Bạn đã gặp những người được nhận xét là bị tăng động hay chưa? Trái ngược với họ sẽ là những người thường bị chậm một hoặc nhiều nhịp so với thế giới xung quanh. Tất cả những điều này rất có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn cảm giác. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu rối loạn cảm giác là gì, đặc điểm và cách điều trị nhé!
Nội Dung Chính
1. Khái niệm rối loạn cảm giác là gì?
Con người có nhận thức về thế giới xung quanh thông qua các giác quan. Chúng ta đều có thể dễ dàng gọi tên 5 giác quan thường được nhắc tới nhất bao gồm thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.
Bên cạnh đó, còn có 2 giác quan là tư thế và tiền đình ít được nhắc tới hơn. Sau khi tiếp nhận thông tin, các giác quan này sẽ gửi tín hiệu về bộ não. Quá trình xử lý hoàn thành cũng là lúc bộ não trả tín hiệu phản hồi lại cho cơ thể.
Chính vì vậy, những điều bất thường xảy ra trong quá trình nêu trên sẽ được gọi là rối loạn cảm giác. Các vị trí thường có rối loạn cảm giác là cơ quan thụ cảm (tức các giác quan), đường truyền tín hiệu (dây thân kinh hướng tâm) và trung tâm xử lý (các thùy não).
Nếu bị rối loạn cảm giác, cơ thể con người sẽ không còn khả năng truyền, nhận và xử lý thông tin. Đôi khi quá trình xử lý vẫn diễn ra xong kết quả trả lại không chính xác. Từ đó, bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn hoặc không nhận biết được những gì đang diễn ra xung quanh nữa.
2. Phân loại kiểu rối loạn cảm giác
2.1. Rối loạn tăng cảm giác
Tăng cảm giác còn được coi là sự phản ứng quá mức của cơ thể. Chứng rối loạn này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải cảm giác. Nếu bị mắc chứng bệnh này, con người dễ bị choáng ngợp nếu phải nhận quá nhiều thông tin từ môi trường.
Khi bị rối loạn tăng cảm giác, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:
- Luôn cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi mặc quần áo do cảm giác vải ma sát vào da, bị ngứa ngáy.
- Luôn ở trong trạng thái không thoải mái, khó chịu với mọi thứ, nhất là quần áo vì sự ma sát của vải với da gây cảm giác ngứa ngáy.
- Không thể giữ bình tĩnh khi đón nhận những tín hiệu hay thông tin mới từ môi trường, kể cả những đồ dùng bình thường như quần áo, nội thất hay thực phẩm.
- Thường xuyên cảm thấy áp lực nếu đứng giữa đám đông, trước ánh sáng chói hay những nơi quá ồn ào.
- Có xu hướng tránh né và không thích sự đụng chạm cơ thể như ôm hôn, âu yếm, vuốt ve người khác, kể cả bố mẹ.
- Tính tình dễ cáu gắt, không hòa đồng, hiếu kỳ và thường ở trong tình trạng hoảng loạn.
- Chất lượng giấc ngủ giảm sút, rất khó khăn để đi vào giấc ngủ hoặc bị mất ngủ.
2.2. Rối loạn giảm cảm giác
Ngược lại với chứng tăng cảm giác, rối loạn giảm cảm giác khiến người bệnh kém nhạy cảm hơn. Kèm theo đó là hàng loạt hệ quả như giảm phản ứng, chậm chạp, gặp hạn chế trước các tín hiệu từ môi trường.
Người bị chứng rối loạn giảm cảm giác sẽ phải đối diện với những biểu hiện sau:
- Chịu đau rất giỏi vì tín hiệu về cơn đau được não gửi đến chậm hơn hành động gây ra cơn đau.
- Tính tình sẽ khá thô bạo và hung dữ vì thường xuyên hành xử quá khích với người khác.
- Không thể ngồi yên một chỗ quá lâu, mất tập trung, không chú ý được lâu, nếu là trẻ em thì thường xuyên nghịch ngợm, mè nheo hoặc không nghe lời.
- Có thể không phản hồi hoặc phản hồi chậm nếu được gọi tên, bắt chuyện hay đụng chạm.
- Có sở thích mạnh mẽ với những môn thể thao thiêng về leo trèo, chạy nhảy.
- Các hành động thường ngày đều sẽ đi kèm với những tiếng động lớn bằng giọng nói hoặc thể chất.
- Rất dễ đi vào giấc ngủ, ngủ rất sâu và khó bị đánh thức.
3. Tác hại của chứng rối loạn cảm giác
Rối loạn cảm giác dù ở bất cứ dạng nào đều là di chứng của những tổn thương trong quá trình tiếp nhận, dẫn truyền và xử lý thông tin. Một người trưởng thành mắc phải chứng bệnh này sẽ gặp không ít khó khăn để hòa nhập cộng đồng. Rối loạn cảm giác ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc và các hoạt động khác như ăn uống, vệ sinh, giải trí,…
Chứng bệnh này còn nghiêm trọng hơn nếu như xảy ra đối với trẻ em. Những bạn nhỏ quá nhạy cảm thường bị xem là không bình thường, nghịch ngợm và cá biệt. Trong khi các bạn nhỏ bị giảm cảm giác thì sẽ không được quan tâm đúng mức vì tính cách khép kín và vô cảm.
Rối loạn cảm giác ở trẻ thường đi kèm với một số chứng rối loạn tự kỷ và gây ra những triệu chứng khó phân biệt. Hậu quả là những em nhỏ dễ bị chuẩn đoán sai dẫn đến cách chữa trị không đúng.
Điều này có nghĩa là nếu người lớn không dành sự quan tâm đúng mức cho trẻ bị rối loạn cảm giác, các em sẽ trưởng thành trong tình trạng luôn trầm cảm và lo lắng. Nguy hiểm hơn, nhiều trẻ cố tình tránh giao tiếp với xã hội, có nỗi ám ảnh với thế giới xung quanh và tự cô lập chính bản thân.
4. Cách làm giảm ảnh hưởng rối loạn cảm giác tại nhà
4.1. Thị giác
Để điều trị chứng rối loạn cảm giác đối với thị giác tại nhà, chúng ta cần:
- Lắp đặt hệ thống ánh sáng có tone màu ấm áp làm chủ đạo, đặc biệt là phòng ngủ.
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên, ban ngày đón nắng ban đêm mở đèn sau khi mặt trời lặn.
- Hạn chế thấp nhất nguồn sáng nhân tạo, đặc biệt là ánh sáng nhấp nháy vì dễ gây kích thích.
- Sử dụng biện pháp che chắn cho đôi mắt mỗi khi ra ngoài, có thể sử dụng kính mát có chất lượng tốt.
- Kiểm soát ánh sáng tự nhiên trong nhà hiệu quả bằng cách lắp rèm.
4.2. Khứu giác
Đối với khứu giác, bạn nên làm theo những điều sau để chữa rối loạn cảm giác:
- Đảm bảo không khí trong lành và sạch nhất có thể bằng cách sử dụng máy lọc không khí, máy hút bụi, loại bỏ vật tạo hương thơm hay các chất dễ gây dị ứng.
- Ưu tiên sử dụng không khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ thông thoáng.
- Thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong phòng và điều chỉnh sao cho thích hợp với người bệnh.
- Sử dụng máy hút mùi và baking soda hay than hoạt tính để hấp thụ mùi hương.
4.3. Vị giác
Vị giác liên quan đến việc ăn uống nên để điều trị rối loạn cảm giác chúng ta cần chú ý các điểm sau:
- Dùng bữa ở không gian thoáng mát, tự do, nên ăn thức ăn có nhiệt độ không quá nóng.
- Thức ăn còn dở có thể bảo quản bằng cách đựng vào những hộp riêng biệt có nắp đậy chặt.
- Khi chăm sóc người bệnh bị rối loạn cảm giác nên nắm rõ họ nhạy cảm với thực phẩm hay hương vị nào để tránh sử dụng khi chế biến thức ăn.
- Nếu muốn người bệnh ăn món mới, nên bắt đầu với liều lượng nhỏ và thường xuyên quan sát, lắng nghe phản ứng của họ.
4.4. Thính giác
Để điều trị tốt chứng rối loạn cảm giác, bạn cần làm theo những điều này đối với tính giác:
- Hạn chế cho người bệnh ở nơi quá ồn ào hoặc quá yên tĩnh.
- Sử dụng âm thanh nhân tạo để dễ dàng điều chỉnh âm lượng và thời lượng.
- Giảm chứng ù tai bằng loại gối chuyên biệt có khả năng nâng đầu khi ngủ.
- Không được dung nạp các chất kích thích như cà phê, bia rượu hay nicotine.
- Học chơi một môn nhạc cụ nào đó để cải thiện khả năng cảm nhận âm thanh.
- Không nên đeo tai nghe quá nhiều vì dễ khiến tai bị nhiễm trùng.
4.5. Xúc giác
Để mang đến sự thoải mái hơn về xúc giác cho người mắc bệnh rối loạn cảm giác, hãy chú ý những điều sau:
- Thay những bộ đồ bó sát, trang phục làm từ chất liệu thô ráp bằng quần áo thoải mái, vải mịn màng, thấm hút tốt.
- Sau khi mua về phải loại bỏ những tác nhân gây khó chịu trên quần áo, chăn, ga, nhất là nhãn mác.
- Kiểm tra các sản phẩm trước mặt người bệnh để tạo cảm giác tin tưởng và an toàn.
- Luôn xin phép trước khi muốn đụng chạm vào người bệnh nhân.
>> Xem thêm:
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Bệnh rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
- Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ sớm
Lời kết
Trên đây là những giải đáp cặn kẽ nhất cho vấn đề rối loạn cảm giác là gì. Đây là chứng bệnh không có nhiều biểu hiện rõ ràng khiến việc phát hiện và điều trị gặp khó khăn. Hy vọng sau bài viết này, mỗi người trong chúng ta sẽ ý thức hơn về chứng rối loạn cảm giác. Từ đó phát hiện và chữa lành kịp thời cho cả bản thân lẫn người xung quanh.