Hội chứng văn phòng –  office syndrome là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

CẬP NHẬT 10/10/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Bạn làm việc trong văn phòng khép kín tại các thành phố và 8 tiếng mỗi ngày đều ngồi trước máy tính thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng văn phòng – office syndrome mà không hề hay biết? Trên thế nhưng trên thế giới thì nó đã được đề cập đến từ rất lâu, cụ thể là từ những năm 1960. Thế nhưng ở Việt Nam, với nhiều người chắc chắn đây vẫn còn là một hội chứng khá xa lạ và mới mẻ.

Hội chứng văn phòng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ cùng các bạn tìm hiểu và giải quyết những khúc mắc còn tồn tại về hội chứng kỳ lạ này. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết mình có đang mắc chứng bệnh văn phòng không và phương pháp điều trị như thế nào nhé!

Hội chứng văn phòng - office syndrome
Hội chứng văn phòng – office syndrome – bệnh lý phổ biến ở nhân viên văn phòng

1. Hội chứng văn phòng – office syndrome là gì? Các vấn đề liên quan

Như đã nói, hội chứng văn phòng còn được gọi là hội chứng nhà kín được thế giới đề cập tới từ năm 1960. Nó chính thức được gọi là hội chứng văn phòng và được xem là một bệnh lý theo công bố từ Tổ chức Y Tế Thế giới – WHO năm 1982.

Cũng theo WHO, vào những năm này có từ 10 – 30% các tòa nhà văn phòng ở phương Tây bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này. Nhiều nghiên cứu khoa học của Đan Mạch và Anh cũng đã đưa ra các triệu chứng chuẩn đoán. Đến những năm 90 hội chứng văn phòng được nghiên cứu sâu rộng. Các nhà nghiên cứu đã thẩm tra những yếu tố vật lý và hóa học trong các tòa nhà.

Cho đến nay, hội chứng văn phòng được xem là một  thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc và những công việc liên quan đến lao động đặc thù tại văn phòng khép kín, thông gió kém, dùng điều hòa và các phương tiện, công cụ làm việc hiện đại như máy tính, máy in, máy fax, máy photocopy, máy lạnh…

Hội chứng văn phòng không phải là một căn bệnh mà là tập hợp một nhóm các triệu chứng liên quan đến tư thế ngồi làm việc không lành mạnh, sai tư thế, ngồi lâu để làm việc trong thời gian dài.

tập hợp nhóm các bệnh lý khác nhau
Hội chứng văn phòng là tập hợp nhóm các bệnh lý khác nhau

Bệnh lý này thường thấy ở những người làm việc nhiều giờ trong văn phòng, ngồi cùng một vị trí, một tư thế giống nhau và làm việc trước màn hình máy tính. Bệnh có các đặc điểm chủ yếu gồm: 

  • Bệnh liên quan đến thời gian làm việc văn phòng
  • Bệnh có xu hướng thuyên giảm hoặc thậm chí là khỏi bệnh khi nghỉ làm việc
  • Dễ dàng tái phát và diễn biến nặng khi làm việc trở lại
  • Hầu hết mọi người làm việc trong cùng văn phòng đều mắc bệnh

Thoạt nhìn, người ta có thể không nghĩ nhiều về vấn đề này, nhưng nếu không được giải quyết, hội chứng văn phòng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ như thường đau ốm triền miên, cơ thể yếu nhược, hay mệt mỏi, dễ béo phì, suy nhược toàn diện, đặc biệt là các bệnh về thần kinh, dạ dày, cột sống, khớp, mắt, tĩnh mạch….Phụ nữ là đối tượng mắc hội chứng văn phòng nhiều hơn so với nam giới.

Theo một khảo sát, bệnh văn phòng khiến nền kinh tế Anh mất 24,6 triệu ngày làm việc mỗi năm do nghỉ bệnh. Thậm chí có nguy cơ cảnh báo cho rằng những nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi làm việc trong nhiều giờ liền phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn.

2. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng văn phòng

Nguyên nhân gây ra hội chứng văn phòng được chia thành 2 nhóm. Một là nhóm môi trường làm việc, hai là nhóm tính chất công việc. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về hai nhóm nguyên nhân này.

2.1. Về môi trường làm việc

Môi trường làm việc kém là nguyên nhân chính gây ra hội chứng văn phòng. Một số yếu tố cơ bản trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe như máy lạnh, máy điều hòa, thiết bị làm mát, máy tính, thiết bị điện tử, các loại thuốc xịt côn trùng, hóa chất…hoặc môi trường làm việc quá khô, quá nóng hay quá ngột ngạt, thiếu khí trời cũng là các yếu tố gây hại cho sức khỏe.

Không gian làm việc chật hẹp, thiếu lưu thông không khí, thiếu ánh sáng tự nhiên, nhiệt độ khác biệt với môi trường bên ngoài do dùng máy điều hòa, máy lạnh…tác động của ánh sáng xanh, tia UV đến từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ipad…Tất cả hội tụ lại khiến cho những người làm việc trong văn phòng thường xuyên bị đau lưng, đau khớp, các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về mắt…ngày càng tăng cao.

Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như chiều cao bàn làm việc và vị trí của máy tính hay vị trí bàn phím không phù hợp dẫn đến tư thế ngồi không tự nhiên. Thả người ra sau hoặc khom lưng với tư thế cúi người về phía trước làm co cơ liên tục, dần dần dẫn đến yếu cơ và tăng sức căng ở các nhóm cơ khác nhau.

Chiều cao bàn làm việc và vị trí của máy tính
Chiều cao bàn làm việc và vị trí của máy tính, vị trí bàn phím không phù hợp dẫn đến tư thế ngồi không tự nhiên

Khô mắt và đau đầu cũng có thể là kết quả của việc đối mặt với màn hình máy tính trong nhiều giờ. Các triệu chứng tâm lý như trầm cảm, mất ngủ và mệt mỏi cũng có thể xảy ra. 

Điều tra xã hội học cho thấy 74% nhân viên văn phòng bị đau, khô họng, 73% nhức đầu, 80,9% đau lưng, 90,5% đau cổ, gáy, 46% đau mắt, 35% chảy nước mắt.

2.2. Về tính chất công việc

Đặc điểm chung của các công việc văn phòng là cường độ làm việc cao, áp lực lớn, công việc lao động trí óc kèm theo sự đa dạng và phức tạp trong mối quan hệ công việc khiến những người nhân viên văn phòng dễ dàng bị căng thẳng, stress nặng, tinh thần sa sút, mệt mỏi.

Công việc văn phòng thường không có thời gian cố định, thường xuyên làm thông giờ, tăng ca vào ban đêm, ngủ nghỉ không hợp lý, không được nghỉ trưa đầy đủ. Bên cạnh đó là chế độ ăn uống và dinh dưỡng thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn nhanh, cơm hộp, tiệc tùng…Đây là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về dạ dày, hệ tiêu hóa, béo phì, thừa cân hoặc sút cân, thiếu dinh dưỡng.

Thêm vào đó, yêu cầu công việc cao, nhiều công việc đòi hỏi sự tập trung và thời gian gấp rút trong một khoảng thời gian nhất định. Mọi người thường không có thời gian vận động cơ thể, ngồi một chỗ quá lâu, ít di chuyển và hoạt động gân cốt…sẽ khiến cơ thể trở nên ì ạch, thiếu linh hoạt, dễ mệt mỏi khi vận động tay chân.

2.3. Những triệu chứng của hội chứng văn phòng

Chúng ta vừa đề cập tới nguyên nhân dẫn tới hội chứng văn phòng, vậy triệu chứng bệnh chủ yếu là gì? Chúng ta có các biểu hiện nhẹ và những triệu chứng nặng, nguy hiểm. Cụ thể như sau:

Một số biểu hiện nhẹ của hội chứng văn phòng: Suy giảm sức đề kháng, dễ mệt mỏi và thường xuyên mắc bệnh vặt, nhất là khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa. Ví dụ như nhức đầu, nghẹt mũi, cảm mạo. Một số khác sẽ bị khô mắt, khô họng, khô da, ho hoặc tăng triệu chứng hen suyễn. Nhiều người còn có các biểu hiện như hoa mắt chóng mặt, thường xuyên hạ đường huyết. Không ít người lại bị huyết áp thấp, đau nửa đầu, hay mỏi mệt, nặng nề, ốm đau triền miên.

Những biểu hiện bệnh năng hơn:

  • Đau cột sống và đau khớp: Biểu hiện phổ biến và rõ rệt nhất là đau lưng, nhức mỏi xương khớp, đau cổ, vai gáy, tê cứng cơ, tê bì chân tay, đau mỏi gối. Những người thường xuyên ngồi lâu một chỗ và không thay đổi tư thế thường xuyên mắc các triệu chứng này. Nhiều người có biểu hiện thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ…Ngay cả ở người trẻ tuổi cũng gặp các vấn đề này.
Đau lưng cột sống, cơ xương khớp
Đau lưng cột sống, cơ xương khớp là một biểu hiện của hội chứng văn phòng
  • Đau ống cổ tay, đau và tê cứng các ngón tay: Dân văn phòng sử dụng máy tính nhiều nên khi đánh máy, sử dụng dụng sẽ không tránh khỏi việc hoạt động nhiều phần cổ ống tay và các ngón tay. Bệnh không gây nguy hiểm cho tính mạnh nhưng hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng khó lường như tàn tật do tổn thương, tê liệt bàn tay, ống tay và các ngón tay khó cử động.
  • Bệnh lý về mắt và da: Mắt tiếp xúc quá nhiều với máy tính và ánh sáng xanh từ máy tính rất có hại cho mắt. Mắt có thể bị khô, mỏi, thậm chí là dẫn tới nhức đầu, nôn nao, choáng váng, hoa mắt khi đứng dậy. Máy điều hòa trong không khí khép kín, thiếu sự lưu thông không khí và thiếu độ ẩm và không khí trong lành làm da mất nước, khô ráp, nổi mụn, sần sùi, thiếu sức sống.
  • Dễ căng thẳng thần kinh, trầm cảm, mệt mỏi: Áp lực công việc và môi trường xung quanh cùng những sự phức tạp trong quan hệ nơi công sở sẽ vô tình tạo nên những căng thẳng, mệt mỏi cho tinh thần, thể lực. Nhiều người có thể mắc chứng trầm cảm, nhức đầu triền miên, tinh thần nặng nề, rối loạn giấc ngủ.
  • Viêm loét dạ dày: Việc thiếu ngủ, ăn uống thất thường, không đúng giờ giấc, không đảm bảo dinh dưỡng và ngủ nghỉ thiếu hợp lý cùng áp lực từ công việc và cuộc sống là các yếu tố gây ra viêm loét dạ dày mãn tính ở nhân viên văn phòng.
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là biểu hiện thường gặp của hội chứng văn phòng

3. Phương pháp điều trị hội chứng văn phòng – office syndrome

Để điều trị hội chứng văn phòng thì trước tiên các bạn cần xác định chính xác biểu hiện bệnh và gì và nguyên nhân do đâu. Hãy thăm khám bệnh để biết được những điều này. 

Dựa trên các triệu chứng, các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn chụp X-Quang, xét nghiệm, siêu âm…Khi phát hiện bệnh và vị trí bộ phận cơ thể mắc bệnh thì sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Về cơ bản là sự kết hợp giữa vật lý trị liệu, thuốc, châm cứu và các thay đổi trong thói quen sinh hoạt, làm việc.

Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hội chứng văn phòng – office syndrome là do môi trường làm việc và tính chất công việc, đặc biệt là thói quen làm việc và nghỉ ngơi. 

Những nguyên do này có thể cải thiện và phòng chống ngay từ đầu để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Theo đó, chúng ta có những biện pháp phòng và điều trị bệnh cụ thể dưới đây:

Ngồi làm việc với tư thế đúng

Ngồi làm việc với tư thế đúng: Ngồi thẳng lưng, vai thu lại và cuộn về phía sau. Phần mông phải chạm lưng ghế, phân bổ đều trọng lượng cơ thể lên cả hông và cả hai chân. Không ngồi bắt chéo chân, gập đầu gối của bạn ở một góc vuông. Giữ đầu gối của bạn ở mức cao hơn một chút so với hông của bạn. 

Có thể sử dụng kệ để chân để có tư thế ngồi như thế này. Điều chỉnh độ cao của ghế và bàn làm việc sao cho bạn không phải cúi lưng xuống. Giữ khuỷu tay và cánh tay của bạn trên bàn sao cho vai của bạn được thư giãn.

Điều chỉnh và thay đổi tư thế ngồi thường xuyên: Trong 1 – 2 giờ đồng hồ thì cần điều chỉnh trạng thái cơ thể, thay đổi tư thế ngồi, xoay người hoặc vận động tay chân, cổ, vai gáy nhẹ nhàng. Điều này giúp làm giảm căng cứng, đau cơ.

Cố gắng tập luyện thói quen tập thể dục đều đặn: Mỗi tuần ít nhất 3 lần, mỗi lần 30 phút hãy tập luyện thể dục để cơ thể trở nên dẻo dai, các cơ xương khớp được vận động và linh hoạt hơn.

tập thể dục đều đặn
Cố gắng tập luyện thói quen tập thể dục đều đặn

Sắp xếp và thiết kế bàn làm việc phù hợp: Bàn làm việc phải có độ cao phù hợp. Theo đó, máy tính, bàn phím, chuột phải ở trước mặt bạn và có khoảng cách sao cho cơ thể thoải mái, cánh tay được hỗ trợ tốt khi làm việc. Màn hình máy tính phải cách bạn một khoảng bằng cánh tay và ngang bằng hoặc thấp hơn một chút so với tầm nhìn.

Nghỉ ngơi hợp lý, tạo không gian và thời gian để thư giãn: Sau mỗi ngày làm việc hoặc một thời gian dài làm việc hãy dành thời gian nghỉ ngơi để thư giãn thoải mái. Có thể là một kỳ nghỉ ngắn chỉ vài ngày với gia đình, bạn bè tham gia một chuyến du lịch, nghỉ dưỡng hoặc đơn giản là bên nhau trò chuyện, tâm sự và giải tỏa áp lực, căng thẳng trong cuộc sống và công việc.

Thậm chí, bạn cũng có thể tạo ra một khoảng thời gian nghỉ ngắn trong quá trình làm việc. Ví dụ như đứng dậy đi lại vài phút, trò chuyện với đồng nghiệp vài câu, pha một tách trà, cafe và thưởng thức trước khi tiếp tục bắt đầu làm việc trở lại.

Dành thời gian thư giãn hợp lý
Dành thời gian thư giãn hợp lý khi làm việc để điều trị và phòng chống hội chứng văn phòng

Hội chứng văn phòng – office syndrome là bệnh lý diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Bệnh rất dễ mắc phải và có tính dây chuyền khi hầu hết những người làm trong cùng một văn phòng đều có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Hãy áp dụng những biện pháp mà chúng tôi vừa gợi ý ở trên để phòng chống và điều trị bệnh, đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tốt, thể lực dồi dào.

Nguồn tham khảo: https://www.dtapclinic.com/articles/office-syndrome-causes-symptoms-treatments/

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM