Trong xã hội hiện đại, nhiều người có xu hướng sợ kết hôn. Tưởng chừng như đó chỉ là một ám ảnh tâm lý nhất thời nhưng theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, đây thực chất là một loại hội chứng. Vậy hội chứng sợ kết hôn là gì? Có cách nào để vượt qua tình trạng này hay không? Ngay sau đây hãy cùng Vua Nệm giải đáp nhé!
Nội Dung Chính
1. Hội chứng sợ kết hôn là gì?
Hội chứng sợ kết hôn, tên tiếng Anh là Gamophobia, là một dạng ám ảnh tâm lý khá phổ biến ngày nay. Người mắc phải hội chứng này sẽ lo sợ quá mức về vấn đề kết hôn và gắn kết giữa hai cá thể. Họ tỏ ra căng thẳng, bất an khi phải gắn kết cuộc sống của mình với một người nào đó. Vì thế, họ thà sống một mình đến hết đời còn hơn phải kết hôn.
Đặc biệt trong xã hội ngày nay, tư tưởng tự do, độc lập khiến nhiều người cảm thấy không cần thiết phải kết hôn. Minh chứng là những năm trở lại đây thì tỉ lệ người kết hôn giảm đi rõ rệt, cùng lúc đó là tỷ lệ ly hôn tăng. Một cuộc khảo sát vào năm 2019 đã cho thấy rằng hơn 66% phụ nữ cảm thấy sợ hãi về việc lập gia đình, trong khi đó nam giới chỉ chiếm 34%.
Tại Hoa Kỳ, có đến 12.5% dân số mắc phải những ám ảnh sợ đặc hiệu, trong đó có hội chứng sợ kết hôn. Tuy chưa có kết quả khảo sát chính thức nhưng có thể nhìn nhận tỷ lệ đối tượng mắc hội chứng này là không thấp. Đặc biệt là khi quyền lợi vợ – chồng vẫn chưa được tháo gỡ thì con số này chưa dừng lại ở đó.
2. Nguyên nhân mắc phải hội chứng sợ kết hôn
2.1. Ám ảnh về gia đình không được trọn vẹn
Những ai từng sinh ra và lớn lên dưới một mái ấm không hạnh phúc hay tận mắt chứng kiến sự đổ vỡ của cha mẹ sẽ trở nên sợ hãi hơn về việc kết hôn. Một số khảo sát cho thấy phần lớn người mắc hội chứng Gamophobia đều có những ký ức không mấy tốt đẹp về đời sống hôn nhân như cha mẹ ly hôn, cãi vã, bạo hành,… Nỗi sợ này sẽ đeo bám họ theo thời gian và khiến họ không còn mấy tha thiết với việc lập gia đình nữa.
2.2. Do đã từng gặp chia lìa, đổ vỡ trong hôn nhân
Không thể ngoại trừ lý do cuộc hôn nhân trước đây của họ gặp phải nhiều bất trắc. Điều này khiến tâm trí họ dần hình thành cảm giác ám ảnh và không muốn bắt đầu lại với một người nào khác.
2.3. Do có nhiều nỗi bất an
Kết hôn không phải chỉ đơn giản là việc cả hai người bắt đầu chung sống dưới một mái nhà. Thực chất, đôi bên sẽ ràng buộc nhau bởi trách nhiệm về tinh thần lẫn kinh tế. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng sợ kết hôn thường không cảm thấy tự tin khi phải chịu quá nhiều trách nhiệm. Họ còn đối mặt với nhiều nỗi bất an khác như sợ mâu thuẫn, sợ mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu,…đó là lý do họ luôn muốn trốn tránh hôn nhân.
2.4. Do mắc bệnh về tâm lý
Theo những nhà tâm lý học, những người bị rối loạn tâm lý thường sẽ không sẵn sàng để kết hôn. Bởi lẽ, họ không cảm thấy tự tin rằng mình đủ sức duy trì một mối quan hệ hay xứng đáng được yêu thương. Đó cũng là lý do người trầm cảm có nguy cơ sợ kết hôn cao hơn những người bình thường.
2.5. Sợ kết hôn do yếu tố di truyền
Mặt khác, hội chứng còn liên quan đến một vài yếu tố di truyền nếu như gia đình của bạn có người thân bị ám ảnh hoặc rối loạn lo âu. Thế nhưng, đây thực chất chỉ là yếu tố khiến nỗi sợ hãi tăng lên. Trong trường hợp bạn chưa từng trải qua những sang chấn trong quá khứ liên quan đến tình cảm thì nỗi sợ này có khả năng biến chuyển thành nhiều khía cạnh khác.
2.6. Do mắc hội chứng thích tự hủy hoại bản thân
Những người gặp hội chứng thích tự hủy hoại bản thân thường không muốn kết hôn bởi quan niệm mình không xứng đáng nhận về hạnh phúc. Suy nghĩ của họ trở nên vô cùng tiêu cực hay xuất hiện định kiến méo mó về việc lập gia đình.
3. Làm thế nào để biết bạn đang mắc phải hội chứng sợ kết hôn?
Những người có xu hướng sợ kết hôn thường được nhận biết bởi những dấu hiệu sau:
- Lo lắng, sợ hãi về việc kết hôn và không muốn bị ràng buộc trong một mối quan hệ lâu dài.
- Tránh né trước những câu chuyện liên quan đến hôn nhân.
- Suy nghĩ tiêu cực về tình cảm yêu đương hay xa hơn là kết hôn.
- Nghĩ rằng bản thân không xứng đáng hay không đủ sức xây dựng quan hệ hôn nhân.
- Tức giận, mất kiểm soát hay thậm chí là thực hiện những hành vi tiêu cực khi ai đó đề cập nhiều đến chuyện kết hôn.
- Những người có hội chứng sợ kết hôn thường không muốn yêu đương hay từ chối hôn nhân dù tình cảm cả hai đang tốt đẹp.
- Không muốn bắt đầu chuyện yêu đương với ai.
- Có thể bị run rẩy, buồn nôn, rối loạn tim, khó thở,… nếu bị ép tham gia những buổi gặp gỡ, sự kiện bàn về hôn nhân gia đình.
4. Sợ kết hôn có phải là hội chứng nguy hiểm?
Chưa có bất cứ một kết luận nào cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng sợ kết hôn đối với cá nhân và cộng đồng. Do đó, nếu bạn không gặp bất kỳ khó khăn nào khi sống độc lập thì cũng không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn khao khát về một mái ấm gia đình nhưng bị cản trở bởi những lo lắng, bất an thì cần tìm đến sự trợ giúp. Bởi lẽ những suy nghĩ méo mó về hôn nhân sẽ khiến bạn vô tình đánh mất đi hạnh phúc của chính bản thân mình. Mặt khác, sự sợ hãi hôn nhân khiến bạn khó xây dựng mối quan hệ với mọi người hay nhận về những lời nhận xét không hay. Sự cô độc ngày qua ngày sẽ khiến bạn tăng nguy cơ đối mặt với những rối loạn tâm lý nếu không can thiệp kịp thời.
5. Hội chứng sợ kết hôn được chẩn đoán như thế nào?
Những người mắc hội chứng Gamophobia thường cô lập bản thân, né tránh chuyện tình cảm. Do đó, họ cần được thăm khám kịp thời tối thiểu là 6 tháng từ khi xuất hiện những triệu chứng đã đề cập. Đồng thời, những biểu hiện này phải làm ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc khó có khả năng kiểm soát thì mới dễ để chẩn đoán.
6. Cách để vượt qua chứng sợ kết hôn
6.1. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là biện pháp chính trong việc cải thiện chứng sợ kết hôn. Bác sĩ, chuyên gia sẽ căn cứ từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng để lựa chọn liệu pháp phù hợp, chẳng hạn:
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Áp dụng với những đối tượng mắc vấn đề tâm lý gồm hội chứng sợ kết hôn. Liệu pháp này giúp chủ thể có thể điều chỉnh lại hành vi, nhận thức của mình và suy nghĩ đúng đắn hơn.
- Tư vấn tâm lý: Trò chuyện, tư vấn tâm lý để gỡ rối cho những lo lắng, khúc mắc trong lòng thân chủ.
- Liệu pháp phơi nhiễm: Giúp người mắc hội chứng trực tiếp đối mặt nỗi sợ của mình để từ đó giảm bớt những lo lắng vô lý.
- Liệu pháp tâm động học: Áp dụng cho cặp đôi để cả hai được tự do bày tỏ những nỗi bất an trong lòng mình. Điều này giúp họ đồng cảm và thấu hiểu nhau hơn.
6.2. Điều trị bằng thuốc
Hội chứng sợ kết hôn không nhất thiết phải dùng thuốc điều trị, tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc kê thuốc nếu người bệnh có biểu hiện trầm trọng như căng thẳng, hoảng loạn quá mức. Người bệnh không được phép tự mua thuốc hoặc tăng liều lượng nếu chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
6.3. Một số biện pháp khác để tự cải thiện
Thực chất, những người mắc hội chứng Gamophobia nhận thức được nỗi sợ của mình. Tuy nhiên, họ không thể kiểm soát và chấp nhận sống chung với nó. Do đó, nếu thật sự muốn cải thiện thì bạn có thể tự thực hiện một số biện pháp sau:
- Trò chuyện với những người có hôn nhân viên mãn để củng cố lại niềm tin về tình yêu.
- Hạn chế tiếp xúc với những thông tin tiêu cực về đời sống hôn nhân, gia đình.
- Yêu thương bản thân nhiều hơn để biết rằng bản thân cũng xứng đáng được hạnh phúc.
>> Xem thêm:
- Tiết lộ hay: Đàn ông sợ nhất điều gì khi kết hôn?
- Khi nào nên ly hôn: 9 dấu hiệu chứng tỏ hôn nhân đã đi đến hồi kết
Trên đây là những thông tin về hội chứng sợ kết hôn không còn quá xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Hy vọng những kiến thức mà Vua Nệm cung cấp sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn về đời sống gia đình, hôn nhân nhé!