Chuyện quanh ta

TOP 7 món ăn truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc

CẬP NHẬT 20/03/2023 | BỞI Tôn Vân

Nhắc đến văn hoá Việt Nam không thể không nhắc đến nền ẩm thực đa dạng, đặc sắc thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á. Một nền ẩm thực đa dạng, thậm đượm nét văn hoá người Việt và thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và yêu mến hơn món ăn truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc.

1. Bún – Món ăn truyền thống Việt Nam

Với nền văn minh lúa nước, bún là đặc sản của làng ẩm thực Việt và được coi là món ăn truyền thống Việt Nam. Bún còn là món ăn được du khách nước ngoài rất yêu thích gọi bằng tên noodle. Bún được làm từ gạo, sợi bún có đặc điểm tròn và nhanh chua. Vì vậy, cần được sử dụng trong ngày để đảm bảo về chất lượng của sản phẩm. 

Về nguồn gốc, bún được cho là đã xuất hiện từ thời Lý – Trần và được đánh giá là có phần giống với hủ tiếu ở Trung Quốc, mì Udon của Nhật hay món Khanom Chin của Thái Lan. Có thể thấy những món ăn truyền thống ở các nước đã có sự ảnh hưởng đến nhau, tuy nhiên, ở mỗi nước lại có những biến đấu riêng và mang nét văn hoá đặc trưng làm nên sự đặc sắc của món ăn. 

Bún ở Việt Nam rất đa dạng về hình thức với bún rối, bún vắt, bún mắm và có bún nước, bún trộn, bún chấm, bún bò. Các món ăn về bún được ưa chuộng là bún chả, bún cá, bún ngan… nổi tiếng nhất trong số đó là bún bò Huế. Dưới đây là những phân tích cụ thể về các món bún phổ biến ở Việt Nam.

món ăn truyền thống Việt Nam
Bún là món ăn truyền thống Việt Nam
  • Bún bò Huế: có nguồn gốc ở cố đô Huế – kinh đô thời xa xưa của Việt Nam. Về đặc điểm, bún bò Huế là món bún chan. Bún bò Huế có nước phần nước dùng ngọt, đậm đà. Bún bò Huế không chỉ đặc sắc ở phần nước dùng, sợi bún to tròn và không chỉ có bò mà còn có chân giò heo, mọc, tiết… 
  • Bún chả: là món ăn đặc biệt xuất phát từ nền văn hoá của Hà Nội. Bún chả được làm từ phần bún và phần thịt lợn chả nướng. Thông thường là chả băm hoặc chả miếng được nướng trên vỉ than hồng để dậy mùi thơm độc đáo. Bún chả sẽ được ăn kèm với các loại rau sống để tránh ngấy, và tăng phần thơm ngon. 
  • Bún thang: để chế biến được một bát bún thang hoàn hảo cần rất kỳ công và mất nhiều thời gian. Vì vậy, bún thang chỉ xuất hiện vào những dịp đặc biệt, ở trong những bữa tiệc thịnh soạn của người Hà Nội. Nước dùng của bún được nấu từ nước luộc gà, xương lợn. Khi nấu, phải liên tục vớt phần bọt nổi lên để nước dùng được trong. Sau đó, thả một xâu tôm he khô, trứng tráng mỏng thái sợi và giò lụa trắng mềm thái chỉ.

Ngoài ra, còn có rất nhiều loại bún thơm ngon, trứ danh ở các địa phương khác như bún đũa ở Nam Định, bún cá cay ở Hải Phòng.

2. Phở – Món ăn truyền thống Việt Nam

Món phở được cho là đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở hai vùng là Nam Định và Hà Nội. Đây cũng chính là hai địa danh có loại phở truyền thống ngon nhất và nổi tiếng nhất hiện nay. Không những vậy, phở còn được coi là món ăn truyền thống đặc trưng nhất cho nền ẩm thực Việt Nam.

Thành phần chính của một bát phở gồm có bánh phở/sợi phở và nước dùng cùng với thịt bò, thịt gà cắt lát mỏng kèm với các gia vị khác như mắm ớt, hạt tiêu, chanh, tương…

phở
Phở là món ăn truyền thống của Việt Nam
  • Sợi phở: là một loại sợi được làm từ gạo, dạng dẹt, màu trắng và bản to
  • Nước dùng: Nước dùng chỉ ngon khi được nấu với một quy trình cầu kỳ, tỉ mỉ, cẩn thận. Đặc trưng của loại nước này là nước xương ống ninh nhừ, kết hợp cùng nhiều loại gia vị khác như củ hành, gừng hoặc thảo quả, hoa hồi, đinh hương, địa sâm.
  • Thịt: Phở bò được xuất hiện đầu tiên sau đó là phở gà. Nếu như phở gà có phần thịt được lấy từ thịt gà thì phở bò lại có nhiều phương pháp chế biến độc đáo khác như bò tái, bò chín, bò tái chín với các loại thịt là nạm, gầu, gân.
  • Gia vị: Gia vị đi kèm phở phổ biến là hành, chanh, giấm, tiêu, mắm, ớt…

Ngày nay, không khó để tìm kiếm những cửa hàng bán phở. Một bát phở vào sáng sớm vừa giúp chúng ta nạp năng lượng cho ngày mới vừa được thưởng thức một món ăn là “quốc hồn quốc túy” của đất nước Việt Nam.

3. Bánh xèo – Món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh xèo có nguồn gốc ở vùng Trung Bộ, xuất phát từ Nghệ An vào đến Huế. Ngày nay, chúng đã trở nên rất phổ biến trên mọi miền tổ quốc, là một món ăn đường phố thú vị không thể chối từ và trở thành món ăn truyền thống Việt Nam

Loại bánh này có một lớp bột bên ngoài và bên trong có nhân gồm tôm, thịt, giá đỗ tất cả được chiên vàng giòn có hình tròn hoặc hình bán nguyệt. Vỏ bánh thường được trộn cùng bột nghệ để tạo màu sắc bắt mắt.

Bánh xèo - món ăn truyền thống Việt Nam
Bánh xèo là món ăn truyền thống Việt Nam

Tuy theo từng địa phương mà bánh xèo có những cách chế biến và mang những hương vị độc đáo riêng. Thông thường, bánh xèo có hai dạng là bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Chúng được ăn kèm với rau sống, chấm với nước chấm chua ngọt để giảm độ ngấy và giúp thực khách có thể ăn được nhiều.

4. Cơm tấm – Món ăn truyền thống Việt Nam

Cơm tấm là ý tưởng ẩm thực của bà con Nam bộ Việt Nam. Nguyên liệu chính làm nên món ăn truyền thống này là hạt gạo tấm. Khi ăn, cơm được bày ra đĩa với 4 món chính là sườn nướng, chả trứng, trứng ốp-la, bì lợn. Món này còn được ăn kèm với cà chua, dưa leo cắt lát mỏng, cà rốt, đu đủ hoặc củ cải trắng ngâm giấm.

Ngoài ra, để món cơm tấm có hương vị hoàn chỉnh nhất, chúng còn được ăn kèm với nước mắm được pha theo bí quyết riêng của từng quán ăn. Nhờ đó, thực khách sẽ nhớ đến những hương vị đặc trưng và trở đi trở lại quán ăn của mình.

Cơm tấm - món ăn truyền thống của Việt Nam
Cơm tấm là món ăn truyền thống của Việt Nam

Ăn cơm tấm người ta thông thường sẽ không dùng đũa mà thay vào đó là thìa và dĩa rất hợp với phong cách của người phương tây. Vì vậy mà chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều nhà hàng cơm tấm Việt ở nước ngoài.

5. Bánh cuốn – Món ăn truyền thống Việt Nam

Món ăn tiếp theo được liệt kê vào danh sách món ăn truyền thống Việt Nam chính là món bánh cuốn. Đây cũng chính là một món ăn truyền thống, được hình thành từ rất lâu đời và đi sâu vào văn hoá dân gian của Việt Nam.

Trong cuốn An Nam chí lược đã có câu chú thích rằng “vào tết Hàn Thực, đem bánh cuốn tặng nhau”. Món quà mà người An Nam xưa dành tặng cho người quan trọng của mình vào dịp tết lại là bánh cuốn. Điều này cho thấy, món ăn này xưa kia rất được coi trọng, chứa đựng ý nghĩa, tấm lòng của người mang tặng. 

Bánh cuốn - món ăn truyền thống Việt Nam
Bánh cuốn là món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh cuốn được làm từ bột gạo với thành vở bánh được tráng mỏng. Khi vỏ bánh kết dính lại, đổ thêm nhân gồm thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô. Sau đó cuộn lại để thành món bánh cuốn thơm ngon và bày ra đĩa, cắt thêm hành khô và ăn kèm với rau sống, nước chấm chua ngọt để món ăn đẹp mắt và thơm ngon hơn. 

6. Bánh mì – Món ăn truyền thống Việt Nam

Được ví von với danh xưng rất kêu “loại bánh sandwich ngon nhất thế giới”, bánh mì ngày càng phổ biến và được thực khách tò mò tìm kiếm và dùng thử khi đến bất kỳ vùng miền nào du lịch. Không những vậy, bánh mì còn được xếp trong top 7 món ăn truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc.

Bánh mì có nguồn gốc từ thời chiến. Khi đó thực dân Pháp đã mang sang Việt Nam nhằm phục vụ cho chiến sĩ Pháp. Qua sự sáng tạo, phá cách của người Việt, bánh mì được rạch bụng và nhét vào đó các loại nhân khác nhau như: chả lợn, giò, trứng, xúc xích, lạp xưởng… 

Bánh mì
Bánh mì là món ăn truyền thống của Việt Nam

Có thể thấy, khi ở Việt Nam, bánh mì đã mang một màu sắc hoàn toàn khác biệt. Nếu như Pháp dùng bánh mì để cắt lát và ăn cùng bơ sữa thì dưới bàn tay người Việt, bánh mì hội tụ cả nền văn hoá ẩm thực.

Dù có rất nhiều cách chế biến bánh mì khác nhau nhưng nổi tiếng nhất là bánh mì pate. Pate là món ăn được xay nhuyễn từ gan lợn cùng một số thành phần khác và đun nóng. Sau đó quyệt vào lòng bánh và ăn kèm với rau sống.

7. Nem rán – Món ăn truyền thống Việt Nam

Nem rán được người miền Trung gọi là ram nướng và người miền Nam gọi với cái tên là chả giò. Đây là món ăn truyền thống của Việt Nam thường được làm vào các dịp cỗ, cúng bái gia tiên và đặc biệt là vào dịp lễ tết.

Nguồn gốc của món ăn truyền thống nay được bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa cụ thể là bị ảnh hưởng bởi ẩm thực Hồng Kông. Tuy nhiên, theo thời gian, món nem rán được hình thành ở Việt Nam đã có nhiều biến tấu khác biệt mang đậm văn hoá ẩm thực của đất nước hình chữ “S”. 

Nem rán - món ăn truyền thống của Việt Nam
Nem rán là món ăn truyền thống của Việt Nam

Nem rán được cuốn bằng bánh đa nem với nhân gồm thịt lợn băm nhuyễn, trộn cùng miến, nấm, mộc nhĩ… sau đó mang đi chiên giòn. Ngày nay có thêm các món nem khác lạ như nem hải sản với nhân là tôm, cua, cá…

>> XEM THÊM: Top 5 món ăn sáng kiểu Việt chế biến đơn giản tại nhà, an toàn mùa dịch

Trên đây là 7 món ăn truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức mới mẻ và sâu sắc về nền ẩm thực Việt Nam.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân