Không chỉ tại các quốc gia châu Âu mà ngay ở châu Á, trong đó có Việt Nam, số lượng học sinh cấp 2, cấp 3 bị thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Khi bị thừa cân, béo phì không chỉ khiến hoạt động của các em gặp nhiều trở ngại mà còn có thể ảnh hưởng tới tâm lý và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy có thực đơn giảm cân cho học sinh nào an toàn mà hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Nội Dung Chính
1. Thực đơn giảm cân cho học sinh an toàn, hiệu quả trong 7 ngày
Số lượng học sinh bị tăng cân tại Việt Nam đang ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nếu con bạn đang gặp phải vấn đề này thì cha mẹ có thể cân nhắc và để con thực hiện theo thực đơn giảm cân cho học sinh trong 7 ngày như sau:
Ngày 1:
- Bữa sáng: 1 tô bún (70g bún + 50g thịt)
- Bữa trưa: ½ chén cơm + 50g thịt kho + 200g rau luộc
- Bữa tối: ½ chén cơm + 50g thịt luộc + 200g rau xanh + canh bí đao
- Bữa phụ 1: Cà rốt + sốt mayonnaise
- Bữa phụ 2: 1 ly sữa tươi tách béo
Ngày 2:
- Bữa sáng: 1 tô bún (70g bún + 50g thịt)
- Bữa trưa: ½ chén cơm + canh cá lóc nấu chua
- Bữa tối: ½ chén cơm + tôm rang thịt + canh cua rau đay
- Bữa phụ 1: Bánh mì (1 vài lát)
- Bữa phụ 2: 1 quả táo
Ngày 3:
- Bữa sáng: 1 bắp ngô luộc
- Bữa trưa: ½ chén cơm + ức gà luộc + rau luộc
- Bữa tối: ½ chén cơm + canh súp dinh dưỡng + nghêu xào
- Bữa phụ 1: Trứng luộc
- Bữa phụ 2: 1 ly nước ép cam
Ngày 4:
- Bữa sáng: 1 củ khoai lang luộc + 1 ly sữa tách béo
- Bữa trưa: 1 chén cơm + cá kho dứa (thơm) + canh cà chua
- Bữa tối: 1 chén cơm + 1 đĩa thịt bò trộn salad
- Bữa phụ 1: 1 củ khoai lang
- Bữa phụ 2: Dưa leo (dưa chuột)
Ngày 5:
- Bữa sáng: 1 quả trứng ốp la + 1 lát bánh mì đen + 1 hũ sữa chua không đường
- Bữa trưa: ½ chén cơm + thịt heo luộc + canh cua rau đay
- Bữa tối: 1 lát bánh mì đen mỏng + 1 đĩa salad + 1 ly nước ép bưởi
- Bữa phụ 1: 1 ly sinh tố bơ
- Bữa phụ 2: 1 đĩa salad rau củ
Ngày 6:
- Bữa sáng: 1 chiếc bánh giò
- Bữa trưa: ½ chén cơm + tôm rang + canh khoai mỡ
- Bữa tối: ½ chén cơm + đậu hũ nhồi thịt + canh đậu
- Bữa phụ 1: Yến mạch
- Bữa phụ 2: 1 hũ sữa chua không đường
Ngày 7:
- Bữa sáng: 2 quả trứng gà luộc + 1 ly nước ép ổi
- Bữa trưa: mì xào bò + 1 ly nước ép cam
- Bữa tối: 1 đĩa salad rau củ + 1 hũ sữa chua không đường
- Bữa phụ 1: Dưa hấu
- Bữa phụ 2: Phô mai
2. Lý do học sinh ngày càng dễ tăng cân, béo phì
Ngày nay, tỷ lệ học sinh bị béo phì đang có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân được cho là bởi các yếu tố sau:
- Trẻ lười vận động: Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cho học sinh dễ tăng cân, thậm chí là béo phì bởi thời gian ngồi học nhiều, ít có cơ hội và không gian để tham gia các hoạt động thể chất, thể dục thể thao. Vì vậy mà năng lượng dư thừa trong cơ thể dần tích tụ lại, gây nên hiện tượng tích mỡ và tăng cân, tăng cân mất kiểm soát
- Căng thẳng, lo âu, áp lực: Các bậc cha mẹ, thầy cô, nhà trường,… càng ngày càng quan tâm hơn tới kết quả học hành của trẻ. Sự cạnh tranh điểm số của học sinh ngày càng lớn. Điều này khiến cho các bạn học sinh dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Điều này cũng có thể làm học sinh bị tăng cân, béo phì
- Thiếu ngủ: Hầu như học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đều được trang bị điện thoại, máy tính. Vì vậy, các em thường có thói quen thức khuya để xem phim, lướt web,… Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu ngủ. Cơ thể khi không được nghỉ ngơi đủ cũng có thể dẫn tới tăng cân
- Chế độ ăn thiếu khoa học: Trẻ em hiện nay thường chỉ thích ăn những thực phẩm mà chúng thích. Đặc biệt, các thực phẩm như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên, xào, nướng,… cùng các đồ ăn vặt khác. Những thực phẩm này không chỉ không dinh dưỡng, có hại cho sức khỏe mà còn chứa hàm lượng chất béo lớn, có thể làm tăng cân nhanh
3. Hướng dẫn cách đo chiều cao, cân nặng, xác định trẻ béo phì
Để xác định học sinh có bị béo phì, cần giảm cân không thì cần phải xác định dựa trên chiều cao và cân nặng. Chiều cao khác nhau thì tiêu chuẩn về cân nặng cũng sẽ có sự khác nhau. Cân nặng sẽ được tính dựa trên giá trị BMI. Nhờ có giá trị này người ta sẽ xác định được học sinh có béo phì không thay vì nhận xét một cách cảm tính.
Cụ thể, công thức tính chiều cao, cân nặng như sau: Chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22.
Giả sử, nếu học sinh cao 158cm thì cân nặng phù hợp theo BMI sẽ là: 1,58 x 1,58 x 22 = 54,9kg. Như vậy, nếu cân nặng xoay quanh mốc 54,9kg thì học sinh không bị béo phì. Nhưng vượt mốc này nhiều thì cần phải áp dụng thực đơn giảm cân cho học sinh.
4. Kinh nghiệm giảm cân cho học sinh
Việc giảm cân cho học sinh không hề đơn giản vì đây đang là tuổi ăn, tuổi lớn, rất khó để tự kiểm soát được sở thích của mình. Vì vậy cha mẹ nên cùng con thực hiện giảm cân. Trong quá trình giảm cân cần:
- Cố gắng khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn bằng cách tham gia vào các môn thể thao phù hợp với độ tuổi như chơi đá bóng, đá cầu, bóng rổ, bóng chuyền, chạy bộ, đi bộ, bơi lội,…
- Hạn chế để trẻ thức khuya, cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
- Cắt giảm đồ ăn vặt, đồ ăn chiên, xào, nướng, đồ ăn nhanh
- Trước khi ăn cơm nên uống một ly nước lọc hoặc ăn canh để hạn chế thức ăn nạp vào cơ thể
- Duy trì 3 bữa chính nhưng giảm lượng cơm và thêm vào bữa phụ xen kẽ
- Khuyến khích trẻ nhai kỹ, ăn chậm để giúp dạ dày hoạt động đỡ vất vả lại còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn
- Cố gắng uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cấp đủ nước cho cơ thể, giúp giảm cảm giác thèm ăn
- Nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể như:
- Rau: Trong bữa chính lẫn bữa phụ nên tăng cường lượng ăn rau xanh bởi trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và hàm lượng calo rất thấp
- Các loại đậu, hạt: Đây là loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, có thể giúp học sinh no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn
- Trái cây: Nếu có thể nên ăn trực tiếp thay vì chỉ uống nước ép vì trái cây vừa giàu vitamin lại còn có cả chất xơ
- Thực phẩm giàu protein: Những thực phẩm giàu protein như phomat, sữa chua, ức gà, thịt bò, sữa,… vừa cần thiết cho cơ thể lại không gây tăng cân
- Các sản phẩm từ sữa: Ví dụ như sữa chua không đường, sữa tươi không đường,… đều rất tốt với cơ thể lại có hàm lượng calo thấp
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mì,… đều là những loại ngũ cốc có thể giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt
XEM THÊM:
- Thực đơn eat clean giảm cân hiệu quả trong vòng 7 ngày
- Gợi ý thực đơn giảm cân với khoai lang hiệu quả trong vòng 7 ngày
Trên đây là chia sẻ về thực đơn giảm cân cho học sinh hiệu quả trong vòng 7 ngày mà cha mẹ có thể áp dụng cho con mình. Việc kiểm soát cân nặng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, do trẻ đang trong độ tuổi phát triển nên cha mẹ không nên quá ép cân ở trẻ mà cần kết hợp việc ăn uống điều độ, khoa học với luyện tập thể dục thể thao để trẻ được phát triển khỏe mạnh, toàn diện.