Sức khỏe giấc ngủ

Melatonin là gì? Công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng

CẬP NHẬT 24/02/2023 | BỞI Hương Lăng

Melatonin là gì? Người ta thường sử dụng Melatonin với mục đích nào? Công dụng, liều dùng, hướng dẫn sử dụng và cần lưu ý những gì trong quá trình sử dụng Melatonin để điều trị? Hãy cùng theo dõi trong bài viết này nhé!

1. Melatonin là gì? Tác dụng của Melatonin

Melatonin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tùng, đây là tuyến có kích thước bằng hạt đậu, nằm ở vị trí giữa não. Hormone này có tác dụng gây buồn ngủ nên thường được sử dụng để điều hòa giấc, hỗ trợ chữa mất ngủ và nhịp sinh học, tuy nhiên nó không phải là thuốc ngủ.

Thông thường, cơ thể của bạn sẽ tiết ra nhiều Melatonin vào ban đêm và sẽ tăng vào buổi tối khi mặt trời lặn và giảm dần vào buổi sáng khi mặt trời mọc. Trong cơ thể con người, hormone Melatonin cũng giảm dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì hormone này sẽ tiết ra càng ít đi.

Melatonin được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng, thường ở dạng viên uống hoặc viên nang. Hầu hết các chất bổ sung Melatonin đều được sản xuất ở trong phòng thí nghiệm.

Melatnon là một loại hormone trong cơ thể
Melatnon là một loại hormone trong cơ thể

2. Những chứng cứ cho thấy vai trò của Melatonin

Nghiên cứu về việc sử dụng Melatonin đã cho thấy vai trò trong rối loạn, đó là:

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học: Melatonin có thể giúp cải thiện rối loạn nhịp sinh học ở cả trẻ em và người lớn.

Giai đoạn ngủ muộn (rối loạn giấc ngủ giai đoạn ngủ – thức muộn): Trong chứng rối loạn này, giấc ngủ sẽ bị trễ hai giờ hoặc nhiều hơn so với giấc ngủ bình thường, khiến bạn đi vào giấc ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn. Nghiên cứu cho thấy Melatonin sẽ làm giảm thời gian cần thiết để đi vào giấc ngủ và thúc đẩy giấc ngủ bắt đầu ở người lớn và trẻ em mắc chứng này.

Mất ngủ: Nghiên cứu đã cho thấy Melatonin sẽ làm giảm một chút thời gian đi vào giấc ngủ, nhưng tác động của nó đối với chất lượng giấc ngủ và tổng thời gian ngủ không quá rõ ràng. Bên cạnh đó Melatonin có thể có lợi hơn cho người lớn tuổi khi bị thiếu hormone này.

Hội chứng rối loạn cơ thể do thay đổi múi giờ: Bằng chứng cho thấy Melatonin góp phần cải thiện triệu chứng mệt mỏi khi thay đổi múi giờ, điển hình như tỉnh táo vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Các nghiên cứu nhỏ đã gợi ý Melatonin có thể giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bị một số khuyết tật. Tuy nhiên, bố mẹ được khuyến khích nên tạo thói quen tốt trước khi ngủ cho con là phương pháp điều trị ban đầu.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy Melatonin có thể làm giảm sự nhầm lẫn, bồn chồn vào buổi tối ở bệnh nhân Alzheimer, nhưng dường như không cải thiện được nhận thức của họ.

Tìm hiểu tác dụng về Melatonin
Tìm hiểu tác dụng về Melatonin

3. Khi nào nên sử dụng Melatonin?

Melatonin được dùng để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ, hay mệt mỏi do hội chứng rối loạn cơ thể khi thay đổi múi giờ…

  • Sử dụng Melatonin khi bị mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc
  • Thời gian ngủ bị thay đổi (do tính chất công việc, phải thức trong giờ ngủ bình thường và ngủ trong giờ thức bình thường).
  • Sự thay đổi này khiến bạn bị khó ngủ trong suốt thời gian ngủ ngày của bạn.
  • Mất ngủ do lệch múi giờ khi đi công tác, du lịch… ở các quốc gia có múi giờ khác nhau (Jet lag).
Melatonin giúp để hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
Melatonin giúp để hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng nghiên cứu để xem Melatonin có thể chỉ định cho trường hợp:

  • Bệnh Alzheimer
  • Ung thư
  • Xơ cứng teo cơ cột bên (Amyotrophic lateral sclerosis)
  • Huyết áp cao vào ban đêm
  • Vấn đề về giấc ngủ ở trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ

4. Liều dùng của Melatonin như thế nào?

Melatonin có dạng và hàm lượng là: viên nang: melatonin 3mg, 5mg, 10mg.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị mắc những chứng rối loạn nhịp sinh học, và rối loạn giấc ngủ: Sử dụng đường uống với liều thông thường từ 3- 6 mg trước khi đi ngủ.

Liều dùng thông thường dành cho trẻ em bị rối loạn nhịp sinh học và rối loạn giấc ngủ: Cho trẻ uống Melatonin 2-3mg trước khi đi ngủ và tăng lên sau 1-2 tuần đến liều 4-6mh nếu cần thiết.

Theo đó, liều tối đa là Melatonin 10 mg.

Liều dùng Melatonin phụ thuộc vào độ tuổi
Liều dùng Melatonin phụ thuộc vào độ tuổi

5. Tác dụng phụ khi sử dụng Melatonin

Melatonin được cho là có thể an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn (lên đến 2 năm ở một số người). Ngoài ra, người sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ

Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ của Melatonin ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm: Cảm giác trầm cảm kéo dài, run nhẹ, lo lắng nhẹ, đau quặn bụng, khó chịu và làm giảm sự tỉnh táo, gây lú lẫn hoặc mất phương hướng, hạ huyết áp.

Ngoài ra, Melatonin có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, do đó không nên lái xe hoặc sử dụng máy móc trong vòng năm giờ sau khi uống thuốc.

Hơn nữa, không sử dụng thuốc nếu bạn bị bệnh tự miễn.

Hãy gọi cấp cứu ngay nếu người sử dụng gặp bất cứ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng với Melatonin như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc, hoặc gia tăng ảnh hưởng của những tác dụng phụ. Tốt nhất là bạn nên viết danh sách những thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Người dùng nên chú ý không tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dưới đây là một số tương tác thuốc với Melatonin:

Thuốc chống đông máu và thuốc kết tập tiểu cầu, thảo dược và chất bổ sung do làm giảm khả năng đông máu dẫn đến nguy cơ chảy máu.

Melatonin có thể làm ức chế tác dụng của thuốc chống co giật ở trẻ em bị khiếm khuyết về thần kinh.

Melatonin làm tăng huyết áp ở những người dùng thuốc điều trị huyết áp.

Ngoài ra, do Melatonin có thể ảnh hưởng đến lượng đường ở trong máu nên khi sử dụng thuốc trị tiểu đường, hãy sử dụng cẩn thận Melatonin theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc tránh thai với Melatonin có thể làm tăng tác dụng cùng tác dụng phụ của Melatonin.

Fluvoxamine (Luvox): Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc này sẽ làm tăng nồng độ Melatonin và gây buồn ngủ quá mức.

Hơn nữa, Melatonin có thể kích thích chức năng miễn dịch và can thiệp vào liệu pháp ức chế miễn dịch.

Cuối cùng, thuốc có thể làm giảm ngưỡng gây co giật (seizure threshold). Uống thuốc Melatonin với

Thuốc làm giảm ngưỡng gây co giật (seizure threshold). Uống Melatonin với các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ co giật.

Tương tác thuốc với Melatonin có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc
Tương tác thuốc với Melatonin có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc

7. Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng Melatonin, hãy báo với bác sĩ nếu bạn gặp phải một trong những tình trạng sau:

  • Dị ứng với Melatonin
  • Bệnh tiểu đường
  • Trầm cảm
  • Chảy máu hoặc rối loạn đông máu như dễ bị chảy máu
  • Tăng hoặc hạ huyết áp
  • Động kinh hoặc rối loạn co giật khác.
  • Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc để ngăn ngừa thải ghép nội tạng.

Hiện vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc, luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

8. Nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn đã quên dùng một liều thuốc, hãy sử dụng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm xác định như kế hoạch. Không sử dụng gấp đôi liều đã quy định.

Bài viết của Vua Nệm chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về Melatonin.

Nếu bạn rơi vào chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, hãy thử các biện pháp như: thư giãn trước giấc ngủ bằng thiền tịnh, bài tập yoga nhẹ nhàng, nghe nhạc, đọc sách, không sử dụng thiết bị điện tử, uống sữa ấm…

Đặc biệt, để có một giấc ngủ ngon vào mỗi đêm sẽ không thể không kể đến vai trò của một chiếc nệm. Một chiếc nệm tốt sẽ hỗ trợ giấc ngủ, nâng đỡ cơ thể tối đa và phân tán áp lực đồng đều, bảo vệ cột sống và đường cong tự nhiên của cơ thể.

Vua Nệm giới thiệu tới bạn đọc chiếc nệm Foam Aeroflow đã được các chuyên gia về giấc ngủ khuyên dùng, với khả năng phân tán áp lực hoàn hảo, tạo điều kiện để cơ thể và trí óc được thư giãn hoàn toàn, đảm bảo giấc ngủ thoải mái mỗi đêm.

Aeroflow là thương hiệu nệm của tập đoàn INOAC Nhật Bản với dòng sản phẩm nệm PU foam cao cấp dành riêng cho thị trường Việt Nam là Standard, Wave, Fit. Các sản phẩm đều sử dụng nguồn nguyên vật liệu và công nghệ theo tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản. Những chiếc nệm Aeroflow sẽ nâng đỡ ổn định cho cơ thể, chống tình trạng cong vẹo cột sống và duy trì một hệ xương khỏe mạnh để đem tới giấc ngủ ngon và êm ái nhất là khi mùa đông đang tới gần kề.

Nệm Foam Aeroflow Wave
Nệm Foam Aeroflow Wave

Nệm Foam Aeroflow hiện đang được phân phối tại hệ thống bán lẻ Mền Drap Gối Nệm Vua Nệm trên toàn quốc. Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các showroom Vua Nệm trên toàn quốc để trải nghiệm chất lượng và chọn cho mình những sản phẩm ưng ý nhất hoặc dễ dàng tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm và trải nghiệm hình thức mua hàng trực tuyến trên website: https://vuanem.com/

Tài liệu tham khảo
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/melatonin-cong-dung-lieu-dung-tac-dung-

https://hellobacsi.com/thuoc/melatonin/

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng