Tình yêu - Gia đình

Các nghi thức lễ cưới ở nhà trai chú rể cần biết

CẬP NHẬT 08/06/2022 | BỞI Tiến Kiều

Theo nhịp sống hiện đại các lễ nghi cưới hỏi phần nào đã được lược bớt, tuy nhiên các thủ tục làm nên lễ cưới truyền thống vẫn được giữ gìn trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. 

Trong đó nghi thức lễ cưới ở nhà trai được tổ chức tại gia đình chú rể là nghi thức quan trọng không thể thiếu. Trước khi làm đám cưới, các chú rể cần tìm hiểu những thủ tục cưới hỏi và nghi thức lễ cưới ở nhà trai để giúp đám cưới diễn ra trọn vẹn nhé. 

Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị thủ tục lễ cưới từ A-Z đầy đủ nhất

1. Lễ rước dâu

Văn hóa đám cưới của người Việt quan niệm rằng các nghi lễ phải được thực hiện suôn sẻ thì đời sống của cặp vợ chồng trẻ mới xuôi chèo mát mái. Một trong những nghi lễ quan trọng đó chính là “lễ rước dâu”. 

Sau khi thực hiện những nghi thức lễ tại nhà gái, nhà trai sẽ làm lễ rước dâu để chính thức đón cô dâu về nhà chồng. Sau khi rước dâu cặp vợ chồng trẻ sẽ thực hiện nghi lễ gia tiên, ra mắt cô dâu với gia đình nhà trai.

lễ rước dâu
Cô dâu được đón bằng xe hoa cưới do nhà trai chuẩn bị

Nghi thức lễ cưới ở nhà trai được diễn ra như sau: Vào giờ đẹp, cô dâu và chú rể cùng sánh đôi bên nhau để ra xe hoa cưới. Người chủ hôn (thường là bậc vai vế trong gia đình) dẫn đầu đoàn rước dâu. Theo sau là cô dâu, chú rể và người thân, họ hàng, bạn bè hai bên gia đình nhà trai với nhà gái. 

Cô dâu được đón bằng xe kết hoa do nhà trai chuẩn bị. Cặp tân lang tân nương ngồi riêng trên xe hoa đi về nhà chú rể. Các khách mời sẽ cùng về nhà chú rể trên một chiếc xe khác. 

Tùy theo phong tục của mỗi vùng miền mà nghi thức lễ cưới ở nhà trai cũng có chút khác biệt. Đoàn rước dâu về nhà trai có gia đình, họ hàng, bạn bè của chú rể. Thông thường một số bạn bè, người thân của cô dâu cũng sẽ theo đoàn rước dâu tới nhà trai để chia vui cũng như xem phòng cưới, nơi ở mới của cô dâu. 

Theo nghi thức lễ cưới ở nhà trai của miền bắc và miền trung, khi rước dâu sang nhà trai thì cha mẹ cô dâu sẽ không đi theo. Có thể tục lệ này xuất phát bởi quan niệm ngại cảnh chia ly, con gái khi xuất giá sẽ phải theo nhà chồng. Nhưng họ hàng thân thuộc vẫn được đi cùng đoàn rước dâu đưa cô dâu về nhà chồng.

Với tư tưởng phóng khoáng của người miền Nam, nghi thức lễ cưới ở nhà trai cũng có ít ràng buộc hơn. Cha mẹ cô dâu vẫn cùng đoàn rước dâu đưa con gái về với gia đình nhà chồng. Người miền Nam quan niệm rằng ngày cô dâu xuất giá là niềm tự hào, và ngày này càng ý nghĩa hơn khi cô dâu thực hiện nghi thức lễ cưới ở nhà trai dưới sự chứng kiến của song thân đôi bên.

2. Lễ gia tiên

Lễ gia tiên là nghi thức lễ quan trọng nhất ở nhà trai sau khi thực hiện lễ rước dâu. Nghi thức này giúp đôi trẻ chính thức nên duyên vợ chồng trong sự chứng kiến của song thân phụ mẫu và họ hàng hai bên.

lễ gia tiên
Cô dâu và chú rể sẽ cùng thắp hương cầu mong sự phù hộ của tổ tiên

Trong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ cùng thắp hương cầu mong sự phù hộ của tổ tiên. Sau đó là nghi thức lễ cưới ở nhà trai. Cô dâu sẽ mời trà ra mắt ông bà rồi tiếp đến mời trà cha mẹ chồng. Theo phong tục truyền thống, sau khi cô dâu thực hiện xong các nghi lễ sẽ được bố mẹ chồng trao quà cưới là nữ trang hoặc tiền vàng.

Lễ gia tiên trong ngày cưới là buổi lễ cưới chính thức. Chú rể sẽ trao cho cô dâu nhẫn cưới trước sự chứng kiến và chúc phúc của toàn bộ gia đình họ hàng hai bên. 

Kết thúc lễ gia tiên với những nghi thức lễ cưới ở nhà trai cũng là thời điểm vui nhất khi cô dâu và chú rể đãi tiệc mừng với tất cả người thân, bạn bè. Nếu tiệc mừng được tổ chức ở nhà hàng thì cặp đôi sẽ về nhà làm lễ gia tiên sau đó ra trung tâm tiệc cưới để chào đón khách mời, nhận những món quà cưới và lời chúc phúc của mọi người.

2.1 Thời điểm lễ gia tiên

  • Lễ gia tiên trong nghi thức lễ cưới ở nhà trai được tiến hành ở cả lễ ăn hỏi và lễ cưới.
  • Trong ngày ăn hỏi, lễ gia tiên được diễn ra tại nhà gái. Cô dâu chú rể sẽ thắp hương tại nhà gái.  Còn trong ngày cưới thì lễ gia tiên được diễn ra ở cả hai gia đình.
  • Trong cả đám hỏi và lễ cưới, nghi thức lễ gia tiên thường được diễn ra cuối cùng. Sau khi nhà trai và nhà gái đã thống nhất đồng ý về việc cưới hỏi.
thời điểm lễ gia tiên
Thời điểm lễ gia tiên nên tổ chức khi nào?

2.2 Lễ vật trên bàn gia tiên

Mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau nhưng nhìn chung bàn lễ gia đều được dọn dẹp sạch sẽ và bày biện lễ vật. Bàn lễ có thể được phủ vải đỏ, treo chữ hỷ ngày cưới để thêm phần trang trọng

Bên cạnh đó, nghi thức lễ cưới ở nhà trai giữa các vùng miền vẫn có những điểm khác biệt trong cách bài trí bàn lễ cần quan tâm, lưu ý.

  • Miền Bắc: Ở miền Bắc, bàn thờ gia tiên là bàn thờ chính trong nhà. Trước buổi lễ bàn thờ cần được bao sái sạch sẽ, có thể dán thêm chữ Hỷ. Nghi thức lễ cưới ở nhà trai cần có một mâm ngũ quả được kết hình cầu kỳ và cắm hoa tươi – thường là hoa ly, hoa lay ơn. Khi nhà trai rước cô dâu về nhà sẽ được nhà gái lại quả một phần quà của tráp xin dâu để mang về thắp hương trên bàn thờ.
  • Miền Trung: Với quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật”, lễ cưới của người miền Trung không đặt nặng sự cầu kỳ . Bàn lễ gia tiên được chuẩn bị cẩn thận và chu đáo với đầy đủ trầu cau, trà, rượu, nến tơ hồng và bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm mâm lễ bánh kem, bánh dẻo… chứ không dùng đồ mặn (heo quay) như nhiều nơi.
  • Miền Nam: Nghi thức lễ cưới ở nhà trai tại miền Nam đặt cao yếu tố thẩm mỹ và lễ nghi. Các gia đình sẽ thường trang trí một dãy bàn riêng dựng mâm lễ rộng rãi ngay phòng khách để đảm bảo sự trang trọng. Dãy bàn này sẽ được trang trí với phông đỏ, câu đối, cặp lư đồng dán chữ hỷ, đôi mâm quả long phụng, hai bình hoa lớn. Trên bàn thờ chính cũng được bày mâm ngũ quả, hoa tươi để bàn thờ thêm đẹp mắt.
bàn thờ lễ gia tiên
Lễ vật trên bàn thờ gia tiên gồm những gì?

2.3 Thực hiện lễ gia tiên như thế nào

Lễ cúng gia tiên là nghi thức văn hóa truyền thống trong nghi thức lễ cưới ở nhà trai, với ý nghĩa thông báo trước bàn thờ tổ tiên về chuyện hỷ sự. Đây được coi là lễ ra mắt của cô dâu chú rể đối với hai bên gia đình nhà chồng, vợ. 

Theo đúng nghi lễ từ xa xưa, trước khi cô dâu được rước về nhà chồng, người chủ hôn sẽ đốt nén hương xua đuổi những điều xui rủi không theo chân cặp uyên ương về nhà. Đoàn rước dâu của hai nhà trai và gái sẽ cùng nhau về nhà chú rể để trình diện tổ tiên, họ hàng.

Khi đoàn rước dâu về tới nhà chú rể, cặp tân lang tân nương sẽ tiếp tục làm lễ ra mắt tổ tiên tương tự như nghi lễ gia tiên tại họ nhà gái.

  • Thành phần tham dự: Trong nghi thức lễ cưới ở nhà trai, một số gia đình chỉ có đôi uyên ương và bố mẹ chú rể vào lễ thắp hương trên bàn thờ chính (do diện tích phòng thờ không đủ để đón tiếp quan khách). Tuy nhiên, một số gia đình có điều kiện sẽ sửa soạn một dãy bàn 2 tầng dùng để đặt mâm lễ trong phòng khách tượng trưng cho bàn thờ chính. Và tất cả thành phần đoàn rước dâu đều được tham gia, chứng kiến nghi thức lễ cưới ở nhà trai này.
  • Thủ tục: Bố chú rể hoặc đại diện họ nhà trai (nam giới) sẽ là người thắp đèn hương trên bàn thờ sau đó đọc bài khấn. Cô dâu chú rể sẽ làm lễ  theo sự hướng dẫn của người chủ trì hoặc cha mẹ. Sau khi thắp hương xong, cặp uyên ương sẽ cùng cúi lạy song thân phụ mẫu của chú rể và mời trà nước các bậc cao tuổi trong gia đình.

Đặc biệt, lễ gia tiên miền Nam không thể thiếu cặp đèn cầy (nến) lớn khắc hình long phụng. Đôi đèn cầy này được nhà trai chuẩn bị sẵn, đặt trong mâm tráp đem qua nhà gái. Nhà gái cũng sẽ chuẩn bị một cặp chân nến, thắp đôi đèn lễ vật này trên bàn thờ gia tiên trong ngày nhà trai đến đón dâu. 

Để chân đèn và đèn cầy ghép lại hoàn hảo với nhau, hai nhà nên chuẩn bị trước kích cỡ, tránh mắc những sai sót khi làm lễ. Theo quan niệm tâm linh của nghi thức lễ cưới ở nhà trai, đèn cầy (nến) được thắp trên bàn thờ mang lại hạnh phúc, sự ấm áp cho tình yêu của đôi trẻ.

2.4 Trang phục cho nghi thức lễ cưới ở nhà trai 

trang phục lễ gia tiên
Trang phục cho nghi thức lễ cưới ở nhà trai 
  • Trang phục chú rể: Trong ngày cưới chính thực hiện nghi thức lễ cưới ở nhà trai, chàng rể nên chọn cho mình những bộ vest cưới lịch lãm, sang trọng, có thể kết hợp phụ kiện như đồng hồ, vòng bạc đeo tay. Trong lễ ăn hỏi, nếu muốn theo phong cách truyền thống chú rể có thể lựa chọn áo dài đôi với cô dâu. 
  • Cô dâu: Ngày ăn hỏi cô dâu nên chuẩn bị một bộ áo dài truyền thống, khăn xếp để tôn lên vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Vào ngày cưới chính, khi thực hiện nghi thức lễ cưới ở nhà trai và các nghi lễ khác, cô dâu nên chọn những mẫu váy cưới nhẹ nhàng, tiện cho việc di chuyển. Đến đám cưới trong tiệc mừng, cô dâu có thể thay mẫu váy lộng lẫy mình yêu thích để phù hợp cho ngày trọng đại này. 

Kết luận

Để các nghi thức lễ cưới ở nhà trai diễn ra suôn sẻ nhất, hai bên gia đình cần chuẩn bị lễ vật chu đáo, sửa soạn bàn thờ, hướng dẫn đôi trẻ thực hiện nghi lễ một cách chỉn chu.

Đọc thêm: Hướng dẫn nghi thức lễ cưới ở nhà gái đầy đủ nhất

Dù cho xã hội hiện đại có phát triển đến đâu thì những phong tục truyền thống của người Việt Nam vẫn không thay đổi mà cải tiến hơn để phù hợp với thời đại. Những nghi thức này chính là lời chúc phúc của tổ tiên, gia đình muốn gửi đến hôn nhân của cặp đôi trẻ.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều