Chuyện quanh ta

Tìm hiểu 6 lễ trong đám cưới xưa của người Việt Nam đầy đủ và chi tiết

CẬP NHẬT 30/07/2022 | BỞI Hương Lăng

Đứng trước dòng chảy của thời gian, đám cưới của người Việt Nam nay đã khác xưa rất nhiều. Chính vì vậy, bài viết này hãy cùng Vua Nệm khám phá về 6 lễ trong đám cưới hay còn gọi là lục lễ của người Việt xưa để hiểu hơn về phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Cùng tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu 6 lễ trong đám cưới xưa
Tìm hiểu 6 lễ trong đám cưới xưa

1. 6 lễ trong đám cưới xưa

1.1. Lễ nạp thái

Trong lễ tục hôn nhân truyền thống “nạp thái” mang hàm ý “thu nạp những sính lễ mà nhà trai mang đến để thưa chuyện với nhà gái”. Đây là lễ đầu tiên trong trình tự lục lễ. Theo đó, nhà trai mang đến đôi chim nhạn để làm sính lễ.

Lễ nạp thái dùng chim nhạn vì “Chim nhạn biểu trưng cho sự thuận theo thời tiết âm dương và hàm ý người vợ sẽ theo đạo nghĩa của người chồng”.

Cụ thể, lễ nạp thái dân gian gọi là lễ chạm ngõ, một lễ nghi đơn giản mà bà mối sẽ dẫn đoàn của nhà trai sang thăm nhà gái. Số lượng thành viên trong đoàn đơn giản, tuy nhiên sẽ cần người có khả năng trò chuyện, đối đáp và bắt buộc có chú rể đi cùng.

Lễ này để gia đình nhà trai xem mặt và xem tướng của cô gái (từ dung mạo đến nét mặt, dáng đi, giọng nói, cử chỉ, cũng như khả năng nấu nướng và quán xuyến việc gia đình. Đồng thời là bước đà cho nhà trai coi gia cảnh và gia phong của nhà gái.

Lễ nạp thái sẽ là chặng đường trước tiên của hôn nhân, nhưng vẫn cho có khả năng ràng buộc hai bên gia đình. Một trong hai phía nếu không bằng lòng thì có thể nói với bà mối để không tiến hành tiếp các lễ ở phía sau.

1.2. Lễ vấn danh

Nhà trai sẽ cử một đoàn vài ba người cùng các lễ vật gồm chè, rượu, trầu, cau. Trọng điểm của lễ này là nhà trai sẽ xin ngày tháng năm sinh của cô gái để về xem tuổi. Khi nhà trai đến thì nhà gái sẽ đưa ra tờ giấy đã ghi rõ thông tin của cô gái, đôi lúc cả giờ sinh nếu như bên nhà trai yêu cầu.

nếu như mệnh của hai người tương sinh thì rất hợp, ví dụ như chồng mệnh Kim, vợ mệnh Thủy, Kim sinh Thủy là tương sinh. Ngược lại, chồng mệnh Kim, vợ mệnh Mộc, là tương khắc. Sau đó, người ta xét kỹ đến hệ can chi để tính toán chuẩn xác hơn.

Lễ vấn danh
Lễ vấn danh

1.3. Lễ nạp cát

Ở 6 lễ trong đám cưới, sau lễ vấn danh, nếu bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi sẽ đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Tất nhiên sẽ phải chọn ngày lành tháng tốt. Theo đó, bên nhà trai thường sẽ hỏi ý kiến bên nhà gái cùng một số điểm quan trọng cụ thể và số lễ vật,

Nếu nhà gái mong muốn lễ vật to sẽ nói ý tứ như họ hàng nội ngoại đông, bạn bè giao lưu rộng nên nhà trai coi đấy mà biện lễ. Lúc này, lễ vật thường là buồng cau to ba bốn trăm quả, dăm chai rượu nếp, một mâm xôi giấc, nhà trai sính lễ nhiều hơn có thêm thủ lợn, con lợn sữa quay, trà và bánh trái…

Sau này, người ta bỏ bớt xôi gấc, lợn quay mà thay vào đó là các loại bánh như bánh chưng, bánh dày, bánh cốm, bánh phu thê…

Theo đó, bánh cốm gói lá chuối xanh kèm với bánh phu thê làm bằng loại bột lọc, nhuộm màu vàng như ngọc. Bánh cốm tượng trưng cho âm, bánh phu thê tròn tượng trưng cho dương (cũng biểu thị nam và nữ, trời và đất). Bánh cốm, bánh phu thê (có nơi gọi là bánh su sê), lại thêm mứt sen, chè cân loại hảo hạng, cau tươi, và trầu không sao cho tương xứng với số bánh trái trên cùng với dăm ba chai rượu màu.

1.4. Lễ nạp trưng

Lễ nạp trưng hay còn gọi là lễ thách cưới. Nội dung của lễ này là nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp sính lễ gì. Nhà gái thường nói đội lên những đòi hỏi rất cao như vòng, xuyến, hoa tai, xà tích, quần áo mớ ba mớ bảy, bạc trắng, tiền giấy, rượu, gạo, lợn… Nhà trai tùy vào khả năng mà thuyết phục. Do đó, vì điều này mà nhiều nàng dâu mới về thường bị mẹ chồng làm khó.

Lễ nạp trưng còn được gọi là lễ thách cưới
Lễ nạp trưng còn được gọi là lễ thách cưới

1.5. Lễ thỉnh kỳ

Đây là lễ xin định ngày giờ làm lễ cưới, tuy nhiên ngày giờ cũng đã do bên nhà trai quyết định rồi và chỉ hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi. Thông thường thì nhà gái cũng tùy ý bên trai.

1.6. Lễ thân nghinh

Khi đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định. Bên nhà trai sẽ mang lễ vật sang làm lễ rước dâu về. Theo đó, lễ thân nghinh cần phải kiêng kỵ một vài điều như:

Cô dâu, chú rể đang không ở trong thời kỳ chịu tang.
Ngày giờ cưới phải tránh những giờ không vong, sát chủ và phải tránh tháng ngâu (tháng 7 âm lịch).

Trước giờ đón dâu vài ba tiếng đồng hồ, nhà trai sẽ cử người đến nhà gái với cơi trầu xếp đủ 12 miếng trầu cánh phượng, 12 miếng cau cánh tiên, đến nhà tân nương báo xin giờ đón dâu. Việc xin dâu vào lúc áp ngày, giờ cưới nhằm đảm bảo cho lễ cưới trơn tru, tránh tai tiếng có thể tạo ra đối với cá nhân, họ hàng, quan khách hay đám cưới không có tân nương.

Một buổi lễ thân nghinh của người Việt xưa
Một buổi lễ thân nghinh của người Việt xưa

2. Những nghi lễ trong đám cưới người Việt thời hiện đại

2.1. Lễ chạm ngõ

Chạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong đám cưới, đây là buổi gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi trẻ được tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau kỹ hơn trước khi quyết định đi đến hôn nhân.

Buổi lễ này không cần vai trò hẹn trước của người mai mốt và cũng không cần lễ vật rườm rà. Hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày cùng những thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản là trầu cau một số nơi có thêm chè thuốc, kẹo bánh…

Lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ là buổi gặp gỡ của hai bên gia đình

2. Lễ ăn hỏi

Vào ngày này, nhà trai sẽ mang theo các tráp đựng sính lễ đến ra mắt nhà gái với mong muốn hỏi người con gái về làm vợ, làm dâu trong gia đình. Đây là nghi thức khá cầu kỳ trong việc chuẩn bị mâm tráp, mỗi mâm tráp chứa một loại lễ vật khác nhau.

Các phù dâu, phù rể sẽ từng đôi một mang mâm tráp đến đặt tại nhà gái. Tráp ăn hỏi thường là số lẻ, và số đồ lễ là số chẵn. Đồ lễ ăn hỏi thường có là mứt sen, bánh phu thê (su sê), bánh cốm, rượu, trầu cau, … – những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền. Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái và cô dâu tương lai.

3. Lễ xin dâu

Lễ xin dâu trong đám cưới truyền thống đã có mặt từ rất lâu đời nhưng đến nay thì có một số gia đình thường bỏ qua để đơn giản hơn trong phong tục cưới hỏi. Với nghi thức này trong đám cưới truyền thống, trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu ( hay còn gọi là tráp xin dâu) để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

4. Lễ rước dâu

Trong ngày lễ này chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc lễ vật đến đón cô dâu về nhà. Theo phong tục truyền thống thì ở nghi lễ này hai bên gia đình sẽ trao tặng quà cho nhau, của hồi môn cho cô dâu như tượng trưng cho lời chúc phúc đôi vợ chồng mới sẽ luôn hạnh phúc và giàu sang.

Lễ rước dâu
Lễ rước dâu ngày nay

Sau các nghi thức truyền thống tại gia đình hai bên thì đôi vợ chồng mới sẽ dành thời gian để tổ chức tiệc cưới nhằm thông báo tin kết hôn đến với bạn bè gần xa và những người xung quanh đến để chung vui với niềm hạnh phúc mới.

Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái, đi xe hoa và mang hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Trang phục cưới lúc này là trang phục u, cô dâu mặc váy cưới màu trắng và chú rể mặc vest. Các quan khách tham dự cũng sẽ ăn mặc thật đẹp để đến chúc phúc cho hai bên gia đình trong đám cưới.

Tổ chức đám cưới trong thời hiện đại
Tổ chức đám cưới trong thời hiện đại

5. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là tục lệ cuối cùng của các lễ trong đám cưới. Thời gian đôi vợ chồng về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới. Theo đó, đồ lễ gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp hoặc đơn giản hơn là bánh kẹo, rượu thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ trong ngày này.

Xem thêm: Checklist 30 công việc cần chuẩn bị cho đám cưới hoàn hảo

Theo thời gian, 6 lễ trong đám cưới thời xưa đã được lược bớt để tiết kiệm thời gian và chi phí, song về cơ bản thì chúng vẫn được xây dựng dựa trên nét văn hóa từ lâu đời mà ông bà để lại. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin thú vị và hữu ích. Chúc bạn đọc có phút giây thư giãn thật tuyệt.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng