Sức khỏe giấc ngủ

Vitamin là gì? Các loại Vitamin và vai trò của chúng đối với cơ thể

CẬP NHẬT 19/03/2022 | BỞI Hương Lăng

Vitamin là những chất thiết yếu của cơ thể, tham gia vào cấu tạo tế bào và chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả hoạt động sống của cơ thể. Chúng ta đã nghe nhiều đến các loại vitamin A, E, C… nhưng đã thật sự hiểu hết về chúng. Bài viết này hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu thông tin Vitamin là gì? Phân loại Vitamin cùng vai trò của chúng đối với cơ thể, hứa hẹn sẽ vô cùng thú vị và bổ ích đấy.

1. Vitamin là gì?

Vitamin là hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho sự trao đổi chất, là dưỡng chất vô cùng quan trọng mà tự cơ thể không thể sản sinh đủ mà cần phải bổ sung từ nguồn thức ăn hàng ngày. Theo đó, Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, tổng hợp và sử dụng và chuyển hóa chất dinh dưỡng, Vitamin có nhiều loại cũng như giữ vai trò khác nhau ở trong cơ thể.

Nguồn gốc của Vitamin lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1905 trong sữa và được chứng minh là rất cần thiết cho sự tăng trưởng và nuôi dưỡng sự sống. Đến năm 1912, các yếu tố hữu cơ này mới thực sự được phân tách và được Casimir Funk miêu tả giống như amin và đặt tên gọi là Vitamin.

Tìm hiểu về Vitamin
Tìm hiểu về Vitamin

2. Vai trò của Vitamin đối với cơ thể

Vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nếu thiếu Vitamin có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bên cạnh đó, đây là dưỡng chất xúc tác và biến đổi thức ăn, tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào trong cơ thể. Có thể nói,

Bên cạnh đó Vitamin sẽ bảo vệ tế bào nhờ đặc tính oxy hóa và tham gia bảo vệ, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏi nhiễm trùng, khử độc và sửa chữa những cấu trúc tế bào bị hư tổn.

Ngoài ra, những Vitamin tan trong chất béo sẽ tham gia vào phản ứng tạo nên các chất và cấu trúc, cơ quan cùng các mô trong cơ thể.

Vitamin còn có vai trò điều hòa hoạt động của tim hệ thần kinh và là chất xúc tác giúp đồng hóa, biến đổi thức ăn và tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Vitamin là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể
Vitamin là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể

3. Phân loại Vitamin

Vitamin được chia thành 2 nhóm chính, đó là:

  • Vitamin tan trong nước gồm các vitamin nhóm B và C.
  • Vitamin tan trong chất béo gồm các vitamin nhóm A, D, E, K.

Hiện nay các nhà khoa học nghiên cứu trên 30 loại Vitamin, mỗi loại sẽ có vai trò khác nhau đối với sức khỏe con người. Dưới đây là những loại Vitamin quan trọng và cần thiết đối với cơ thể.

3.1. Vitamin A

Vitamin A hay còn được gọi là Retinol, là chất có màu vàng, hòa tan trong dầu với tác dụng hỗ trợ mắt, phát triển thị lực, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và trị mụn.

Những loại thực phẩm giàu Vitamin A mà bạn nên bổ sung cho cơ thể là: Gan, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bơ, cải xoăn, rau bina, bí ngô, rau cải xanh, trứng và sữa.

Vitamin A
Vitamin A

3.2. Vitamin B1

Vitamin B1 còn gọi với tên khác là Thiamin là Vitamin thuộc nhóm B và tan được trong nước. Loại Vitamin B1 này có vai trò bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường não bộ và phòng chống bệnh Alzheimer và hỗ trợ tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Các loại hạt, sữa bột, đậu nành, men bia, yến mạch cùng những loại thịt, cá và trứng là nguồn thực phẩm chứa Vitamin B1 dồi dào.

3.3. Vitamin B2

Vitamin B2 hay còn được gọi là Riboflavin giúp phòng chống bệnh phát ban, đỏ giác mạc mắt, viêm loét miệng, lưỡi, bảo vệ tế bào thần kinh.

Vitamin B2 có nhiều trong thịt, trứng, sữa, hạt hạnh nhân, phô mát…

Vitamin B2
Vitamin B6

3.4. Vitamin B5

Vitamin B5 hay còn được gọi với tên khác là Axit Pantothenic là loại Vitamin tan trong nước, giữ vai trò làm giảm Cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chống lão hóa và tăng cường sức đề kháng.

Vitamin B5 có mặt ở hầu hết thực phẩm nhưng nhiều nhất là trứng, thịt, cá, phô mát, ngũ cốc, bắp cải xanh, bông cải xanh…

3.5. Vitamin B6

Vitamin B6 hay còn gọi là Pyridoxine có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm cholesterol, ngừa sỏi thận. Loại dưỡng chất này có nhiều trong chuối, đậu đỏ, đậu nành, ngũ cốc nguyên cám, thịt bò, gà.

Vitamin B6
Vitamin B6

3.6. Vitamin B7

Vitamin B7 hay còn biết đến với tên gọi là Biotin hay Vitamin H là loại loại Vitamin tan trong nước, có vai trò giúp ngăn ngừa rụng tóc, chân tay tê cứng, vảy đỏ quanh mắt mũi, miệng và rất tốt cho tim mạch.
Loại Vitamin này có rất nhiều trong trứng, chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, khoang lang, khoai tây, chuối và thịt gia cầm.

3.7. Vitamin B12

Vitamin B12 hay còn được gọi là Cobalamin, đây là một trong Vitamin nhóm B tan được trong nước với tác dụng trong quá trình trao đổi chất, giúp hệ thần kinh và não bộ hoạt động bình thường, có rất nhiều trong gan động vật, cá, heo và gia cầm…

3.8. Vitamin C

Vitamin C còn được gọi với tên gọi khác là axit Ascorbic là loại Vitamin rất thân thuộc, là dưỡng chất giúp thúc đẩy tổng hợp Collagen và hỗ trợ hệ miễn dịch, chống ung thư, cảm lạnh, làm da hồng hào và chống nếp nhăn.

Những loại thực phẩm rất giàu Vitamin C là sữa, rau quả tươi, cam, chanh, dâu tây, rau muống, rau ngót…

Vitamin C
Vitamin C

3.9. Vitamin D

Vitamin D là một nhóm gồm các Secosteroid tan được trong chất béo, giúp bảo vệ tim mạch, ổn định mạch máu, bảo vệ duy trì hệ xương khớp và tăng cường hấp thụ canxi cùng photphat ở đường ruột. Vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời, dầu gan cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, hải sản, cá…

3.10. Vitamin E

Vitamin E là loại Vitamin tan trong dầu với tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn, tăng cường sức đề kháng và có nhiều trong hạt hạnh nhân, đậu phộng, dầu hướng dương, dầu nành, dầu oliu và sản phẩm từ sữa.

Vitamin E
Vitamin E

3.11. Vitamin K1

Vitamin K1 hay còn được gọi là Phytomenadion là một loại Vitamin tan trong dầu, làm giảm nguy cơ chảy máu không kiểm soát, giảm đau tim, tai biến mạch máu não. Loại Vitamin này có nhiều trong rau xanh, cải, bông cải, dầu thực vật và trái cây như bơ, kiwi, nho…

4. Tác hại khi dùng thừa Vitamin

Vitamin là dưỡng chất rất cần thiết cho sự sống và sự phát triển của cơ thể và nguồn Vitamin dồi dào và quý giá nhất mà mỗi người cần chính là thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc nạp Vitamin vào cơ thể “quá liều” hoặc sử dụng thuốc bổ sung Vitamin có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Theo khuyến nghị của Y tế, một số trường hợp chỉ bổ sung Vitamin là “thuốc tân dược” khi mắc bệnh chứng tại đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột… đã làm giảm khả năng hấp thu tại ống tiêu hóa bị hạn chế hoặc không thực hiện được. Bên cạnh đó, cũng có thể bổ sung trong trường hợp bị rối loạn hấp thu hay nhu cầu cơ thể tăng ở phụ nữ mang thai, sau đợt bệnh kéo dài, nhiễm khuẩn hoặc trường hợp đặc biệt như kiêng khem theo chế độ bệnh lý, người sinh sống tại hoàn cảnh khắc nghiệt… mới cần bổ sung vitamin.

Sử dụng Vitamin quá liều có thể gây ra một số tác hại
Sử dụng các loại Vitamin quá liều có thể gây ra một số tác hại

Nhiều người đã lạm dụng Vitamin do uống thuốc bổ sung quá liều kéo dài, không tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc đã gây nên một số tác dụng như:

Thừa Vitamin A: Khi thừa Vitamin A do uống dầu cá hay chế phẩm đa Vitamin và khoáng chất có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực nội sọ, khô da, nứt môi, viêm răng lợi, đau khớp, đau xương, rụng lông tóc. Phụ nữ mang thai nếu lạm dụng Vitamin A có thể gây ra quái thai.

  • Thừa Vitamin B1: Gây ra hiện tượng hoảng hốt, đau đầu, mệt mỏi, tê thần kinh cơ bắp, tim đập nhanh, chuột rút, phù nề…
  • Thừa Vitamin B2: Sử dụng quá liều gây ra hội chứng chuột rút, phụ nữ mang thai khi dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, khiến thai nhi kém phát triển.
  • Thừa Vitamin B6: Khi lạm dụng vitamin B6 gây dư thừa có thể gây ra chứng rối loạn thần kinh cảm giác.
  • Thừa Vitamin B12: Khi lạm dụng gây thừa Vitamin B12 sẽ gây tăng sản tuyến giáp, làm tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim… Bên cạnh đó có thể gây ra tác dụng thứ phát gây nôn nao, choáng váng, nổi mày đay…
  • Thừa Vitamin C: Có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như sỏi thận, làm toan máu, tiêu chảy, viêm loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu…
  • Thừa Vitamin D: Lạm dụng Vitamin D gây ngộ độc cơ thể, tăng làm lượng calci trong máu, sinh ra hiện tượng buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, suy thận đọng calci ở thận, dẫn đến tử vong. Ngoài ra, thừa vitamin D có thể gây ra tỷ lệ phospho máu giảm, kết hợp tăng calci máu gây nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau khớp, sốt cao, chảy máu võng mạc và rối loạn tâm thần, co giật dạng động kinh.
  • Vitamin E: Quá liều vitamin E gây ngộ độc với biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mắt mờ, viêm loét niêm mạc miệng, nứt lưỡi, viêm thanh quản… Phụ nữ có thể bị rong kinh, cường kinh hoặc tắt kinh…

Trên đây là những thông tin hữu ích về Vitamin là gì, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe của chính mình và những người thân yêu.

Link tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/vai-tro-cua-vitamin-va-khoang-chat-voi-co-the/
https://tuoitre.vn/benh-do-dung-thua-vitamin

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng