Hướng dẫn chuẩn bị thủ tục lễ cưới từ A-Z đầy đủ nhất 

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Ngày cưới được xem là một trong những ngày quan trọng nhất của đời người nên bất cứ ai cũng mong nó được diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Trong văn hóa của người Việt Nam, lễ cưới sẽ bao gồm thủ tục lễ cưới với rất nhiều trình tự. 

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu tất cả các thủ tục lễ cưới, để giúp ngày trọng đại của mình và người thân được được diễn ra trọn vẹn nhất nhé!

1. Lễ dạm ngõ hai bên gia đình

1.1. Những điều cần biết về lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là buổi lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa cưới hỏi của người Việt Nam. Đây được xem là buổi lễ quyết định nhằm chính thức hóa mối quan hệ sui gia giữa hai nhà. 

Nói cách khác, lễ dạm ngõ là buổi lễ gặp mặt giữa nhà cô dâu và nhà chú rể. Nhà trai đến nhà gái để được đặt vấn đề chính thức cho đôi trẻ được tìm hiểu nhau kỹ càng trước khi đi đến hôn nhân. Về bản chất, lễ dạm hỏi là một ứng xử văn hóa, để cho 2 bên gia đình biết nhau.

thủ tục đám cưới ở việt nam
Lễ dạm ngõ là bước đầu tiên của thủ tục lễ cưới trong văn hóa của người Việt Nam

Trước khi tiến hành lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ lựa chọn ngày tốt để sang nhà gái bàn bạc xin phép để cho hôn lễ diễn ra. Trong buổi lễ này, 2 nhà cũng sẽ đồng thời quyết định xem ngày giờ tổ chức hôn lễ, số lượng tráp, địa điểm tổ chức tiệc, cách thức tổ chức lễ cưới,… 

Khi sang nhà gái, nhà trai thường sẽ chuẩn bị trầu cau, thuốc, trà, bánh kẹo theo số lượng chẵn.

1.2. Quy trình thực hiện lễ dạm ngõ

Thành phần tham gia lễ dạm ngõ sẽ bao gồm cô dâu chú rể, bố mẹ cô dâu chú rể, cô dì chú bác ruột thịt 2 bên. 

Nhà gái sẽ tiếp đón nhà trai bằng trà, bánh kẹo, thuốc, trái cây,.. Sau khi nhận lễ từ nhà trai, nhà gái sẽ mang lên bàn thờ để thắp hương.

thủ tục của 1 đám cướ
Hai bên gia đình sẽ tiến hành nói chuyện với nhau về chuyện ngày cưới cùng các thủ tục cưới hỏi

Hai bên gia đình sẽ tiến hành nói chuyện với nhau về chuyện ngày cưới cùng các thủ tục cưới hỏi có liên quan. Sau khi lễ dạm ngõ kết thúc, cô dâu được xem như là đã có chốn nương tựa, gửi gắm, bước đầu tiến đến cuộc sống hôn nhân.

2. Lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ sẽ là lễ ăn hỏi. Thông thường, với một số cô dâu chú rể có 2 bên gia đình ở xa nhau thì lễ ăn hỏi sẽ được gộp chung với lễ cưới. Còn ngoài ra thì lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức riêng để 2 bên gia đình có sự chuẩn bị cho lễ cưới được tốt nhất. 

2.1. Những điều cần biết về lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là giai đoạn cực kỳ quan trọng của lễ cưới. Sau lễ ăn hỏi, cô gái sẽ là “vợ sắp cưới” của chàng trai, còn chàng trai thì cũng được chính thức được nhận làm rể của nhà gái, có thể xưng hô cha mẹ. 

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ tiến hành chuẩn bị và mang đủ số tráp mà 2 bên gia đình đã thống nhất trước đó đến nhà gái. Hai bên gia đình sẽ giới thiệu thành phần tham gia lễ ăn hỏi. Mẹ chú rể sẽ trao trầu cau cho mẹ của cô dâu. Sau đó nhà gái sẽ nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.

thủ tục đám cưới nhà tra
Lễ ăn hỏi được xem là thủ tục tiền đám cưới cho các cặp đôi

Theo phong tục cưới tại miền Bắc, số tráp mang đến nhà cô dâu thường là số lẻ 5, 7, 9 hoặc 11 tráp. Đồng thời, số lễ vật bên trong tráp phải là bội của số 2. 

Tuy nhiên, ở miền Nam, số tráp mà nhà trai chuẩn bị phải là số chẵn. Và không nên thiếu tráp bánh cốm, bánh xu xê, chè, hạt sen, thuốc lá, rượu…

2.2. Quy trình thực hiện lễ ăn hỏi

Sau khi nhận lễ từ nhà trai, nhà gái sẽ mang một ít trầu cau để thắp hương lên bàn thờ tổ. Ở một số nơi, nhà gái sẽ chỉ giữ lại 2 phần sính lễ. Số còn lại nhà trai sẽ mang về. Sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mang lễ vật nhà trai mang đến để mời họ hàng và bạn bè.

Đặc biệt, trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì tiền đem đến cho nhà gái. Một phong bì là chuẩn bị cho nhà nội, một phong bì cho nhà ngoại, và 1 phòng bì để đặt trên bàn thờ. Đây chính là tiền lễ đen. 

thủ tục đám cưới miền bắc
Lễ cưới có thể cách lễ ăn hỏi từ 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng hoặc thậm chí vài tháng.

Sau các thủ tục ra mắt 2 bên, cô dâu và chú rể sẽ rót trà và mời nước. Kết thúc lễ ăn hỏi sẽ là lễ cưới.

Lễ cưới có thể cách lễ ăn hỏi từ 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng hoặc thậm chí vài tháng. Tùy vào sự thống nhất giữa 2 bên gia đình.

3. Lễ cưới

Lễ cưới chính là thủ tục quyết định đánh dấu trang mới cho cô dâu và chú rể. Có 2 cách để tổ chức hôn lễ đó là tổ chức chung tại khách sạn hoặc tổ chức riêng từng nhà. Nếu là tổ chức riêng thì ngày ăn mừng, tiệc tùng sẽ tổ chức trước ngày làm lễ cưới. 

3.1. Lễ cưới nhà cô dâu

Nhà gái gọi buổi lễ này là lễ vu quy. Nhà trai đúng giờ đã chọn từ trước đến nhà cô gái để rước dâu. 

thủ tục đám cưới miền na
Hôn lễ ở nhà gái được gọi là lễ vu quy

Đại diện nhà trai sẽ tiến lên để giới thiệu thành phần tham dự lễ cưới. Sau đó xin phép cho chú rể lên đón dâu. 

Cô dâu lúc này nếu không có chú rể thì phải ở trong phòng chờ và không được lộ mặt. Cô dâu, chú rể thắp hương lên bàn thờ và ra mắt gia đình 2 họ. Nhà trai sẽ xin phép nhà gái để đưa cô dâu về nhà chồng.

3.2. Lễ cưới nhà chú rể

Nhà trai gọi buổi lễ này là lễ thành hôn. Sau khi đón cô dâu về nhà, chú rể sẽ thắp nhang lên bàn thờ gia tiên. 

thủ tục đám cưới miền trung
Hôn lễ ở nhà trai được gọi là lễ thành hôn

Chú rể ra mắt cô dâu cho họ hàng bên nhà trai. Hai vợ chồng tiến hành trao nhẫn cưới cho nhau. Cô dâu chú rể mời nước, mời trà 2 bên gia đình.

Đại diện nhà trai sẽ mời sẽ mời nhà gái lên thăm phòng của cặp đôi mới cưới.

3.3. Lễ cưới tại khách sạn

Nếu 2 bên gia đình quyết định tổ chức chung tại khách sạn thì nên tiến hành di chuyển đến sảnh cưới trước 30 phút. Bố mẹ 2 bên sẽ đón khách khứa. Cô dâu ngồi chờ ở phòng chờ.

Tiệc bắt đầu, cô dâu và chú rể sẽ đại diện 2 bên gia đình để nâng ly mời khách mời. Và khách mời bắt đầu nhập tiệc. Sau hôn lễ, bố mẹ cô dâu và chú rể sẽ tiễn khách khứa. 

thủ tục đám cưới miền tây
Lễ cưới khách sạn sẽ bao gồm tiệc cho gia đình 2 bên nhà

4. Lễ lại mặt

Sau lễ cưới sẽ là lễ lại mặt. Lễ lại mặt là một thủ tục cưới vô cùng quan trọng, và không thể thiếu sau hôn lễ. Đây là cách để thể hiện sự hiếu thảo, sự biết ơn của đôi vợ chồng mới cưới đối với gia đình nhà cô dâu. 

Thời gian diễn ra lễ lại mặt đó chính là sau ngày cưới 1 ngày. Tuy nhiên, nếu nhà cô dâu và chú rể xa nhau thì 2 bên gia đình sẽ bàn bạc với nhau để dời lại lễ lại mặt từ 1-2 ngày. Song, lễ lại mặt không được dời quá nhiều ngày, để tránh làm mất đi sự tôn trọng với gia đình của cô dâu.

Trong lễ lại mặt, nhà trai cần phải chuẩn bị lễ vật sang nhà gái, và thường là gạo nếp và 1 con gà trống. Một số địa phương thì chỉ cần bánh kẹo, thuốc và trà là được. 

Lễ lại mặt sẽ diễn ra vào buổi sáng. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ ở lại ăn cơm trưa với bố mẹ nhà cô dâu.

thủ tục đám cưới truyền thống
Không thể thiếu lễ lại mặt trong phong tục cưới ở nước ta

>> XEM THÊM: Tìm hiểu 6 lễ trong đám cưới xưa của người Việt Nam đầy đủ và chi tiết

Tại nước ta, thủ tục lễ cưới sẽ diễn ra dưới rất nhiều bước và buổi lễ khác nhau. Mỗi buổi lễ đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi đây là bước đầu tiên để xây dựng cuộc sống hạnh phúc sau này của vợ chồng. Để hôn lễ của bạn trở nên trọn vẹn nhất, bạn đừng quên tham khảo những thủ tục cưới mà Vua Nệm đã tổng hợp trên đây nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM