Chuối là loại trái cây không chỉ thơm ngon, mà còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe người sử dụng. Vậy các loại chuối hiện nay ở Việt Nam và cách phân biệt từng loại chuối như thế nào? Nếu bạn cũng hứng thú về chủ đề này, thì đừng bỏ qua những gì mà Vua Nệm sắp mang đến trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Các loại chuối hiện nay ở Việt Nam
- 1.1. Chuối xanh
- 1.2. Chuối chín
- 1.3. Chuối tây
- 1.4. Chuối cau
- 1.5. Chuối ngự
- 1.6. Chuối tiêu
- 1.7. Chuối sứ (chuối hương)
- 1.8. Chuối hột
- 1.9. Chuối bơm
- 1.10. Chuối ngốp
- 1.11. Chuối lùn
- 1.12. Chuối tiêu hồng
- 1.13. Chuối Laba
- 1.14. Chuối táo quạ
- 1.15. Chuối già hương
- 1.16. Chuối cau lửa
- 1.17. Chuối chà bột
- 1.18. Chuối cơm
- 2. Bật mí những công dụng tuyệt vời của chuối
1. Các loại chuối hiện nay ở Việt Nam
1.1. Chuối xanh
Chuối xanh là loại chuối chưa chín, có lớp vỏ còn xanh, với vị hơi chát, giòn giòn. Thông thường, người ta dùng chuối xanh để dùng làm rau sống và ăn kèm với các món ăn như nướng, kho hay cuốn bánh tráng….
1.2. Chuối chín
Chuối chín có lớp ngoài vàng ươm đẹp mắt, trái mềm, thơm. Với loại chuối này, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành những món khác như chè, bánh, kẹo,…
1.3. Chuối tây
Chuối tây lùn, vỏ dày, dẻo, có vị chua ngọt xen lẫn, khi chín thì sẽ có màu vàng nhạt, còn bên trong màu trắng. Trên thị trường hiện nay, chuối tây sẽ có giá dao động từ 12.000đ -15.000đ/kg.
1.4. Chuối cau
Chuối cau có quả mập, nhỏ, hướng tròn, hình quả cau. Thông thường, một cây chuối cau có thể cho ra rất nhiều quả, nên bà con nông dân ở vùng núi và một số tỉnh ở miền Trung, miền Nam ưa trồng.
Trên thực tế, nếu chưa chín, chuối cau có hình dáng khá giống với chuối ngự. Do đó, với những người chưa có kinh nghiệm thì rất dễ nhầm lẫn và mua nhầm. Để phân biệt 2 loại chuối này, bạn chỉ cần nhớ rằng, chuối cau có mật độ quả san sát, vỏ mịn và tròn hơn. Ngoài ra, thì chuối cau cũng không có râu ở phần đầu quả.
Khi ăn, chuối cau sẽ có vị thơm, ngọt nhẹ nhàng chứ không gắt như chuối ngự. Thêm vào đó, vì chuối cau khá nhỏ nên cũng không ngán như những loại chuối khác.
1.5. Chuối ngự
Như đã nói ở trên thì vẻ ngoài của chuối ngự khá giống với chuối cau. Chỉ có điều chuối ngự khi chín thì vẫn còn râu và mật độ quả sẽ ít hơn so với chuối cau. Khi ăn, chuối ngự có vị ngọt sắc, khá thơm. Khi xưa, loại chuối này thường được dùng để dâng vua, nên có tên là chuối ngự.
1.6. Chuối tiêu
Chuối tiêu xuất hiện khá phổ biến với hai loại là chuối tiêu cao và chuối tiêu lùn. Mỗi nải chuối tiêu thông thường sẽ có khoảng 12 trái, mỗi trái có hình dáng cong cong như lưỡi liềm. Khi chưa chín, quả chuối có màu xanh đậm, khi chín thì chuyển sang màu vàng.
Điểm đặc biệt của chuối tiêu là bạn có thể ăn được bất kể khi xanh hay chín. Chuối tiêu xanh có thể ăn kèm với rau sống, luộc lên ăn hoặc chế biến thành cá kho chuối giấm chuối,… Chuối tiêu chín có thể ăn trực tiếp hoặc làm kem, sinh tố, sữa chua,… đều cực kỳ ngon miệng.
1.7. Chuối sứ (chuối hương)
Chuối sứ còn được biết đến với tên gọi khác là chuối xiêm, chuối hương. Hai loại của chuối sứ bao gồm chuối sứ xanh và chuối sứ trắng. Người ta ăn chuối sứ khi chín, muốn ăn sống thì ăn lúc trái còn xanh. Khi ăn, chuối gây ấn tượng bởi mùi thơm và độ ngọt vừa phải.
1.8. Chuối hột
Chuối hột, hay còn gọi là chuối chát, là nguyên liệu chính của món rượu chuối hột nổi danh. Như đúng tên gọi của nó, chuối hột có phần ruột trắng và nhiều hột. Vì mang vị chát nhiều hơn vị ngọt nên chuối này thường được dùng để ăn kèm với các loại rau khác hoặc dùng để ngâm rượu.
1.9. Chuối bơm
Chuối bơm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, giống chuối này cứ 4 tháng là lại cho ra 1 buồng chuối. Quả chuối có thể ăn tươi hoặc làm chuối sấy, vì giá thành khá rẻ nên còn được dùng để chế biến thức ăn gia súc.
1.10. Chuối ngốp
Chuối ngốp có hai loại: Chuối ngốp cao và chuối ngốp thấp. Quả của nó tương đối lớn, vỏ dày và khi chín có màu nâu đen. Ăn vào bạn sẽ cảm nhận được phần thịt quả nhão và hơi chua.
1.11. Chuối lùn
Chuối lùn được biết đến bởi nhiều lợi ích tuyệt vời cho con người, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người dưỡng sức và những ai đang bị tiêu chảy, kiết lỵ, xương khớp,… Quả chuối có phần thân mập, ăn khi chín có cảm giác ngọt và mềm.
1.12. Chuối tiêu hồng
Chuối tiêu hồng nổi bật bởi độ thơm ngon, màu sắc đẹp mắt và khi chín cũng không bị nát. Hiện nay, loại chuối này đang được xuất khẩu nhiều tại Việt Nam.
1.13. Chuối Laba
Chuối Laba là loại chuối đặc sản ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Loại chuối này gây ấn tượng bởi độ thơm, dẻo và mang vị ngọt đặc trưng cực kỳ hấp dẫn.
1.14. Chuối táo quạ
So với những giống chuối khác, chuối táo quạ không thể ăn trực tiếp. Chỉ khi được luộc chín, bạn mới có thể cảm nhận được vị bùi dẻo ngay từ lúc đưa vào miệng. Một trái chuối to gần bằng cổ tay, độ dài khoảng từ 40 đến 50cm.
1.15. Chuối già hương
Đặc điểm của chuối già hương là có ngoại hình cong và dài, khi chín màu xanh. Giống chuối này chứa nhiều chất dinh dưỡng nên trở thành một trong những loại trái cây nổi tiếng được Việt Nam xuất khẩu.
1.16. Chuối cau lửa
Hình dáng của chuối cau lửa có nét tương đồng với chuối cau. Khác biệt duy nhất là về màu sắc khi chuối cau lửa có màu đỏ đỏ lúc còn sống.
1.17. Chuối chà bột
Có thể dễ dàng bắt gặp chuối chà bột ở khắp nơi trên thị trường Việt Nam. Ăn giống chuối này vào lúc thịt chín, ta có thể cảm nhận được độ thơm ngon khó cưỡng.
1.18. Chuối cơm
Chuối cơm là loại chuối có trái nhỏ, mình tròn, ăn vào có vị ngọt bùi. Vì trái này có kích thước tương đối nhỏ nên hầu như trẻ em đều có thể ăn được.
2. Bật mí những công dụng tuyệt vời của chuối
Chuối là một loại trái cây không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, nhiều người chỉ thưởng thức chúng đơn thuần như một món tráng miệng mà không hề biết đến công dụng của loại quả này. Do đó, dưới đây là điểm qua những lợi ích tuyệt vời nếu bạn ăn chuối mỗi ngày!
2.1. Hỗ trợ giảm cân
Thành phần của chuối bao gồm nhiều chất xơ hòa tan, đó là lý do ăn chuối khiến bạn cảm thấy no lâu hơn mà không phải nạp nhiều calo cho cơ thể. Chính vì điều này mà nhiều người xem việc ăn chuối như một liệu pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả.
>> Xem thêm: Ăn chuối giảm cân có thật sự hiệu quả?
2.2. Chuối có công dụng trị mụn
Không chỉ riêng thịt chuối mà vỏ chuối cũng đem lại nhiều công dụng cho con người, cụ thể là trị mụn. Hãy thử chà lớp mặt trong của phần vỏ chuối hoặc cố định ít vỏ chuối lên trên phần mụn, bạn sẽ ngạc nhiên vì những chiếc mụn cóc cứng đầu sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
2.3. Chuối giúp kiềm dầu cho da
Ngoài những lợi ích kể trên thì chuối còn có tác dụng kiềm dầu cho da. Bạn chỉ cần trộn theo công thức 1 trái chuối, 1 thìa mật ong, 1 thìa yến mạch và 2 thìa sữa hạnh nhân. Sau đó, dùng hỗn hợp này để đắp lên mặt và kết hợp với phương pháp massage nhẹ nhàng. Cứ thế, bạn sẽ cảm nhận được da chết và chất bã nhờn bị loại bỏ, da dẻ trở nên mịn màng, căng bóng.
2.4. Dưỡng ẩm cho da khô
Chuối cũng là một liệu pháp cấp ẩm cho làn da khô của bạn. Bạn chỉ cần trộn hỗn hợp gồm 1 quả chuối và 2 muỗng mật ong, sau đó đắp hỗn hợp đã trộn này lên da mỗi ngày. Da của bạn sẽ được cấp ẩm tuyệt vời và luôn căng mịn, sáng bóng.
2.5. Kích thích việc mọc tóc
Thành phần của chuối chứa nhiều kali cũng như các loại vitamin A, vitamin C, vitamin E hỗ trợ nuôi dưỡng và kích thích quá trình mọc tóc. Bạn chỉ cần dùng mặt nạ từ chuối, dầu dừa và sữa chua để bôi lên tóc. Thực hiện như vậy khoảng 12 – 20 phút, sau đó gội lại đầu bằng nước sạch.
>> Xem thêm:
- Tổng hợp chất dinh dưỡng trong chuối và lợi ích sức khỏe khi sử dụng chuối
- Cách bảo quản chuối chín trong đơn giản, dễ thực hiện
Trên đây là giới thiệu về các loại chuối phổ biến trên thị trường Việt Nam mà nhiều người vẫn còn hay nhầm lẫn. Vua Nệm hy vọng rằng bạn sẽ chọn mua được giống chuối phù hợp với khẩu vị và tận dụng được những giá trị tuyệt vời của loại trái cây này nhé!