Sức khỏe giấc ngủ

Tác hại của mất ngủ kéo dài: Đừng cố chịu đựng

CẬP NHẬT 12/06/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 13% số người trên thế giới, đặc trưng bởi không ngủ được, khó ngủ, khó ngủ trở lại sau khi thức dậy hoặc ngủ dậy nhưng không cảm thấy sảng khoái. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, bao gồm di truyền bẩm sinh cũng như các tác nhân phổ biến bao gồm lối sống, chế độ ăn uống, tập thể dục và các vấn đề cảm xúc.

Để tìm hiểu tác hại của mất ngủ kéo dài là gì và các biện pháp chữa trị, mời bạn cùng Vua Nệm tham khảo ngay bài viết dưới đây!

1. Mất ngủ kéo dài là bệnh gì? 

Mất ngủ kéo dài có tên gọi y khoa là Chronic Insomnia, hay còn gọi là mất ngủ mãn tính. Một người được chẩn đoán mắc mất ngủ kéo dài khi người đó bị mất ngủ với tuần suất ít nhất 3 lần 1 tuần liên tục trong 3 tháng. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này khiến các yếu tố về chất lượng giấc ngủ bị giảm sút nghiêm trọng bao gồm thời lượng ngủ không đủ, số thời gian dành cho giai đoạn giấc ngủ sâu ngắn, gián đoạn giấc ngủ thường xuyên, không sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng.

Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài có tên gọi y khoa là Chronic Insomnia, hay còn gọi là mất ngủ mãn tính.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài 

Mất ngủ được chia thành 2 mức độ: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Một người bị mất ngủ cấp tính khi có dấu hiệu mất ngủ dưới 1 tháng, sau đó bệnh thuyên giảm và chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính thường do sự thay đổi về tâm lý, sức khỏe và lối sống khiến giấc ngủ không đảm bảo. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì họ sẽ có lại giấc ngủ.

Tuy vậy, với người mắc giấc ngủ mãn tính, con đường chữa trị gian nan hơn nhiều vì các biện pháp chữa trị thông thường không còn đạt hiệu quả. Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến một người bị mất ngủ mãn tính: 

2.1. Yếu tố di truyền 

Đó là lý do một số người luôn ngủ ngon và dường như không bao giờ gặp khó khăn khi ngủ. Trong khi những người khác lại phát triển chứng mất ngủ dù có lối sinh hoạt điều độ. Sẽ không mất nhiều thời gian để đẩy những người này vượt qua ngưỡng ngủ bình thường và phát triển các triệu chứng mất ngủ nếu gặp các yếu tố kém thuận lợi như gặp biến cố đau buồn trong cuộc sống.

nhịp sinh học
Yếu tố di truyền còn ảnh hưởng đến nhịp sinh học

Nếu nguyên nhân mất ngủ bắt đầu từ gene di truyền, biểu hiện của rối loạn giấc ngủ có thể bắt đầu từ sớm, báo cáo cho thấy những người mắc chứng mất ngủ vô căn thường gặp rắc rối với giấc ngủ từ thời thơ ấu.

Ngoài ra, yếu tố di truyền còn ảnh hưởng đến nhịp sinh học, gây ra “hội chứng pha trễ” mà dân gian hay gọi là khó ngủ, tức là cần rất nhiều thời gian để bước vào giai đoạn ru ngủ cũng như khó thức dậy vào sáng sớm. Bằng chứng về yếu tố di truyền được thể hiện ở việc chứng mất ngủ thường xảy ra trong các gia đình có người mất ngủ, đặc biệt là đối với phụ nữ.

2.2. Mất ngủ do bệnh lý 

Các vấn đề sức khỏe sau đây có thể dẫn đến chứng mất ngủ:

  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
  • Đột quỵ
  • Bệnh Alzheimer
  • bệnh Parkinson
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Chấn thương sọ não
  • Hen suyễn
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Ợ nóng
  • Vấn đề về tuyến giáp (cường giáp)
  • Mãn kinh
  • Hội chứng chân tay bồn chồn
  • Ung thư
  • Đau mãn tính

2.3. Căng thẳng

đối mặt với rất nhiều căng thẳng
Nguyên nhân phổ biến khác của chứng mất ngủ là căng thẳng

Nguyên nhân phổ biến khác của chứng mất ngủ là căng thẳng, nó có thể liên quan đến những thay đổi lớn trong cuộc sống: mất việc, ly dị, chuyển nhà hoặc sự ra đi của người thân. Tuy vậy, với những ai có thể vượt qua được các sự kiện này và quay trở về cuộc sống bình thường thì chứng mất ngủ sẽ tự nhiên biến mất.

Cũng có trường hợp người bệnh không thể tìm lại giấc ngủ từ đó về sau, nhóm người này được xếp vào trường hợp mất ngủ kéo dài. May mắn thay, khi những yếu tố kích hoạt này được giải quyết, giấc ngủ thường được cải thiện, người bệnh sẽ ngủ ngon trở lại. Tuy nhiên cũng có trường hợp thì không, chứng mất ngủ trở thành mãn tính do thời gian điều trị tâm lý bị trì hoãn quá lâu. 

3. Tác hại của mất ngủ kéo dài?

3.1. Suy giảm khả năng miễn dịch

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc tái tạo, sửa chữa các tế bào trong cơ thể trong đó bao gồm các tế bào của hệ thống miễn dịch. Việc thiếu hút các “chiến binh” này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của bạn, khiến cơ thể khó chống lại các vi sinh vật, virus gây bệnh. Điều này giải thích tại sao người mất ngủ mãn tính thường dễ bệnh vặt hơn so với người ngủ được.   

giấc ngủ tái tạo tế bào
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc tái tạo, sửa chữa các tế bào trong cơ thể

3.2.  Nguy cơ ung thư cao

Mất ngủ gây ức chế sản xuất các chất chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể có vai trò ngăn ngừa các tế bào phát triển vượt mức bình thường và gây ra ung thư. Mất ngủ mãn tính có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư trực tràng, ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tinh hoàn ở đàn ông. Bên cạnh đó, tình trạng kháng insulin cũng có nguy cơ cao hơn ở những người mất ngủ mãn tính.

3.3. Tăng cân

Việc thức khuya sẽ khiến nồng độ hormone Ghrelin chịu trách nhiệm trong kích thích cơn đói tăng mạnh hơn. Hormone này khiến bạn không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào trong những đêm mất ngủ. Bên cạnh tăng cân, ban đêm là thời gian cơ quan nội tạng nghỉ ngơi nên việc tiêu thụ đồ ăn vào giờ này cũng tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

>> Xem thêm: 7 sự thật bất ngờ về liên hệ giữa cân nặng và giấc ngủ

3.4. Gây ra các vấn đề về tâm lý

tình trạng uể oải rã rời
Đối với người mất ngủ mãn tính, họ đón nhận ngày mới trong tình trạng uể oải rã rời

Mất ngủ mãn tính thường dẫn đến các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm do việc không thể ngủ được khiến người bệnh thường xuyên suy nghĩ tiêu cực về các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Ngoài ra, mất ngủ mãn tính còn ức chế cơ thể sản xuất ra hormone hạnh phúc adretonin vào đầu ngày. Đối với người mất ngủ mãn tính, họ đón nhận ngày mới trong tình trạng uể oải rã rời trong khi người ngủ được có tâm trạng hưng phấn hơn và sẵn sàng cho một ngày mới. 

3.5. Giảm ham muốn tình dục và tăng nguy cơ vô sinh

Nguyên nhân là do đàn ông và phụ nữ mất ngủ mãn tính có mức Testosterone và Estrogane thấp hơn, điều này làm giảm ham muốn tình dục và giảm khả năng thụ thai. 

4. Chữa mất ngủ kéo dài tại nhà

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn, việc thay đổi lối sinh hoạt và áp dụng một số biện pháp tự nhiên sau đây có thể giúp bạn đánh bại chứng mất ngủ mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống hơn:

dừng việc dùng cà phê
Tốt nhất bạn nên tránh dùng nó sau buổi trưa hoặc hoàn toàn loại dừng việc dùng cà phê.

Hạn chế nạp caffeine: Nếu bạn dùng cafe quá muộn trong ngày, chất caffeine trong cà phê có thể góp phần gây khó ngủ vì phải mất từ 4 đến 6 giờ để chất này được chuyển hóa hoàn toàn. Bên cạnh cà phê, các thực phẩm khác như trà, soda, nước tăng lực và sô cô la cũng chứa cafeine. Tốt nhất bạn nên tránh dùng nó sau buổi trưa hoặc hoàn toàn loại dừng việc dùng cà phê.

Rượu: Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng nó ức chế các giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ khiến bạn nhức đầu sau khi thức dậy. Tốt nhất là không dùng rượu hoặc tránh uống rượu ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ. 

Không hút thuốc: Hút thuốc có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Nicotine khiến bộ não cảm thấy tỉnh táo hơn. Hút thuốc cũng tăng nguy cơ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ.

Kiểm tra thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể kích thích sự tỉnh táo bao gồm modafinil (Provigil), armodafinil (Nuvigil), methylphenidate, dextroamphetamine và amphetamine, đặc biệt là Steroid. Một số loại thuốc trị huyết áp có thể ức chế việc sản xuất hormone “gây buồn ngủ” melatonin, dẫn đến việc mất ngủ. Hãy hỏi dược sĩ kê đơn hoặc bác sỹ về việc thuốc điều trị bệnh của bạn có tác dụng phụ là gây khó ngủ, mất ngủ hay không để hiểu được nguồn gốc của chứng mất ngủ đến từ đâu. 

Ăn quá gần giờ đi ngủ
Ăn quá gần giờ đi ngủ cũng có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng hoặc trào ngược

Không ăn muộn: Ăn quá gần giờ đi ngủ cũng có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng hoặc trào ngược khiến ban khó vào giấc. Hãy cố gắng dùng bữa ăn muộn nhất là trước 2 giờ đi ngủ.  

Tập thể dục: Tập thể dục nhịp điệu, yoga trị mất ngủ sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ hơn. Nếu có thể, hãy cố gắng tránh tập thể dục quá sát giờ đi ngủ. 

Bổ sung Melatonin: Một số người bẩm sinh không thể sản xuất đủ lượng Melatonin cần thiết cho giấc ngủ khiến họ khó vào giấc và có nguy cơ mắc mất ngủ mãn tính cao hơn người bình thường. Bạn có thể tham khảo các biện pháp bổ sung Melatonin và dùng theo chỉ định của bác sỹ có chuyên môn. Ngoài ra, nhiều nguời phân vân rằng “ăn kẹo ngủ có hại không”, kẹo ngủ là loại kẹo dẻo có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ với thành phần chính của kẹo này là Melatonin. Về cơ bản, đây cũng là hình thức bổ sung melatonin. Bạn nên tham khảo bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi dùng nhé! 

Môi trường ngủ: Ánh sáng và tiếng ồn cũng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng giấc ngủ. Người bệnh sẽ có được giấc ngủ nhanh hơn trong không gian đủ tối và yên tĩnh. Bên cạnh đó, nệmchăn ga gối cũng góp phần thúc đẩy giấc ngủ. Một chiếc nệm tốt là chiếc nệm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi nằm xuống, sản phẩm có khả năng nâng đỡ các vị trí trọng điểm cơ thể và giải tỏa áp lực giúp hạn chế tình trạng đau nhức vai gáy sau một đêm.

Ánh sáng và tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ
Ánh sáng và tiếng ồn cũng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng giấc ngủ.

——————–

Bài viết đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến tác hại của mất ngủ kéo dài. Hy vọng bạn đã “bỏ túi” được nhiều kiến thức quan trọng và sớm điều trị dứt điểm căn bệnh này nhé!

Nguồn tham khảo: 

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team