia đình nên bàn bạc và thống nhất với nhau. Các khoản chi phí được liệt kê càng chi tiết thì càng giúp giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.
Để bạn có thể dễ dàng hình dung về các loại chi phí, Vua Nệm sẽ chia sẻ đến bạn một ví dụ về kế hoạch chi tiết để chuẩn bị đám cưới:
Công việc | Chi phí |
Chụp ảnh cưới ngoại cảnh, studio… | 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ |
Thuê đồ bưng quả | 3.000.000 VNĐ |
Thuê váy cưới cô dâu: | 2.500.000 VNĐ |
Thuê vest cưới | 1.000.000 triệu đồng |
Của hồi môn cho cô dâu | 1 cây vàng (55.000.000 VNĐ) |
Nhẫn cưới | 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ/cặp |
Trang sức cho vợ (chồng) | 9.000.000 VNĐ |
Trang điểm | Từ 500.000 đồng đến 3.000.000 VNĐ |
Thiệp cưới | 2.500 – 5.000 đồng/thiệp |
Đặt cọc cho nhà hàng tổ chức tiệc cưới | 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ |
Hoa tươi, hoa cưới | 3.000.000 – 7.000.000 VNĐ |
Tiệc cưới | 4.000.000 – 5.000.000 triệu/bàn (bàn có thể từ 10 – 12 khách, 100 khách khoảng từ 40.000.000 đến 50.000.000 VNĐ) |
Xe hoa, xe đưa đón khách | 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ |
Quay phim, chụp ảnh cưới | 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ |
Mâm 6 quả và đèn cầy | khoảng 6.000.000 VNĐ |
Tổng = 127.000.000 – 186.000.000 VNĐ |
Đây chỉ là một ví dụ để bạn tham khảo cho đám cưới của mình, chi phí thực tế có thể phát sinh hoặc giảm xuống tùy thuộc vào hạng mục bạn chọn cho đám cưới của mình.
1.4. Chọn địa điểm tổ chức đám cưới và thực đơn tiệc cưới
Một trong những bước chuẩn bị đám cưới rất quan trọng trong kế hoạch là lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới. Bạn có thể tổ chức đám cưới tại tư gia nếu sân vườn đủ rộng hoặc đặt nhà hàng tùy thuộc vào điều kiện tài chính cá nhân và mong muốn của cô dâu và chú rể. Bạn nên tham khảo cụ thể về mức chi phí tối thiểu cho một bàn ăn ở nhà hàng là bao nhiêu, chất lượng phục vụ như thế nào… Dựa vào đây bạn có thể lựa chọn được một nhà hàng phù hợp.
Sau khi đã lựa chọn được địa điểm diễn ra đám cưới, bạn cần lên thực đơn ăn uống cho bữa tiệc của mình. Thông thường, các nhà hàng tổ chức tiệc cưới sẽ đưa ra nhiều mẫu thực đơn để bạn tham khảo. Bạn không nhất thiết phải chọn đúng theo thực đơn đã gợi ý mà có thể chọn những món ăn ngon nhất trong mỗi thực đơn để thiết đãi khách trong tiệc cưới. Tuy nhiên, cần đảm bảo chi phí thực đơn phải nằm trong kế hoạch ngân sách của bạn.
1.5. Lên “kịch bản” và thống nhất những tiết mục giải trí trong buổi tiệc
Rất nhiều người không hiểu rõ trình tự cử hành hôn lễ như thế nào, buổi tiệc cưới sẽ diễn ra sao, tiếp đãi khách vào khung giờ nào… Chính vì vậy, bạn cần bàn bạc với gia đình về thủ tục hôn lễ hợp lý.
Trong đám cưới hiện nay, sẽ không thể thiếu những tiết mục giải trí đầy sôi động. Điều này sẽ giúp khuấy động không khí vui mừng, hạnh phúc trong tiệc cưới của bạn. Các tiết mục giải trí trong ngày cưới hiện nay rất đa dạng, có thể là nhạc acoustic, hoặc tiết mục nhảy, múa vũ đạo, trò chơi thể hiện câu chuyện tình yêu của hai bạn. Bạn nên gặp trực tiếp người dẫn chương trình để sắp xếp các tiết mục xen kẽ suốt buổi hôn lễ để đảm bảo không khí sôi nổi, vui vẻ và không bị trùng lắng.
1.6. Chọn chủ đề đám cưới
Đừng bỏ quên ý tưởng và màu sắc về chủ đề tổ chức đám cưới của hai bạn, đó có thể là lãng mạn, cổ điển, hiện đại… để trang trí cho bữa tiệc của bạn.
1.7. Lên danh sách khách mời
Nhân lúc còn thong thả, bạn nên chuẩn bị danh sách khách mời để tránh trùng tên hoặc bị bỏ sót những người quan trọng. Hãy suy nghĩ kỹ xem những ai mà bạn muốn họ xuất hiện tại hôn lễ để chúc phúc cho mình.
Bạn có thể liệt kê khách mời bằng cách phân nhóm như anh chị em họ, bạn bè cấp 2, bạn bè cấp 3, bạn bè đại học, bạn cùng công ty cũ… Sau khi ước lượng được khách mời, bạn có thể biết mình sẽ cần đặt bao nhiêu bàn tiệc và mức chi phí như thế nào.
1.8. Chọn địa điểm chụp ảnh cưới
Hiện nay có rất nhiều địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng như chụp ngoại cảnh tại địa điểm du lịch hoặc chụp hình tại phim trường chuyên nghiệp theo “concept” mà mình yêu thích. Ảnh cưới không chỉ để lưu giữ kỷ niệm mà còn có giúp cá nhân hóa không gian tiệc cưới của bạn theo cách rất riêng.
1.9. Mua sắm đồ dùng chuẩn bị cho đám cưới
Hãy cùng người bạn đời chuẩn bị đám cưới chi tiết nhất có thể và trong kế hoạch này đừng quên liệt kê các đồ dùng trong phòng cưới cần mua sắm. Thông thường, những vật dụng cần chuẩn bị cho phòng cưới bao gồm: Nệm, chăn, ga, gối, mùng… Tất cả những món đồ này cần đảm bảo mới nhất, tinh khôi nhất.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn việc lựa chọn chăn ga gối nệm cho phòng tân hôn của mình đừng bỏ lỡ theo dõi bài viết này nhé: https://vuanem.com/blog/bi-quyet-chon-chan-goi-nem-cuoi-dep-dem-tan-hon.html
1.10. Thống nhất chi phí giữa 2 họ
Sau khi đã có thời gian, địa điểm, thực đơn và đồ dùng chuẩn bị cho đám cưới, hai gia đình sẽ thống nhất rõ ràng các khoản chi phí mà nhà gái và nhà trai phải chịu, còn khoản chi phí nào sẽ chia đôi khi lập kế hoạch.
Ngoài ra, tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà sẽ có sự khác nhau nhất định trong việc tổ chức đám cưới. Hai gia đình cũng cần bàn bạc, thống nhất để đám cưới được diễn ra suôn sẻ nhất.
2. 5 Công việc cần chuẩn bị cho đám cưới trong hai tháng trước khi cưới
Sắp tới đám cưới rồi ư? Chỉ còn 60 ngày nữa là đến đám cưới, cô dâu & chú rể nên làm gì tiếp theo?
2.1. Đặt in thiệp cưới
Khi càng đến gần ngày tổ chức lễ cưới thì công việc cần chuẩn bị sẽ càng nhiều và càng gấp gáp. Lúc này, bạn nên đặt in thiệp cưới sớm. Hãy kiểm soát những thông tin in trên thiệp cưới phải đảm bảo đầy đủ và chính xác, bao gồm họ tên cô dâu và chú rể, họ tên bố mẹ hai bên, ngày giờ tổ chức hôn lễ, thời gian bắt đầu tiệc cưới và địa điểm tổ chức…
2.2. Chọn studio để chụp ảnh cưới
Hiện nay số lượng studio chụp ảnh cưới rất nhiều, bạn có thể tham khảo từ bạn bè, người thân, mạng xã hội… Hoặc cũng có một số nhà hàng tổ chức tiệc cưới có liên kết với studio chụp ảnh cưới để lựa chọn địa chỉ tin cậy nhất.
Sau khi đã lựa chọn được studio chụp ảnh cưới, bạn cần thống nhất với họ về thời gian, địa điểm, trang phục, phong cách chụp và chi phí chụp ảnh cưới. Phong cách chụp ảnh cưới rất được ưa chuộng mà bạn có thể tham khảo như phong cách Hàn Quốc, chụp ảnh trắng đen, phong cách chụp ảnh cưới Trung Hoa…
2.3. Thử váy cưới, vest cho cô dâu và chú rể
Chắn chắn một điều rằng cô dâu nào cũng muốn khoác lên mình bộ váy cưới lung linh và nổi bật nhất. Bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn ở tiệm thuê váy cưới để lựa chọn mẫu váy phù hợp với bản thân.
Bên cạnh việc chuẩn bị váy cưới cho cô dâu thì việc lựa chọn quần áo cho chú rể cũng quan trọng không kém. Chú rể có thể lựa chọn may vest hoặc thuê tùy thuộc vào sở thích của chú rể. Tuy nhiên, hãy đảm bảo sự phù hợp và hài hòa với bộ váy của cô dâu mặc nhé.
2.4. Chọn phương tiện di chuyển ngày cưới
Đừng quên chuẩn bị phương tiện di chuyển trong ngày cưới của mình. Nếu như nhà trai và nhà gái ở gần nhau có thể thuê xe ô tô để di chuyển trong ngày cưới. Nếu một người ở miền Bắc, một người ở miền Nam thì máy bay sẽ là lựa chọn tốt nhất. Lúc này hãy nghĩ đến việc thuê khách sạn, nhà nghỉ từ trước cùng phương tiện di chuyển cho họ nhà trai và nhà gái.
2.5. Lựa chọn phù dâu và phù rể
Bước tiếp theo trong kế hoạch chuẩn bị đám cưới cũng khá quan trọng là lựa chọn phù dâu và phù rể. Thông thường, cô dâu và chú rể sẽ lựa chọn người thân cận, bạn bè chưa kết hôn để làm phù dâu và phù rể trong ngày hôn lễ quan trọng của mình.
Bên cạnh phù dâu và phù rể thì đội ngũ bưng tráp cũng không thể thiếu. Bạn hãy chọn ra những chàng trai, cô gái xinh đẹp để giúp đỡ mình trong hôn lễ nhé.
2.6. Tìm người đại diện nhà gái và nhà trai
Một nhân vật không thể thiếu trong đám cưới là người đại diện cho họ nhà trai và đại diện cho họ nhà gái. Mỗi gia đình nên chọn một người đại diện có uy tín, nói chuyện dõng dạc, nghiêm túc nhưng khéo léo và có kinh nghiệm để họ có thể đứng lên phát biểu và nói chuyện với thông gia. Người đại diện thường là ông bà, người thân trong gia đình hoặc có thể nhờ tới hàng xóm nếu họ có thể đảm nhận tốt vai trò này.
2.7. Chọn thời gian và địa điểm đi hưởng tuần trăng mật
Tuần trăng mật sẽ là khoảng thời gian lý tưởng để hai bạn nghỉ ngơi sau khi diễn ra lễ cưới. Bạn nên lên kế hoạch đặt vé máy bay, khách sạn từ trước và sắp xếp công việc cho thật hợp lý. Thời điểm tốt nhất để đi hưởng tuần trăng mật là sau khi cưới 1 đến 2 ngày. Như vậy, bạn sẽ có thêm thời gian chuẩn bị trước cho chuyến trăng mật thật trọn vẹn và ý nghĩa.
Ở trong nước cũng có khá nhiều địa điểm du lịch trăng mật tuyệt vời như Phú Quốc, Đà Lạt, Sapa, Đà Nẵng… Còn ở nước ngoài thì các cặp đôi có thể lựa chọn Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai…
3. 7 Công việc cần chuẩn bị trong 1 tháng trước khi cưới
Một tháng trước khi cưới là giai đoạn tăng tốc để bạn chuẩn bị cho đám cưới của mình. Các công việc bạn cần chuẩn bị cho một đám cưới hoàn hảo trong 1 tháng trước khi cưới là:
3.1. Chọn nhẫn cưới
Trước 1 tháng tổ chức tiệc cưới, hai bạn nên đi chọn mua nhẫn cưới. Đây là vật tượng trưng cho tình cảm và sự gắn kết của cả hai, nó mang ý nghĩa thiêng liêng, quý giá mà tiền bạc không thể đo đếm được. Nên nhớ, đừng quá quan tâm đến giá trị của nhẫn cưới mà hãy chọn mẫu nhận cả hai đều thích.
3.2. Chụp ảnh cưới
Sau khi đã chọn được studio chụp ảnh và địa điểm, phong cách hình cưới. Bước tiếp theo là sắp xếp thời gian để chụp ảnh, đó có thể là ngoại cảnh hay phim trường tùy theo sở thích mà bạn đã lựa chọn trước đó.
3.3. Chuẩn bị phụ kiện cưới cho cô dâu và chú rể
Một số phụ kiện của cô dâu và chú rể như vương miện, cài tóc, thắt lưng, khăn voan,caravat… đều là những đồ dùng rất nhỏ nhưng lại quan trọng nên cần phải chuẩn bị từ trước.
3.4. Gặp phù dâu và phù rể
Hai bạn nên dành thời gian để gặp gỡ và trò chuyện cùng phù dâu và phù rể. Qua cuộc trò chuyện, biết đâu hai bạn sẽ có thêm những ý tưởng cho đám cưới của mình. Hơn hết, buổi gặp mặt trò chuyện sẽ giúp mọi người trao đổi về buổi lễ cưới rõ ràng hơn.
3.5. Viết thiệp mời
Khi đã lên danh sách mời cụ thể từ bước chuẩn bị đám cưới ở trên rồi, bây giờ hãy đi lấy thiệp đã được in và theo danh sách đó để viết lên thiệp mời. Hãy viết thật chính xác, chỉn chu đến từng chi tiết thông tin của khách mời để họ thấy được sự tôn trọng của bạn. Nếu không có thời gian, lượng khách mời quá nhiều thì bạn cũng có thể nhờ tới bạn bè, người thân hỗ trợ viết thiệp mời giúp mình.
3.6. Chuẩn bị phong bao lì xì
Có không ít người khi chuẩn bị đám cưới lại quên mất phần chuẩn bị phong bao lì xì. Hãy chuẩn bị đủ bao lì xì để phát cho phù dâu, phù rể nhằm chia sẻ may mắn với mọi người trong ngày đám cưới.
3.7. Thống kê lại các hạng mục chi phí
Hãy kiểm tra thật cẩn thận, rà soát kỹ những hạng mục chi phí và tính tổng cộng lại khoản tiền mà bạn phải cho cho kế hoạch đám cưới của mình. Từ đó bạn sẽ có sự chuẩn bị kinh tế tốt nhất cũng như phòng ngừa trường hợp phát sinh chi phí.
4. 5 Công việc cần chuẩn bị trước 15 ngày diễn ra đám cưới
Đến đây, mọi công việc chuẩn bị cho đám cưới cũng đã “hòm hòm”. 15 ngày còn lại, bạn nên dành thời gian cho các công việc sau:
4.1. Thống nhất mọi việc lần cuối
Thời điểm này cả hai bên gia đình nên cùng ngồi xuống lại lần nữa để thống nhất về khoản chi phí, phương thức di chuyển, thông tin ngày cưới… để mọi chuyện đều diễn ra theo đúng như kế hoạch chuẩn bị đám cưới đã lập ra.
4.2. Mời thiệp cưới
Mời thiệp cưới là bước sẽ mất khá nhiều thời gian, hai bạn có thể cùng nhau đi mời khách hoặc chia ra mời đều được.
4.3. Xác nhận dịch vụ, chi phí và thanh toán
Hãy dành thời gian để gọi cho các bên cung cấp dịch vụ đám cưới để xác nhận mọi thứ đã chuẩn bị tốt chưa, chi phí như thế nào, có gì thay đổi không, bao gồm các nhà hàng cho tới studio ảnh cưới, địa chỉ cho thuê váy cưới, thuê xe cưới… Bạn nên tính xem tổng chi phí hết bao nhiêu và cần phải thanh toán trước bao nhiêu.
4.4. Phân công và diễn tập chuẩn bị trước đám cưới
Để có một hôn lễ long trọng và hoàn chỉnh thì mỗi người sẽ có nhiệm vụ riêng. Cô dâu và chú rể trong ngày cưới sẽ phụ trách việc đứng ngoài sảnh chào đón khách khứa. Những người khác trong gia đình sẽ chia nhau phụ trách coi việc tiếp khác, thăm khỏi khách mời, chuẩn bị đồ ăn, đồ uống, quản lý thùng tiền, quản lý sổ yêu thương…
Tốt nhất mọi người nên thử diễn tập trước cùng nhau, bởi vì không phải ai cũng có kinh nghiệm làm những việc này. Do đó, việc tập duyệt trước nếu có vướng mắc, sơ suất ở đâu sẽ được khắc phục ngay và gia tăng sự ăn ý phối hợp.
4.5. Chăm sóc bản thân trước thềm đám cưới
Dù có chuẩn bị kỹ càng tới đâu, chắc hẳn trước ngày cưới cô dâu và chú rể sẽ cảm thấy lo lắng, mất bình tĩnh. Điều này có thể khiến bạn mất ăn, mất ngủ và ảnh hưởng đến nhan sắc và sức khỏe. Do đó hãy thả lỏng bản thân, giữ tâm trạng thoải mái, bình tĩnh và tập đi ngủ sớm mỗi ngày. Như vậy vừa có thể giữ được sức khỏe tốt vừa có một làn da đẹp cùng tâm lý ổn định trước ngày cưới.
Trên đây là những hướng dẫn về các công việc cần chuẩn bị cho đám cưới hoàn hảo mà Vua Nệm muốn chia sẻ đến các cặp cô dâu và chú rể trong tương lai. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp hai bạn chuẩn bị chu đáo, tươm tất cho hôn lễ trọng đại của cuộc đời mình.