Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Bạn đã biết đến TOP 22 làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam? Đừng bỏ lỡ tìm hiểu những điều thú vị và hữu ích trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam: Làng gốm Bát Tràng
- 2. Làng tranh dân gian Đông Hồ
- 3. Làng lụa Hà Đông
- 3. Làng trống Đọi Tam
- 4. Làng đá mỹ nghệ Non Nước
- 5. Làng thúng chai Phú Yên
- 6. Làng nghề làm muối Tuyết Diêm
- 7. Làng cói Kim Sơn
- 8. Làng nghề điêu khắc Sơn Đồng
- 9. Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
- 10. Làng tiện gỗ Nhị Khê (Hà Nội)
- 11. Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)
- 12. Làng thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình)
- 13. Làng chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)
- 14. Làng nghề kim hoàn kế Môn (Thừa Thiên – Huế)
- 15. Làng nón Tây Hồ – Phú Vang (Thừa Thiên – Huế)
- 16. Làng điêu khắc gỗ Kim Bồng (Hội An – Quảng Nam)
- 17. Làng nghề gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)
- 18. Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương)
- 19. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang)
- 20. Làng tranh sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)
- 21. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam)
- 22. Làng gốm Chu Đậu (Hải Dương)
Xem thêm nệm nâng đỡ tốt cho cơ thể tại Vua Nệm
1. Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam: Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng (thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) là làng gốm đã có bề dày lịch sử hơn 500 năm. Đến nay, làng nghề truyền thống này đã nổi tiếng trong và ngoài nước bởi những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tinh xảo, độc đáo và không bị ngấm nước, không nhạt màu theo thời gian.
2. Làng tranh dân gian Đông Hồ
Đông Hồ là một làng chuyên vẽ tranh dân gian nổi tiếng ở Việt Nam. Theo đó, Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề vẽ tranh dân gian ở đây đã có từ rất lâu đời, hiện, làng trang này đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia có với tên gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ.
Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó và màu là gạch non, lá cây, rễ cây đốt thành than với màu sắc hài hòa và mang những nét đặc trưng riêng biệt. Bên cạnh đó, để tạo độ óng ánh ánh người ta sẽ dùng vỏ sò, nghêu nung lên thành vôi, giã nhỏ, trộn với nhựa cây rồi phết đều lên giấy dó sau đó bắt đầu vẽ.
Tranh dân gian Đông Hồ có nhiều mảng như tranh động vật như chó, mèo, trâu, bò, gà, lợn… hay “hứng dừa; đám cưới chuột, đánh ghen” cực kỳ thú vị và đặc sắc. Dù vậy, hầu hết tranh Đông Hồ đều thể hiện ước vọng hòa bình, hạnh phúc và sự ấm no… cho nên thường được treo trong nhà mỗi khi dịp tết đến xuân về.
3. Làng lụa Hà Đông
“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”
Lụa Hà Đông còn được gọi với tên gọi khác là lụa Vạn Phúc – Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời đã có lịch sử hàng ngàn năm. Ngày xưa, lụa Hà Đông được sử dụng nhiều trong cung đình nhờ chất lượng tốt và hoa văn đẹp mắt. Mặt hàng dệt tơ lụa hà đông nổi tiếng là gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu và đũi.
Hiện nay, có đến 800 hộ gia đình làm nghề, bên cạnh khung cơ khí hiện đại, đến nay vẫn có gia đình giữ lại những khung dệt cổ, điều này cho thấy người dân vẫn giữ những nét truyền thống vừa đầu tư phát triển trong làng nghề xu thế hội nhập.
3. Làng trống Đọi Tam
Làng trống Đọi Tam ( Đọi Tam – Duy Tiên – Hà Nam) đã quá đỗi nổi tiếng bởi lịch sử 1000 năm làm trống với bao thợ cả nổi tiếng khắp vùng. Theo đó, nghề làm trống ở đây được cha truyền con nối, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia để gìn giữ và phát triển nghề làm trống, ở đây, người ta làm đủ những loại trống, mỗi năm làm ra đến hàng nghìn chiếc trống các loại. Trống Đọi Tam nổi tiếng bởi độ bền, đẹp và tròn… đó là nhờ vào bí quyết riêng của nghề làm trống cùng tâm huyết của những người nghệ nhân.
Làng trống Đọi Tam nay đã được công nhận là làng nghề truyền thống tiêu biểu trên toàn quốc, sản phẩm trống Đọi Tam đã xuất khẩu qua những nước châu u, điều này chứng tỏ giá trị của các sản phẩm trống Đọi Tam.
4. Làng đá mỹ nghệ Non Nước
Làng đá mỹ nghệ Non Nước (thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành sơn, thành phố Đà Nẵng). Đây là làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước về những sản phẩm đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch. Làng nghề được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát khai phá. Ngày nay, làng đá mỹ nghệ Non Nước được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Nguyên liệu để làm ra những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mặt là đá cẩm thạch được đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn. Loại đá này có nhiều vân ngũ sắc, vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc. Từ hòn đá vô cảm, người nghệ nhân làng đá mỹ nghệ đã thổi vào “cái hồn” để tạo ra sản phẩm tỉ mỉ, đẹp mắt.
5. Làng thúng chai Phú Yên
Làng nghề thúng chai được ra đời đã lâu, chính xác từ bao giờ thì không ai nhớ. Chỉ biết rằng, làng nghề đã trở thành nguồn sống của người dân nơi đây từ thuở nào.
Thúng chai của Phú Yên có điểm đặc biệt là chỉ sử dụng nguyên liệu của didje phương. Theo người dân địa phương, cây tre trồng trên đất Phú Yên có đặc điểm chịu nước tốt, dẻo dai và có nguồn dầu rái rất chất lượng khi trét thúng, giúp giữ được độ bền sản phẩm.
6. Làng nghề làm muối Tuyết Diêm
Tuyết Diêm có nghĩa là những hạt muối trắng tinh. Ở Phú Yên hiện có 3 làng nghề sản xuất muối có truyền thống hơn 300 năm là Trung Trinh, Lệ Uyên và Tuyết Diêm.
Muối Tuyết Diêm được hình thành từ những năm 1870, đến nay đồng muối Tuyết Diêm, xã Xuân Bình, Sông Cầu, Phú Yên đã có 138 tuổi. Ngày nay, người dân vẫn giữ nghề làm muối dù vất vả, cực nhọc nhưng đó là cái nôi mà họ đã sinh ra và gắn bó.
7. Làng cói Kim Sơn
Làng cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng cói và làm cói với lịch sử hơn 100 năm. Qua bao thăng trầm, cói Kim Sơn đã ngày càng khẳng định vị thế của mình. Sản phẩm của làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam này ngày càng được ưa chuộng bởi sư đa dạng và bắt mắt. Hiện nay, chiếu cói Kim Sơn đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
8. Làng nghề điêu khắc Sơn Đồng
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng tại Hà Nội có từ nghìn năm nay và gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Làng nghề này nổi tiếng với nghề điêu khắc đồ gỗ, bên cạnh nghề tạc, sơn tạo ra bức tượng như Phật bà nghìn mắt, phật thích ca, Phật A di đà… Ngoài ra, làng nghề này còn rất nổi tiếng với đồ thờ các loại cùng nghệ thuật sơn son thiếp vàng độc quyền.
Hiện nay, sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng đã chiếm đến 50% thị phần các loại đồ thờ sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ màu hoàng kim, phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân.
9. Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ nằm ở Hà Tây (nay là Chương Mỹ, Hà Nội), làng nghề truyền thống này đã có từ thời nhà Lý. Trải qua gần 1000 năm, nghề khảm trai Chuôn Ngọ vẫn luôn được gìn giữ và phát triển. Sản phẩm của làng nghề này này rất được yêu thích bởi sự đa dạng, tinh xảo và mang lại giá trị nghệ thuật cao.
Nét nổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng và không bị đục gắn xuống gỗ rất khít. Người nghệ nhân tài hoa đã khéo léo trang trí trên khảm trai hình hành sinh động, đặc sắc.
10. Làng tiện gỗ Nhị Khê (Hà Nội)
Trước đây, làng nghề tiện chỉ chuyên tiện đồ gỗ thờ tự, gia dụng như đài nến, ống hương, bát nhang… Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, nghề tiện giờ đây đã cho ra đời mặt hàng gia dụng cao cấp như mành rèm cửa, đệm ghế ô tô, đồ trang trí nội thất, nhà cửa…
Hơn nữa, để phù hợp với yêu cầu thị trường, làng tiện gỗ Nhị Khê đã chuyển sang tiện các sản phẩm từ nguyên liệu đá sừng… thành những món đồ trang sức, mỹ nghệ độc đáo và tinh xảo, mang đến giá trị kinh tế cao như bình, lọ, hộp đựng tăm, gạt tàn thuốc lá…
11. Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)
Nghề gốm Thổ Hà đã phát triển rực rỡ từ thế kỷ 14, đây là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt bên cạnh Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) và Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Thổ Hà mang đến những nét đặc sắc riêng hiếm có như độ sành cao, không thấm nước, tiếng kêu như chuông, và có màu nâu đen mịn màng. Đặc biệt, gốm có độ bền vĩnh cửu dù được chôn trong đất hay ngâm trong nước.
12. Làng thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình)
Tương truyền rằng từ những năm 1285, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi đã nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng. Sau đó, ngài trở về vùng núi Vũ Lâm tu hành (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư), bà Trần Thị Dung là vợ của Thái sư Trần Thủ Độ theo theo triều đình nhà Trần về đây và truyền dạy cho người dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Như vậy, làng nghề này cho đến nay đã có 700 năm hình thành và phát triển.
Sản phẩm của làng nghề này được yêu thích bởi đường nét thêu ren tinh xảo, uyển chuyển và mềm mại, thanh tú. Bên cạnh đấy, sản phẩm thêu ren cũng rất đa dạng và phong phú như ga trải giường, rèm cửa gối, khăn bàn, khăn tay, tranh và ảnh…
13. Làng chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)
Tương truyền rằng nghề chạm bạc Đồng Xâm đã có từ thế kỷ 15 khi có người đàn ông từ Châu Bảo Lạc (Cao Bằng) đi thuyền nan xuôi dùng và dừng bên bờ Trà Lý rồi truyền chạm kim khí cho dân làng. Còn theo văn bia tại đền thờ tổ nghệ chạm bạc, vào năm 1428, cụ Nguyễn Kim Lâu chính là người đã về đây truyền nghề cho người dân, lập thành phường Phúc Lộc. Hàng chạm bạc Đồng Xâm nổi bật hơn so với những hàng bạc nơi khác bởi hình khối, dáng vẻ sản phẩm, thủ pháp xử lý sáng – tối nhờ tập dụng đặc tính phản quang từ chất liệu.
Thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề là các nghệ nhân đã tỏa 4 phương, mang tinh hoa đến khắp mọi miền đất nước. Vào thời nhà Nguyễn, chính những nghệ nhân Đồng Xâm đã vào tận Huế để chạm trổ cung kiếm, đồ trang sức cho triều đình. Từ đây, chính họ cùng những người thợ bạc ở Châu Khê, Định Công lập ra phố Hàng Bạc ở Hà Nội ngày nay.
14. Làng nghề kim hoàn kế Môn (Thừa Thiên – Huế)
Làng Kế Môn (thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là làng nghề kim hoàn nổi tiếng hơn 300 năm nay. Vị tổ của làng nghề là ông Cao Đình Độ, người làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Sản phẩm kim hoàn ở Kế Môn nổi tiếng có chất lượng tốt hơn với kỹ thuật tay nghề tinh xảo, chạm khắc cầu kỳ và đa dạng đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.
15. Làng nón Tây Hồ – Phú Vang (Thừa Thiên – Huế)
Làng nghề Tây Hồ nằm ngay bên dòng sông Như Ý và cách trung tâm thành phố khoảng chừng 12km. Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ đã xuất hiện trong khoảng từ năm năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Khi về thăm làng nghề truyền thống Tây Hồ, du khách du lịch xứ Huế sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc của từng chiếc nón bài thơ và ngắm nhìn 14 công đoạn làm nón khéo léo và tinh tế.
16. Làng điêu khắc gỗ Kim Bồng (Hội An – Quảng Nam)
Kim Bồng là làng nghề chạm trổ, điêu khắc nổi tiếng từ xa xưa được sáng lập từ thế kỷ 15 do ông Tổ là người Thanh Hóa di cư vào nam dừng chân tại đất Kim Bồng (tứ là Cẩm Kim – Hội An) thời bấy giờ. Đến thế kỷ 18, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt là nghề mộc xây dựng công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc.
Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tự hào với việc cha ông đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo công trình thành quách, lăng tẩm. Hiện nay, sản phẩm điêu khắc gỗ của Kim Bồng đã hiện diện ở nhiều gia đình, địa phương trong nước và nhiều quốc gia ở 5 châu lục.
17. Làng nghề gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)
Làng nghề cổ truyền gốm Bàu Trúc là làng gốm cổ ở Đông Nam Á thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tại đây, du khách có thể xem những nghệ nhân người Chăm trực tiếp thao tác làm ra sản phẩm bằng đôi bàn tay khéo léo, chiêm ngưỡng những bãi nung gốm lộ thiên và mua sắm sản phẩm gốm làm quà lưu niệm.
Đặc biệt, sản phẩm gốm Bàu Trúc rất độc đáo và được làm toàn toàn từ những công cụ thô sơ như vòng tre, vỏ sò để tạo ra đường nét hoa văn trên sản phẩm gốm. Đặc biệt nhất của làng nghề này là sản phẩm được làm từ đất sét lấy bên bờ sông Quao, đem về rồi đập nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn. Do đó gốm Bàu Trúc hoàn tóc khác so với những sản phẩm gốm ở nơi khác.
18. Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương)
Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu mang đến những sản phẩm có đặc điểm riêng biệt, sóng, bền và đẹp, mẫu mã phong phú được nhiều người ưa chuộng. Trong thời gian vừa qua, gốm sứ Bình Dương đã ngày một phát triển không chỉ xuất được khẩu đi nước ngoài mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Tạo nên một nét đẹp văn hóa, lịch sử truyền thống của người dân Tân Phước Khánh từ bao đời nay.
19. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang)
Dệt Thổ Cẩm là nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu (An Giang). Những người phụ nữ Chăm ở đây đều thành thạo, nhuần nhuyễn công việc này. Ngay từ nhỏ, họ đã học dệt và đến khi trưởng thành đã trở thành những người thợ dệt chuyên nghiệp của vùng.
Thổ Cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn gắn liền nét đặc sắc của văn hóa Chăm với đường nét độc đáo cùng đa dạng các loại sản phẩm thổ cẩm như xà rông, khăn choàng, nón, áo khoác…
20. Làng tranh sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)
Nổi tiếng nhất trong làng tranh sơn mài Bình Dương là làng tranh Tương Bình Hiệp, tại đây có hàng trăm hộ dân làm tranh sơn mài rất lâu lăm. Hiện nay, nghề làm tranh sơn mài đã được công nghiệp hóa với dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng vẫn mang tính gia đình, tinh xảo nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á Đông. Những sản phẩm tranh sơn mài Bình Dương được người yêu tranh Việt Nam và cả thế giới ưa chuộng mua về treo một cách trang trọng.
21. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam)
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, đây là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất Quảng. Theo ghi chép lịch sử, làng nghề này được hình thành từ thế kỷ 16, khi ông Dương Khổng Lộ quê ở tỉnh Lạng Sơn trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, rồi đổi tên là làng Phước Kiều. Danh tiếng của làng nghề đã không còn bó hẹp trong địa phận của tỉnh mà đã vươn ra xa khắp tỉnh thành trong cả nước, từ miền trung du phía Bắc đến vùng rừng núi xa xôi.
Ngày nay, người thợ đúc đồng Phước Kiều đã tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm phục vụ cho việc tết lễ, hội hè và vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chuông đồng, chiêng, kiểng, mõ, phèng la, lư hương, chân đèn, bình cổ…
22. Làng gốm Chu Đậu (Hải Dương)
Làng gốm Chu Đậu là gốm đạo vì những hoa văn tinh xảo của những sản phẩm này đều mang đậm giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo. Gốm Chu Đậu thuộc huyện Nam Sách, Hải Dương phát triển rực rỡ vào giai đoạn thế kỷ 14 đến 17. Sau hơn ba thế kỷ bị thất truyền, làng gốm Chu Đậu đã hồi sinh và trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Trên đây là những thông tin về TOP 22 làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị và hữu ích. Chúc bạn có giây phút thư giãn thật tuyệt!