Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì? Triệu chứng, hậu quả và cách điều trị

CẬP NHẬT 13/08/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Một số người đã gặp phải tình trạng thất thường, nguồn năng lượng trong cơ thể bị suy giảm mỗi khi bắt đầu mùa thu hoặc kéo dài sang cả những tháng mùa đông với các dấu hiệu trầm cảm từ từ hoặc đột ngột. Đây chính là những biểu hiện gợi ý cho tình trạng rối loạn cảm xúc theo mùa. Vậy rối loạn cảm xúc theo mùa là gì? Triệu chứng, hậu quả và cách điều trị chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì?

Rối loạn cảm xúc theo mùa (hay còn gọi là rối loạn cảm xúc SAD) là một loại trầm cảm theo mùa, xảy ra đồng thời vào một thời điểm hàng năm. Hầu hết những người bị rối loạn cảm xúc theo mùa đều bắt đầu với những triệu chứng của bệnh vào mùa thu và kéo dài trong tháng mùa đông, hiện tượng này ít xảy ra hơn vào mùa xuân hoặc đầu hè.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, rối loạn cảm xúc theo mùa thường gặp nhiều hơn ở nữ giới, tuy nhiên, khi người đàn ông mắc bệnh lại có những biểu hiện cùng triệu chứng nặng hơn. Rối loạn tình cảm theo mùa sẽ phổ biến ở những nơi xa về bán cầu Bắc và bán cầu Nam của xích đạo. Tương tự như những loại trầm cảm, chứng rối loạn này có khả năng liên quan đến quan hệ huyết thống.

Rối loạn cảm xúc theo mùa
Rối loạn cảm xúc theo mùa thường xảy ra vào một thời điểm hàng năm

2. Nguyên nhân của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa

Rối loạn cảm xúc theo mùa được giải thích là do sự mất cân bằng sinh hóa trong bộ não của con người. Điều này được thúc đẩy bởi sự rút ngắn lại của thời gian nắng vào ban ngày và sự hụt mất nguồn ánh sáng của mặt trời vào mùa đông. Điều này cũng tương tự như việc ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến những hoạt động theo mùa của các loại động vật.

Có thể nói, chứng rối loạn cảm xúc SAD được hình thành do tác động của sự thay đổi ánh sáng theo mùa đến cơ thể con người. Khi thay đổi các mùa trong năm, con người sẽ trải qua sự biến đổi về đồng hồ sinh học nội tại và nhịp sinh học, đồng thời thay đổi thời gian biểu hàng ngày.

Nguyên nhân của rối loạn cảm xúc theo mùa
Nguyên nhân của rối loạn cảm xúc theo mùa do ảnh hưởng của chuyển động Mặt Trời

Những nghiên cứu đã chứng minh rằng ánh sáng chói tạo ra sự khác biệt trong những chất hóa học của não, mặc dù cơ chế chính xác hiện nay vẫn chưa được xác minh. Nhưng một vài bằng chứng cho rằng nếu con người sống càng xa xích đạo thì càng có khả năng phát triển chứng rối loạn cảm xúc SAD. Đặc biệt, rối loạn cảm xúc theo mùa có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, phổ biến nhất là từ 18 đến 30 tuổi.

Melatonin là nội tiết tố liên quan đến giấc ngủ và có mối liên hệ với căn bệnh trầm cảm, nội tiết tố này sẽ được sản xuất khi cấp độ bóng tối tăng lên. Lúc này, vào những tháng mùa đông, khi thời gian ban ngày trở nên ngắn hơn và trời có xu hướng tối hơn, melatonin cũng được sản xuất nhiều hơn. Do đó, đây là nội tiết tố gắn liền với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.

Hơn nữa, việc giảm serotonin – Một chất trong não giúp dẫn truyền thần kinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng. Serotonin cũng là một trong các chất đóng vai trò quan trọng trong rối loạn cảm xúc theo mùa. Khi giảm nguồn ánh sáng mặt trời sẽ gây giảm sút serotonin, từ đó dẫn đến trầm cảm.

Mách bạn, bí quyết ngủ ngon vào thời điểm ngày dài đêm ngắn: https://vuanem.com/blog/ngu-ngon-khi-ngay-dai-dem-ngan.html

3. Những triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa

Thu mình với xã hội là triệu chứng của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa thu và mùa đông, và giảm dần trong những ngày nắng sớm của mùa xuân và mùa hè.

Triệu chứng trầm cảm có thể xuất hiện từ nhẹ đến trung bình hoặc trở nên nghiêm trọng. Người làm việc nhiều giờ trong các tòa nhà ít cửa sổ có thể gặp triệu chứng rối loạn cảm xúc quanh năm, đặc biệt có thể dễ dàng nhận thấy những thay đổi tâm trạng trong ngày thời tiết âm u kéo dài. Dưới đây là những triệu chứng gợi ý bạn có thể mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa thu đông, đó là:

  • Mệt mỏi
  • Mất đi sự quan tâm, hứng thú trong công việc, học tập
  • Thu mình, tạo khoảng cách với xã hội, tập thể
  • Tăng cảm giác thèm ăn những loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao
  • Tăng cân
Biểu hiện của rối loạn cảm xúc theo mùa
Biểu hiện của rối loạn cảm xúc theo mùa là sự mệt mỏi

Dù vậy, không phải ai mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa cũng sẽ biểu hiện tất cả những triệu chứng nêu trên. Trong một số trường hợp, bệnh nhân chỉ biểu hiện duy nhất chứng thèm mãnh liệt các loại thực phẩm giàu carbohydrate. Hoặc một số trường hợp đặc biệt lại có triệu chứng trái ngược bình thường, chẳng hạn như sút cân.

Một số bệnh nhân lại có sự tái phát bệnh xảy ra vào mùa hè, thay vì mùa thu hay mùa đông do có thể có hiện tượng phản ứng với nhiệt độ và độ ẩm cao, được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa xuân hè. Khi đó những triệu chứng trầm cảm được biểu hiện bởi dấu hiệu:

  • Mất ngủ
  • Giảm cảm giác thèm ăn,
  • Bối rối, lo âu
  • Gia tăng ham muốn tình dục
Mất ngủ là biểu hiện rối loạn cảm xúc theo mùa
Mất ngủ là biểu hiện rối loạn cảm xúc theo mùa xuân hè

Bên cạnh đó, ở một số người, mùa xuân và mùa hè có thể gặp phải các triệu chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa ngược, tương tự như dạng rối loạn lưỡng cực với những biểu hiện như:

  • Tâm trạng nâng cao liên tục
  • Kích động hay hiếu động thái quá
  • Suy nghĩ và nói quá nhanh
  • Tăng cường hoạt động xã hội
  • Không kiềm chế sự nhiệt tình tương ứng với tình hình.

Tìm hiểu thông tin hữu ích về rối loạn lưỡng cực đầy đủ và chi tiết nhất tại: https://vuanem.com/blog/roi-loan-luong-cuc-va-giac-ngu.html

4. Hậu quả của rối loạn cảm xúc theo mùa

Tương tự như những loại trầm cảm khác, rối loạn cảm xúc theo mùa sẽ trở nên trầm trọng khi nó không được điều trị và dẫn đến vấn đề như:

  • Hình thành suy nghĩ hoặc thôi thúc hành vi tự tử
  • Xa lánh xã hội
  • Gặp những vấn đề ở trong trường học, công việc
  • Lạm dụng chất kích thích

5. Cách điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa

Hiện nay có các phương pháp điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, đó là:

Trị liệu tâm lý: Tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ giúp cải thiện những triệu chứng của bệnh. Theo đó, bạn nên đi ra ngoài dạo bộ hoặc bố trí nhà ở, chỗ làm việc hướng về cửa sổ.

Liệu pháp ánh sáng: Với chứng trầm cảm nặng và ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân thì liệu pháp ánh sáng (phototherapy) sẽ được chứng minh là lựa chọn hiệu quả. Người bệnh được cho tiếp xúc với nguồn ánh sáng rất chói bắt chước ánh sáng ngoài trời (từ một nguồn sáng huỳnh quang đặc biệt) trong khoảng thời gian từ 30 đến 90 phút mỗi ngày vào mùa đông.

Thay đổi lối sống: Hãy làm cho môi trường trong nhà có thêm nhiều nắng ấm chiếu vào và sáng hơn, kéo rèm, thêm cửa sổ trần, cắt tỉa cây cảnh đang che chắn ánh sáng mặt trời.

Liệu pháp khác: Châm cứu, Yoga, thiền, massage trị liệu…

Thiền hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa
Thiền hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa

Rối loạn cảm xúc theo mùa dễ chẩn đoán nhầm thành nhược giáp, hạ đường huyết, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng và vi rút khác. Một vài trường hợp rối loạn cảm xúc theo mùa còn lẫn lộn với những rối loạn nặng hơn như giai đoạn trầm cảm nặng hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Nếu bạn cảm thấy trầm cảm đã trở nên nghiêm trọng và có ý nghĩ tự sát, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được thăm khám, điều trị hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế của một phòng cấp cứu gần nhất.

Tài liệu tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/roi-loan-cam-xuc-theo-mua-sad-nhung-dieu-can-biet/

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.