Chuyện quanh ta

Trà xanh là gì? Những lợi ích về sức khỏe và tác dụng phụ cần biết

CẬP NHẬT 04/04/2023 | BỞI Minh Anh

Trà xanh là gì và những lợi ích về sức khỏe của loại cây trồng này bạn đã biết chưa? Đáng nói loại trà này vẫn có những tác dụng phụ của nó nếu được sử dụng không đúng cách. Các vấn đề kể trên sẽ được Vua Nệm làm rõ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về trà xanh là gì?
Tìm hiểu về trà xanh là gì?

1. Trà xanh là gì?

Trà xanh (hay còn gọi là chè xanh) là phần lá của cây trà chưa trải qua các công đoạn như làm héo và oxi hóa giống. Loại trà này sẽ khác với các loại trà thành phẩm như trà đen, trà móc câu, trà Ô long được pha uống hàng ngày.

Trà xanh là gì? Là phần lá của cây trà (chè)
Trà xanh là gì? Là phần lá của cây trà (chè)

Trà xanh là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên hiện nay loại cây trồng này và quy trình sản xuất của nó đã trở nên phổ biến rộng khắp các quốc gia Châu Á. Trà xanh có nhiều loại khác nhau với điều kiện trồng trọt, phương pháp canh tác, thời gian thu hái khác nhau.

2. Trà xanh có tác dụng gì?

Bộ phận được sử dụng của trà xanh là phần lá trà, đây là nguyên liệu mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe người sử dụng. 

2.1 Đối với sức khỏe

Bật mí đến bạn đây là loại thức uống dân dã này mang đến rất nhiều về lợi ích cho cơ thể. Chi tiết như 

  • Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Trong trà xanh có các chất giúp kiểm soát lượng cholesterol, giúp ngăn chặn xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp. Với những ai mắc các bệnh về tim mạch, trà xanh có thể hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào.
  • Hỗ trợ hệ cơ xương: Catechin trong trà xanh là thành phần giúp làm chậm quá trình lão hóa xương. Trong số các catechin có EGCG có tác dụng kích thích một loại enzyme thúc đẩy xương tăng trưởng, hạn chế loãng xương.
  • Tăng cường trí nhớ: Trà xanh còn giúp chống lại những tác động của tuổi tác lên não bộ. Thành phần EGCG trong trà xanh tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào não, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson ở người già.
  • Tăng cường miễn dịch: Trong trà xanh có chứa Polyphenol và Flavonoid, những chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chống lại nhiễm trùng. Một số nghiên cứu còn cho thấy trà xanh có thể hỗ trợ chống lại sự xâm nhập và tác hại của Covid-19.
Trà xanh có công dụng gì
Trà xanh mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe

2.2 Đối với làm đẹp

  • Ngăn ngừa lão hóa: Trà xanh có thể giúp làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt. Trà xanh là gì mà có thể ngừa lão hóa được như vậy? Lý do là vì Polyphenols trong lá trà có khả năng chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Đốt mỡ, giảm cân: Trà xanh được cho là có thể đốt cháy 70 calo mỗi ngày, tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ, ngăn quá trình chuyển hóa Glucose thành tế bào mỡ. Kết hợp uống trà xanh với tập thể dục hàng ngày có thể giảm cân hiệu quả.
  • Giảm quầng thâm mắt: Dùng trà xanh có thể giảm sưng và quầng thâm mắt nhờ việc làm giảm sự giãn nở các mạch máu dưới mắt.
  • Trị mụn hiệu quả: Trà xanh có tác dụng giải độc gan, làm mát cơ thể từ đó giúp trị mụn hiệu quả. Sử dụng trong thời gian dài bạn sẽ cảm nhận được da dẻ mịn màng, sáng khỏe hơn.
  • Ngừa sâu răng: Trà xanh là thành phần phổ biến trong các loại kem đánh răng hiện nay với khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn dẫn đến chứng hôi miệng. 

3. Cách pha lá trà xanh

3.1 Pha lá trà xanh tươi

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:

  • 100g lá trà xanh tươi
  • Ấm trà

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lá trà xanh tươi, rửa sạch, vò cho lá hơi dập.
  • Bước 2: Cho lá trà vào ấm, đổ đầy nước, đun lửa nhỏ đến khi nước sôi.
  • Bước 3: Giảm nhỏ lửa, đun trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Bước 4: Rót trà ra ly và thưởng thức, có thể để nguội hoặc uống lạnh bằng cách thêm đá.
Hướng dẫn cách pha trà xanh
Chỉ cần một nắm lá trà xanh tươi là bạn đã có một cốc nước trà ngon lành

Một số lưu ý khi pha lá trà xanh tươi đó là không đun quá lâu vì sẽ làm mất đi hoạt tính của các chất có trong lá trà. Đồng thời bạn cũng nên sử dụng một lượng lá trà vừa đủ để nấu xong nước trà không bị quá đậm hoặc quá nhạt. Ngoài ra có thể bảo quản trà xanh trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng được dài ngày.

3.2 Pha lá trà xanh khô

Lá trà xanh được làm khô có thể bảo quản lâu trong hộp. Ưu điểm của trà xanh khô là có thể sử dụng được lâu dài, tiện lợi sử dụng, giữ được vị thơm ngon của lá trà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 5g trà xanh khô
  • Ấm trà

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đun nước sôi, sau đó để nguội về khoảng 80 độ C.
  • Bước 2: Cho lá trà khô vào ấm, cho vào một ít nước nóng để tráng trà, sau đó đổ nước tráng đi.
  • Bước 3: Đổ nước nóng đã đun vào ấm, ngâm trong khoảng 2 – 3 phút là đã có thể thưởng thức được.
Trà xanh khô co thể bảo quản được lâu dài 
Trà xanh khô co thể bảo quản được lâu dài

4. Nên uống lá trà xanh tươi hay khô?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lá trà xanh sau khi được chế biến, làm khô sẽ mất đi khoảng 14% lượng Catechin, là các chất chống oxy hóa chẳng hạn như EGCG. Vì vậy, nếu muốn tận dụng khả năng chống oxy hóa của lá trà bạn nên sử dụng lá tươi nguyên chất.

Tuy nhiên, lá trà khô có một ưu điểm đó là có thể bảo quản được lâu dài. Trường hợp bảo quản tốt thì thời gian sử dụng có thể lên đến 1 năm. Ngược lại lá trà xanh tươi dễ bị oxy hóa, chỉ nên dùng trong ngày sau khi hái để đảm bảo chất lượng và các hoạt chất có trong trà xanh.

Như vậy, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn chọn sử dụng trà xanh tươi hoặc khô. Nếu dùng trong ngày thì lá tươi sẽ tốt hơn. Trường hợp bạn muốn mua trà xanh khô để sử dụng lâu ngày thì cũng không phải quá lo ngại vì công nghệ xử lý hiện nay rất tiên tiến, không làm mất đi quá nhiều dưỡng chất của lá trà so với lá tươi nguyên chất của nó.

5. Uống trà xanh như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Không thể phủ nhận những giá trị về sức khỏe mà trà xanh mang lại. Tuy nhiên, cần phải biết cách sử dụng hợp lý thì mới mang lại hiệu quả cao, đồng thời tránh những tác dụng phụ không đáng có mà trà xanh có thể mang lại. Một số lưu ý dành cho bạn:

  • Uống với liều lượng vừa phải. Theo nghiên cứu, mỗi ngày chỉ nên uống từ 3 – 4 cốc trà (mỗi cốc 250ml) là vừa đủ.
  • Cân nhắc thời điểm uống trà xanh, thời điểm thích hợp nên là sau bữa sáng, bữa trưa hoặc đầu giờ chiều sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, đồng thời giảm mỡ. 
  • Không nên uống trà xanh ngay khi mới thức dậy, lúc đói sẽ khiến bụng thêm cồn cào. Không nên uống trước lúc ngủ có thể khiến mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.
Hướng dẫn uống trà xanh đúng cách
Uống trà xanh một cách vừa phải, đúng thời điểm

>>>Đọc thêm:

6. Một số tác dụng phụ khi sử dụng trà xanh không hợp lý

Như đã nhắc đến ở trên, sử dụng trà xanh với liều lượng không hợp lý có thể dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Cụ thể như sau: 

  • Gây thiếu máu: Tanin có trong trà có thể khiến người sử dụng bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bạn là người thường xuyên uống trà thì nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C.
  • Gây khó chịu cho dạ dày: uống nước trà xanh vào lúc đói có thể làm tăng axit dạ dày. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, cồn cào…
  • Mất ngủ: trong trà xanh có chứa một lượng cafein nhất định. Uống quá nhiều có thể dẫn đến mất ngủ, hoặc rối loạn giấc ngủ do cafein gây ra.
  • Phụ nữ mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt không nên uống trà nhiều. Trong những giai đoạn này cơ thể cần được bổ sung sắt, tuy nhiên trà xanh lại chứa nhiều axit oxalic và tanin, làm hạn chế khả năng hấp thụ sắt của niêm mạc dạ dày.

Trên đây Vua Nệm đã làm rõ trà xanh là gì và các vấn đề liên quan loại cây này. Đây là một thức uống rất tốt cho cả sức khỏe và da dẻ. Tuy nhiên hãy đảm bảo sử dụng với liều lượng và vào khoảng thời gian hợp lý bạn nhé.

>>>Đừng bỏ lỡ:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh