Mách bạn 3 công thức làm trà hoa cúc trị mất ngủ hiệu quả

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp nhẹ nhàng và mùi hương dễ chịu, hoa cúc còn được xem là loại thảo dược “đa zi năng” trong Đông Y. Từ hàng trăm năm trước, người ta đã phát hiện nhiều công dụng kỳ diệu của hoa cúc trong việc điều trị các vấn đề sức khỏe như thanh nhiệt giải đoạn, giải cảm, điều hòa tim mạch,… Đặc biệt, uống trà hoa cúc trị mất ngủ rất hiệu quả. Nguyên liệu dễ tìm kiếm, cách pha trà lại hết sức đơn giản là lý do bạn nên thử dùng loại trà này để tìm lại giấc ngủ ngon mỗi đêm. 

1. Tìm hiểu về trà hoa cúc 

Trà hoa cúc là thức uống được sắt chủ yếu từ loài hoa cúc trắng có tên gọi khoa học là Chrysanthemum morifolium. Ngoài ra, một số người còn thay thế bằng hoa cúc vàng (tên gọi khoa học Chrysanthemum indicum).

Thời xưa, trà hoa cúc được sử dụng rộng rãi trong chốn cung đình để làm trà dâng vua chúa. Đối với phái nữ, hoa cúc còn được dụng để chăm sóc và làm thơm cơ thể. Trà hoa cúc có màu vàng nhạt đến sẫm. Khi uống đem lại vị thanh ngọt thanh ở đầu lưỡi, thoang thoảng mũi thơm thảo dược.

dùng trà hoa cúc
Trà hoa cúc là thức uống được sắt chủ yếu từ loài hoa cúc trắng

Các thành phần nổi bật của hoa cúc bao gồm

Apigenin: Có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Đối với bệnh nhân mắc ung thư, trà hoa cúc có tác dụng chống tế bào ung thư lan rộng và giúp việc sử dụng thuốc điều trị có hiệu quả hơn. 

Bisalobol: Đây là thành phần chính của trà hoa cúc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ngăn khuẩn. 

Tinh dầu: có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm suy nhược thần kinh và đau đầu.

Lacton Sesquiterbene: Có tác dụng giải độc gan, chống stress, hỗ trợ giấc ngủ

Trà hoa cúc vốn được biết đến là loại trà an thần, “liều thuốc ngủ tự nhiên”. Chất Lacton Sesquiterbene có trong trà có hiệu quả kinh ngạc trong việc giúp người mất ngủ kinh niên dễ dàng vào giấc hơn. Ngoài ra, tác dụng an thần của trà hoa cũng giúp tâm trí người bệnh được thả lòng và sẵn sàng cho giấc ngủ. Bên cạnh pha trà hoa cúc, việc sử dụng tinh dầu từ loài hoa này cũng giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn. 

Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên còn đem lại làn da mịn màng, đủ độ ẩm và kích thích quá trình phục hồi da. Đối với các bạn nữ đang đến kỳ kinh nguyệt, trà hoa có tác dụng giảm đau bụng và chứng chuột rút. 

Trà hoa cúc
Trà hoa cúc vốn được biết đến là loại trà an thần, “liều thuốc ngủ tự nhiên”.

2. Cách pha trà hoa cúc trị mất ngủ 

Để thay đổi mùi vị, bên cạnh trà hoa cúc truyền thống, bạn có thể pha trà hoa cúc kết hợp với các loại thảo dược khác như atiso, cam thảo,… Sau đây là các công thức pha trà hoa cúc trị mất ngủ đơn giản tại nhà

2.1. Trà hoa cúc truyền thống 

Nguyên liệu:

  • 10 gram hoa cúc khô hoặc 8-10 bông (hoa cúc nhỏ)
  • Mặt ong 

Cách pha

  • Cho hoa cúc khô vào bình trà và tráng sơ qua với nước ấm. Châm thêm nước sôi vào bình và hãm trà trong 3 phút
  • Đổ trà ra ly và dùng ngay. Có thể pha thêm một chút mật ong để tăng vị ngon cho trà. 
Công thức pha trà hoa cúc
Công thức pha trà hoa cúc trị mất ngủ đơn giản tại nhà

2.2. Trà hoa cúc atiso 

Nguyên liệu: 

  • 10 gram hoa cúc khô hoặc  8-10 bông
  • 1-2 bông Atiso 

Cách pha: 

  • Làm sạch và cho hoa Atiso vào ấm, hãm khoảng 30-45 phút 
  • Bạn dùng hoa cúc khô tráng qua nước ấm, sau đó, để chung vào nước Atiso vừa nãy và tắt bếp. 
  • Đậy nắp khoảng 5 phút rồi rót ra ly dùng dần trong ngày. 

Vì có thêm Atiso nên trà có vị chua nhẹ. Cùng với vị thanh mát của hoa cúc chắc chắn sẽ đem đến cảm giác dễ dịu và thư thái cho bạn khi dùng vào cuối ngày. 

2.3. Trà hoa cúc cam thảo 

Trà hoa cúc cam thảo 
Trà hoa cúc cam thảo

Nguyên liệu 

  • 10 gram hoa cúc hoặc 8 -10 bông 
  • 10 gram rể cam thảo 
  • Đường phèn, mật ong 

Cách pha: 

  • Đun nước sôi rồi thả rễ cam thảo và đường phèn vào. Ban đầu bật lửa lớn sau đó hạ riu riu trong 5 phút rồi tắt bếp. 
  • Tráng sơ hoa cúc khô với nước ấm rồi cho vào nồi nước cam thảo đường phèn khi nãy 
  • Chắt nước bỏ cái và dùng dần trong ngày 
  • Không chỉ giúp chữa trị mất ngủ, trà hoa cúc cam thảo còn giúp bạn giảm cân, sáng mắt và giải trừ độc tố. 

3. Nên uống trà hoa cúc khi nào?

uống trà hoa cúc vào bất kỳ thời điểm nào
Bạn có thể uống trà hoa cúc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Thực tế, bạn có thể uống trà hoa cúc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy vậy, bạn nên lưu ý một điều sau nếu muốn dùng trà hoa cúc hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Tác hại của mất ngủ kéo dài: đừng cố chịu đựng

3.1. Uống sau khi ăn

Bạn nên uống trà hoa cúc sau khi ăn khoảng 30 phút. Uống trà vào lúc đó sẽ giúp đẩy lùi chứng khó tiêu, ợ hơi. Trà giúp thức ăn dễ dàng tiêu hóa hơn, đặc biệt là các thức ăn dầu mỡ. Nếu dùng đồ mặn, trà hoa cúc còn giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa và sỏi mật. 

3.2. Uống trước khi ngủ 

ống trà trước khi đi ngủ
Nếu bạn muốn uống trà trước khi đi ngủ, thời điểm tốt nhất là trước 30 phú.

Nếu bạn muốn uống trà trước khi đi ngủ, thời điểm tốt nhất là trước 30 phú. Thời điểm uống trà này được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo vì nó giúp bạn thư giãn và an thần hơn. Ngoài ra, chỉ nên dùng một lượng ít để tránh đi tiểu vào ban đêm.

3.3. Uống sau khi vận động

Sau khi tập thể dục hoặc vân động mạnh, cơ thể ra nhiều mồ hôi, trà hoa cúc sẽ là lựa chọn lý tưởng để giúp cơ bắp thư giãn. Bạn nên dùng trà nguội hoặc trà ấm là tốt nhất.  

Bạn chỉ nên uống từ 1 đến 2 ly/ngày, không nên quá lạm dụng trà hoa cúc để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

4. Tác dụng phụ của trà hoa cúc

Mặc dù trà hoa cúc nổi tiếng là thuốc thảo dược trị mất ngủ hiệu quả, tuy vậy, vẫn ghi nhận một số trường xuất hiện tác dụng phụ của trà. Bao gồm: 

4.1. Trà hoa cúc giảm tác dụng của thuốc

 sử dụng thuốc an thần
Nếu bạn đang sử dụng thuốc an thần thì không nên dùng cùng trà hoa.

Một số loại thuốc chưa viên sắt  sulfate, berberine,… có thể tạo nên kết tủa với axit tannic có trong trà hoa cục. Điều này khiến cho tác dụng cúa thuốc bị hạn chế 

Nếu bạn đang sử dụng thuốc an thần thì không nên dùng cùng trà hoa. Vì chất caffeine và theophylline trong trà có thể khiến thuốc an thần mất tác dụng. Trước khi sử dụng trà hoa cúc, bạn nên hỏi trước ý kiến bác sĩ về việc trà có làm mất tác dụng của thuốc điều trị không. 

4.2. Không dùng cho phụ nữ mang thai 

Trà hoa cúc có tác dụng kích thích dạ dày nên đối với phụ nữ mang thai, trà hoa cúc có thể gây tiêu chảy và một số tác dụng phụ khác. 

4.3. Không uống trà khi đói 

hông nên dùng trà khi cơ thể đói
Trà hoa cúc còn có tác dụng phụ là làm loãng axit trong dạ dày nên bạn không nên dùng trà khi cơ thể đói.

Trà hoa cúc còn có tác dụng phụ là làm loãng axit trong dạ dày nên bạn không nên dùng trà khi cơ thể đói. Uống trà khi  đói có thể tạo hiện tượng “say trà bao gồm các biểu hiện: tim đập nhanh, hoa mắt,… Đối với một số người nhạy cảm, uống trà hoa cúc khi đói có thể dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày.  

Ngoài ra, trà hoa cúc còn làm hạ đường huyết nên những ai có mức đường huyết không ổn định thì không nên dùng trà. Ngoài ra, khi dùng trà hoa cúc hoặc mời khách dùng trà, bạn có thể mời kèm một chút đồ ngọt ăn kèm để giúp điều hòa đường huyết tốt hơn. 

 —————-

Trà hoa cúc trị mất ngủ là thức uống hiệu quả dễ làm tại nhà mà bạn có thể thực hiện ngay hôm nay. Hy vọng bài viết đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích với bạn. Chúc bạn sớm có được giấc ngủ chất lượng hơn mỗi đêm nhé! 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM