Chuyện quanh ta

Trà đen là gì? Tác dụng và cách sử dụng trà đen tốt cho sức khỏe

CẬP NHẬT 05/01/2023 | BỞI Minh Anh

Khi nhắn đến trà, mọi người thường nghĩ ngay đến trà xanh – vốn là loại trà quen thuộc với người Việt trong cuộc sống hằng ngày, nhất là với các bậc cha chú. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, nhiều người bắt đầu nghe nhiều hơn về thuật ngữ trà đen và sử dụng ngày một phổ biến. Vậy trà đen là gì? Tìm hiểu trong bài viết này ngay sau đây cùng Vua Nệm nhé.

Tìm hiểu về trà đen (hồng trà)
Tìm hiểu về trà đen (hồng trà) đầy đủ và chi tiết nhất

1. Trà đen là gì? Xuất xứ của trà đen

Trà đen hay còn được gọi là hồng trà, là một loại trà sử dụng lá của cây trà đen, có tên khoa học là Camellia sinensis. Loại trà này được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây, mặc dù xuất xứ của trà đen là từ Châu Á.

Lá chè đen được oxy hóa hoàn toàn trước khi chế biến và sấy khô, biến nó từ màu xanh đậm sang màu nâu, đen sẫm và mang lại hương vị đặc trưng cho trà. Các loại trà đen có hương vị đậm hơn và sử dụng được lâu hơn. Cũng giống như trà xanh, trà đen có thể được uống khi còn nóng, ấm hoặc uống lạnh. Cũng có thể kết hợp để uống cùng với đá lạnh để giải nhiệt vào ngày hè.

Trà đen là gì?
Trà đen được oxy hóa tối đa nên lá có màu đen và nước màu hồng tím

Tóm lại, trà đen là loại trà đã được oxy hóa hoàn toàn. Còn trà xanh đến từ cùng một loại cây, nhưng không bị oxy hóa. Chiết xuất trà đen có thể được bán dưới dạng thảo dược bổ sung hoặc có trong các bài thuốc đông y.

Trà đen được phát hiện ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ 17, nó cũng là loại trà đầu tiên du nhập vào châu Âu và Trung Đông. Sau đó, chè đen cũng được sử dụng rộng rãi ở châu Mỹ. Chính sự mở rộng thị trường đã giúp đẩy mạnh phát triển sản xuất chè đen ở Trung Quốc.

Nhưng sau đó các thương nhân Anh đã đem cây chè và hạt giống chè đen trở về nước và trồng ở Anh và các nước khác khiến nó không còn là sản phẩm “độc quyền” của Trung Quốc.

Trà đen được dùng nhiều ở đâu
Trà đen được sử dụng nhiều hơn ở Âu – Mỹ

Theo thời gian, việc sản xuất chè đen đã lan sang Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya, sau đó là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Rwanda, Brazil và các nơi khác. Ở Trung Quốc cũng như một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, trà xanh thường được sử dụng nhiều hơn so với trà đen.

2. Trà đen và trà xanh khác nhau như thế nào?

Điều tạo nên sự khác biệt của trà đen với trà xanh nằm ở quá trình sản xuất. Là trà được oxy hóa hoàn toàn trước khi được đem đi chế biến và sấy khô. Trong quá trình oxy hóa, oxy sẽ tương tác với thành tế bào của lá trà để biến lá từ màu nâu đậm sang màu đen.

Cũng từ quá trình sản xuất này, hiện tượng oxy hóa sẽ làm thay đổi hương vị và màu sắc của lá trà. Nước trà sẽ có màu hồng hoặc hổ phách, vị chát và đậm hơn so với trà xanh.

Nước trà đen thường có màu hồng hoặc hổ phách
Nước trà đen thường có màu hồng hoặc hổ phách

Trong khi đó, khi sản xuất trà xanh, lá trà gần như không bị oxy hóa hoặc giảm oxy hóa ở mức tối thiểu.

Sau khi được thu hoạch, lá trà sẽ được đem đi sao và sấy khô để ngăn quá trình oxy hóa xảy ra, vì nó có thể khiến lá xanh chuyển sang màu nâu và làm thay đổi hương vị nguyên bản tươi mát của trà xanh.

Cũng chính vì ít bị oxy hóa nên trà xanh thường có màu sắc và hương vị nhẹ hơn trà đen.

>>>Đừng bỏ lỡ:

3. Những công dụng bất ngờ của trà đen đối với sức khỏe con người

3.1. Thành phần dưỡng chất trong hồng trà

Trong hồng trà có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và các dưỡng chất như:

  • caffeine
  • theophylline
  • theobromine
  • axit amin
  • carbohydrate
  • protein
  • chất diệp lục
  • florua
  • nhôm
  • các khoáng chất và nguyên tố vi lượng
  • các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, góp phần tạo nên mùi và vị của nó

Hầu hết chúng đều có lợi cho tinh thần và sức khỏe và được đặc biệt biết đến là có khả năng chống oxy rất tốt. Điều này là nhờ vào hàm lượng polyphenol cao – là các hợp chất hóa học bảo vệ thực vật khỏi bức xạ tia cực tím và mầm bệnh. Tác dụng chống oxy hóa của polyphenol có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số mầm gây bệnh.

Lợi ích của trà đen
Trà đen nhiều chất chống oxy hóa ngăn ngừa lão hóa và ung thư tốt

3.2. Những công dụng tuyệt vời ở trà đen ít ai biết

Dưới đây là một số công dụng của trà đen đối với sức khỏe tổng thể của con người.

  • Trà đen giúp tăng sự tỉnh táo, nâng cao tinh thần: Caffeine có trong lá chè đen có thể giúp tăng sự tập trung, hưng phấn và nâng cao sự tỉnh táo, tinh thần được cải thiện.
  • Phòng ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa có trong hồng trà có thể giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, ung thư da hay ung thư vú…
  • Chống lão hóa tốt khi uống trà đen: Cũng chính chứa nhiều các chất chống oxy hóa mà khi uống trà đen có thể giúp chống lão hóa, ngăn ngừa các tế bào lão hóa. Không có gì lạ khi các chiết xuất từ loại trà này được sử dụng trong các loại kem chống nhăn, kem dưỡng chống lão hóa của nhiều hãng mỹ phẩm.
  • Tăng cường miễn dịch: Chất tannins có trong loại trà này cũng giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch, hỗ trợ phòng chống cảm cúm, virus…
  • Giúp chắc khỏe xương, tốt cho khớp: Nhiều dưỡng chất có trong trà đen có thể giúp xương trở nên chắc khỏe và chống viêm khớp rất tốt. Cụ thể, một nghiên cứu đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Mỹ và Nhật Bản, phát hiện ở 479 người nam giới và 540 người nữ giới. Họ lấy kết điều tra trong 10 năm và nhận thấy rằng, những người sử dụng hồng trà có xương chắc khỏe,  ít loãng xương hơn.
  • Hồng trà có thể giải nhiệt: Người ta thường sử dụng trà xanh để giải nhiệt, giải khát mùa hè. Đối với trà đen cũng vậy, nó cũng có tác dụng giúp giải nhiệt rất tốt. Vì trong hồng trà có chứa Phenolic, đường, Axit Amin, Pectin, hoặc kết hợp với Enzy sẽ tạo ra cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Caffeine có trong trà cũng giúp khống phân khu trung tâm nhiệt độ cơ thể, đồng thời tăng bài tiết nhiệt và cặn bã ra khỏi cơ thể.
  • Lợi tiểu với trà đen: Caffeine cũng là chất giúp tăng cường tuần hoàn máu và thận khi kết hợp với Aromatic, kích thích lượng nước tiểu gia tăng do sự khuếch trương mao mạch thận và ức chế tiểu quản thận, tái hấp thu nước.
  • Tốt cho dạ dày: Nếu như khi uống trà xanh vào lúc đói có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, dạ dày bị kích thích, thì uống trà đen lại rất tốt cho dạ dày. Vì lá trà đen đã được lên men chứa tanin có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày và đường ruột, giảm viêm ruột, chống viêm loét dạ dạ.
  • Cải thiện tâm trạng: Trong trà đen có một Acid amin gọi là L-theanine. Nó có tác dụng tăng khả năng tập trung,cải thiện tâm trạng, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch, chống đột quỵ: Các chất chống oxy hóa có trong hồng trà và nhiều nguyên tố vi lượng, khoáng chất trong trà giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, chống đột quỵ và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Uống trà đen có công dụng gì
Trà đen giúp chống đột quỵ, tốt cho sức khỏe tim mạch

>>>Bỏ túi:

4. Cách pha trà đen giúp trà thơm ngon, tốt cho sức khỏe

Những ai yêu thích uống hồng trà nhưng chưa biết cách pha trà sao cho thơm ngon, bổ dưỡng thì hãy thực hiện theo các bước sau nhé.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Hồng trà chuẩn bị lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng, số người uống và thể tích ấm trà. Không nên dùng quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến vị trà không hoàn hảo.
  • Dùng nước ấm để tráng dụng cụ pha trà sạch sẽ.

Bước 2: Chuẩn bị nước nóng để pha trà

  • Nước sạch đun sôi sau đó để vài phút để nước nguội còn trên 90 độ thì dùng để pha trà.

Bước 3: Pha trà

  • Trà cho vào ấm đã tráng sạch, đổ nước nóng vào, tráng qua và đổ nước đi. Mục đích là làm khai mở lá trà và loại bỏ bụi bẩn còn sót lại trong lá trà.

Bước 4: Ủ trà và thưởng thức

  • Ủ trà trong khoảng 5 – 10 phút để nước trà tiết ra ngoài và đảm bảo cho hương vị trà đậm đà.
  • Sau đó có thể sử dụng trà.
Hướng dẫn cách pha trà đen
Thưởng thức trà khi còn nóng hoặc thêm đá để giải nhiệt

Như vậy, trà đen là loại trà trải qua quá trình oxy hóa hoàn toàn, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hướng dẫn pha hồng trà ở trên, hy vọng các bạn sẽ áp dụng hiệu quả và có những ấm trà thơm ngon. Theo dõi các bài viết khác của Vua Nệm để có thêm thông tin về một số loại đồ uống hấp dẫn khác nhé.

>>>Đọc thêm:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh