Tỷ lệ nêm muối, đường, bột ngọt thế nào? cách nêm gia vị chuẩn ngon như đầu bếp

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Ly Dương

Người ta vẫn thường nói trong một món ăn, nguyên liệu giống như khung xương còn gia vị chính là linh hồn. Vậy nên du nguyên liệu có tươi ngon đến đâu mà không biết cách gia giảm gia vị phù hợp thì món ăn cũng bị coi là thất bại. Vậy nên trong bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn tỷ lệ nêm muối, đường, bột ngọt, cách nêm gia vị chuẩn như đầu bếp nhé!

1. Hướng dẫn cách nêm gia vị theo trình tự chuẩn cho các món ăn

1.1. Tìm hiểu về những gia vị cơ bản

Trong giới ẩm thực, người ta thường chia gia vị thành:

  • Gia vị mặn gồm một số gia vị như muối, hạt nêm, nước mắm…
  • Gia vị ngọt gồm có đường, mật ong, bột ngọt,…
  • Gia vị thơm có thể kể đến tỏi băm, hành tím, tiêu, mè, các loại lá thơm…
  • Gia vị cay gồm có sa tế, ớt…
  • Một số loại gia vị khác gồm có trứng hoặc bột mì, thường được cho vào cuối cùng.
  • Gia vị chua bao gồm me, chanh, giấm, kim chi…
tìm hiểu các loại gia vị cơ bản
Một số gia vị mặn có thể kể đến như muối, hạt nêm, nước mắm…

1.2. Cách nêm gia vị hài hòa cho món ăn không có vị chua 

Đối với các món ăn không có vị chua, bạn nên nếm gia vị theo trình tự mặn – ngọt – thơm – cay.

Để cân đối những món ăn này, bạn nên nêm gia vị mặn trước, sau đó là nêm gia vị ngọt. Cuối cùng, bạn nên các gia vị có mùi thơm, bởi những gia vị này rất nhạy cảm với nhiệt và dễ mất mùi. Vậy nên để giữ nguyên vẹn mùi của gia vị thơm thì chúng ta nên cho vào cuối cùng. 

Những gia vị cay như tiêu, ớt bột… được cho vào sau cùng còn giúp bạn gia giảm một cách hợp lý, tránh khiến món ăn quá cay. Hơn nữa theo trình tự này còn giúp chũng ta không bỏ sót một gia vị nào.

1.3. Cách nêm gia vị cho các món có vị chua

Một số món ăn có vị chua có thể kể đến như canh chua cá, canh cải chua, Salad,… có trình tự nêm nếm đó là chua-ngọt-mặn-thơm-cay:

  • Đầu tiên, chúng ta nêm vị chua cho vừa ăn (chỉ riêng vị chua)
  • Sau đó, chúng ta nêm gia vị ngọt để cân bằng độ chua, sao cho hài hòa với vị chua nguyên thủy của món ăn
  • Khi vị chua ngọt của món ăn đã hài hòa thì chúng ta nêm thêm vị mặn

Ví dụ: Đối với món canh chua, chúng ta sẽ cho me vào đầu tiên, sau đó nêm đường/bột ngọt rồi đến muối và nước mắm. Hoặc nếu chúng ta làm mắm chua ngọt thì nên cho chanh vào trước, sau đó đến đường và cuối cùng là nước mắm.

  • Bước tiếp theo, chúng ta nêm gia vị thơm và cuối cùng là nêm vị cay
tỷ lệ nêm muối, đường, bột ngọt
Một số món ăn có vị chua có trình tự nêm nếm đó là chua-ngọt-mặn-thơm-cay

2. Cách nêm gia vị chuẩn theo từng đặc tính

2.1. Cách nêm nếm các gia vị cơ bản

2.1.1 Đường

Đường tạo vị ngọt cho món ăn, nhưng tùy vào cách chế biến mỗi món ăn (xào, chiên, nướng, kho,…) mà cách nêm nếm cũng sẽ khác nhau. Đồng thời, tùy vào nguyên liệu món ăn mà thời điểm chúng ta nêm sẽ không giống nhau. Nếu không cẩn thận có thể khiến đường cháy khét, ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

  • Dưới đây là cách nêm đường đối với một số món ăn mà bạn có thể tham khảo:
  • Món canh: Nêm đường khi món ăn chuẩn bị chín và tắt bếp.
  • Món kho: Nên ướp đường với nguyên liệu chế biến ở mức vừa phải, đến khi chuẩn bị tắt bếp thì nêm lại lần nữa để đảm bảo hương vị được hài hòa.
  • Món nướng: Không nên cho đường khi ướp nguyên liệu, bởi nếu làm như vậy khi nướng sẽ dễ bị cháy khét. Để đảm bảo hương vị đậm đà của món nướng, bạn có thể cho đường vào phần sốt rồi quét lên thịt hoặc cá khi nướng gần chín.

2.1.2. Muối

Để nêm muối thì người nấu cần chắc tay, nếu không món ăn sẽ rất khó cứu. Việc nêm muối đúng lúc là điều vô cùng quan trọng, bạn cần ghi nhớ: 

  • Món xào, luộc, canh: Khi thực phẩm bắt đầu sôi, gần chín thì chúng ta nêm muối.
  • Món kho nướng: Chúng ta nên cho muối vào khi ướp nguyên liệu với gia vị để món ăn đậm đà, thơm ngon hơn.
cách nêm muối
Đối với món xào, luộc, canh thì nên nêm muối khi thực phẩm bắt đầu sôi, gần chín

>>>Xem thêm: Ăn quá nhiều muối bị mất ngủ? Những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn nhiều muối

2.1.3. Nêm bột ngọt

Bột ngọt cùng là một trong những gia vị quan trọng của các món ăn, giúp hương vị hòa quyện với nhau đậm đà hơn. Tuy vậy, nếu không biết cách sử dụng, gia vị này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, bạn nên nêm bột ngọt khi món ăn gần chín và không dùng cho các món nướng.

2.1.4. Gia vị tiêu

Tiêu giúp tăng vị cay nồng và mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với nhiệt lâu, tiêu có thể bị mất mùi và có vị nhẫn đắng. Vì vậy, bạn nên nêm gia vị này khi món ăn đã chín để giữ được mùi thơm và có độ cay vừa phải.

2.2. Cách nêm gia vị đối với gia vị thảo mộc

Bên cạnh cách nêm gia vị cơ bản, bạn cũng có thể tham khảo “bí kíp” nêm các loại thảo mộc để khiến món ăn thơm ngon hơn.

2.2.1. Cách nêm gia vị Quế

Quế là gia vị có vị cay, ngọt và mùi thơm nồng nên thường được nêm nếm trong các món bún, phở (quế cây), bánh (bột quế),… Quế cây sau khi được rang lên sẽ đem hầm với nước dùng bún, phở, khiến món ăn đậm đà hơn rất nhiều.

cách nêm gia vị quế
Bột quế thường được sử dụng trong các món bánh

2.2.2. Thảo quả

Được mệnh danh là nữ hoàng gia vị, thảo quả vừa có vị cay, xen vị ngọt và thơm. Giống như đinh hương, hồi hay quế, thảo quả thường được dùng trong món ninh, hầm. Để gia tăng hương vị, bạn nên đập dập thảo, rang thơm rồi cho vào nấu.

2.2.3. Đinh hương

Đinh hương thường được dùng làm gia vị nấu nước dùng cho bún, phở, cà ri,… ở nhiều nước phương tây, gia vị này còn được dùng trong nhiều món bánh, salad, cà phê,… Cần lưu ý rằng, bạn không nên dùng chung đinh hương với nghệ vì chúng sẽ dễ gây ra tác dụng phụ.

2.2.4. Cách nêm gia vị Hồi

Hồi không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn tăng cường đề kháng. Có thể xem hồi và quế là một cặp đôi vì thường đồng hành cùng nhau trong nhiều món ăn, đặc biệt là các món bún, cà ri, phở,…

cách nêm gia vị hồi
Hồi không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn tăng cường đề kháng

3. Mẹo ướp nêm gia vị ngon như đầu bếp chuyên nghiệp

Dựa vào thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến khẩu vị của mỗi người, vậy nên chúng ta cần biết cách gia giảm gia vị phù hợp theo thời tiết. Ví dụ, mùa xuân, hè thì ta nên nêm món ăn thiên vị chua hoặc dịu nhẹ, còn nếu là trời đông lạnh thì nên tăng vị cay hoặc ngọt.

Theo cách chế biến: Tùy theo cách chế biến mà bạn cần dùng gia vị phù hợp, ví dụ như bột tẩm không thể dùng cho món quay, còn món cháo thì không cần đến nước sốt.

Theo khẩu vị: Tùy vào khẩu vị của người thưởng thức, bạn có thể gia giảm gia vị cho phù hợp nhé.

Xác định thời gian ướp: Tùy vào từng loại thực phẩm, thời gian ướp của từng loại như sau:

  • Thịt heo và gà: Trên 30 phút với tảng thịt lớn, từ 10 – 20 phút với miếng nhỏ.
  • Thịt bò và cừu: Khoảng 10 phút với thịt nguyên khối, miếng nhỏ ướp khoảng 4 – 5 phút.
  • Cá: Khoảng 20 phút với cá sông, còn cá biển thì cần ướp từ 5 – 7 phút.
  • Hải sản: Ướp từ 5 đến 15 phút, ví dụ với tôm nguyên vỏ và mực lá dày thì ướp khoảng 5 phút, với tôm đã bỏ vỏ hoặc mực ống thì ướp 10 phút và với bạch tuộc thì ướp 10 phút trở lên.
  • Rau và củ: Khoảng 5 phút với ớt chuông, đậu bắp, hành tây, nấm mỡ…

Hy vọng với những thông tin mà Vua Nệm đã cung cấp, bạn đọc đã nắm được tỷ lệ nêm muối, đường, bột ngọt, cách nêm gia vị cho món ăn đậm đà. Chúc bạn sẽ nâng cao kỹ năng bếp núc của mình với những “bí kíp” trên nhé.

>>>Đọc ngay: Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không?

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM