Giữa hành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn cho sức khỏe?

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Hành lá, hành tây, hành tím và tỏi đều là những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Chúng giúp thức ăn trở nên thơm ngon và đẹp mắt hơn. Đồng thời cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy bạn có bao giờ thắc giữa hành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn? Câu trả lời sẽ được Vua Nệm giải đáp trong bài viết sau đây! 

1. Tìm hiểu về dinh dưỡng của hành lá

Hành lá là một loại rau củ có thân rỗng, hình trụ với chiều dài mỗi lá khoảng 30-50cm. Mỗi 1 gốc hành lá cho ra khoảng 5-6 lá. Hành lá cũng có thể ra hoa trên đỉnh lá (màu trắng). 

1.1. Thành phần dinh dưỡng

Hành lá chủ yếu chứa nước, chiếm khoảng 80-90% thành phần chính. Ngoài ra, hành lá cũng có rất ít calo, chất béo và không chứa cholesterol. Khác với một số loại rau củ khác, hành lá cung cấp ít đường và năng lượng hơn.

Dưới đây là 1 số thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong hành lá:

  • Vitamin K: Vitamin K có tác dụng hỗ trợ quá trình đông máu và duy trì sự chắc khỏe của xương.
  • Vitamin C: Vitamin C giảm tối thiểu nguy cơ tổn thương của tế bào và duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
  • Folate: Folate là một loại vitamin có trong cấu trúc của sợi ADN. Chất Folate đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung thêm loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để có được thai kỳ khỏe mạnh. 
thành phần dinh dưỡng có trong hành lá
Hành lá chủ yếu chứa nước, chiếm khoảng 80-90% thành phần chính

1.2. Lợi ích 

Hành lá đem đến nhiều lợi ích sức khỏe quý giá bao gồm: 

  • Cung cấp chất chống oxy hóa: Hành lá chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và quercetin, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do và ngăn chặn quá trình lão hóa.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Hành lá rất giàu chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình di chuyển của thực phẩm qua ruột diễn ra thuận lợi từ đó giảm nguy cơ táo bón.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hành lá chứa các chất chống vi khuẩn và kháng viêm tự nhiên, giúp cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời, giảm tình trạng ốm vặt. 
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Hành lá chứa hợp chất sulfur, có khả năng giảm mức cholesterol xấu (LDL) từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Hành lá có khả năng giảm đáng kể mức đường huyết sau bữa ăn, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đây là thực phẩm tuyệt vời dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Tăng sức khỏe xương khớp: Hành lá cung cấp nguồn vitamin K dồi dào. Đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương và duy trì sự chắc khỏe của chúng.
  • Tăng cường thị lực: Hành lá chứa các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa võng mạc.

2. Dinh dưỡng & lợi ích của hành tây

So với hành lá, hành tây mùi nồng hơn. Hành tây có dạng củ, kích thước to tròn cỡ 1 quả bóng. Khi lột vỏ, lớp thịt sẽ có màu trắng. Hành tây có nhiều giống khác nhau, phổ biến nhất là hành tây vàng, hành tây trắng, hành tây đỏ. 

2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong hành tây

Hành tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

thành phần dinh dưỡng có trong hành tây
Hành tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
  • Chất xơ: Chất xơ trong hành tây giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và loại bỏ chất độc khỏi cơ thể, giảm nguy cơ táo bón.
  • Canxi: Canxi là một khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho xương và răng, cũng như hỗ trợ hoạt động của thần kinh và quá trình đông máu.
  • Vitamin B: Hành tây cung cấp các loại vitamin B, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
  • Vitamin C: Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa, cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Tương tự như hành lá, hành tây cũng có rất ít cholesterol và chất béo, là một nguồn thực phẩm khá lành mạnh cho cơ thể.

2.2. Lợi ích sức khỏe của hành tây

Một số lợi ích sức khỏe của hành tây là: 

Lợi ích sức khỏe của hành tây
Lợi ích sức khỏe của hành tây
  • Cải thiện hệ tiêu hoá: Hành tây chứa lượng chất xơ dồi dào, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và giảm nguy cơ táo bón.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Hành tây chứa hợp chất sulfur và flavonoid, có khả năng giảm mức cholesterol xấu (LDL), cải thiện tình trạng cao huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hành tây cung cấp vitamin C và các chất chống vi khuẩn tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm ốm vặt và các bệnh về nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ sức khỏe xương: Hành tây chứa canxi và vitamin K, 2 chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự chắc khỏe của xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
  • Kháng viêm tự nhiên: Hành tây chứa các chất kháng viêm tự nhiên như quercetin, giúp giảm viêm nhiễm cũng như nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Hành tây chứa các chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư cũng như giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và ung thư vú.
  • Hỗ trợ giảm cân: Hành tây có hàm lượng calo thấp và chứa chất xơ, giúp cung cấp cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân

3. Dinh dưỡng & lợi ích của hành tím

Hành tím, còn được gọi là hành tây tím (Allium cepa var. ‘Red Onion’), là một loại hành có màu tím hoặc tím đỏ ở phần vỏ bên ngoài. Hành tím thường được sử dụng trong các món salad, món kho, món hầm, món nướng và nhiều món ăn khác để tạo hương vị đặc biệt và màu sắc hấp dẫn cho món ăn. 

dinh dưỡng có trong hành tím
Hành tím thường được sử dụng trong các món salad, món kho, món hầm….

3.1. Thành phần dinh dưỡng trong hành tím

Hành tím chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng. Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng chính có trong hành tím:

  • Vitamin A: Hành tím cung cấp vitamin A giúp duy trì và cải thiện thị lực.
  • Vitamin B6: Hành tím chứa vitamin B6, một dưỡng chất không thể thiếu cho sự hoạt động của gan, thần kinh và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vitamin B6 còn giúp cải thiện sức khỏe da, tóc và móng.
  • Vitamin C: Hành tím cung cấp lượng vitamin C dồi dào, một dưỡng chất quan trọng giúp hỗ trợ hoạt động của xương, cơ bắp và mạch máu. 

3.2. Lợi ích của hành tím 

Một số lợi ích sức khỏe nổi bật của hành tím là:

  • Cải thiện thị lực: Hành tím chứa vitamin A, một dưỡng chất quan trọng tăng cường sức khỏe của mắt. Vitamin A giúp bảo vệ màng nhầy mắt và giúp duy trì thị lực khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ chức năng gan: Hành tím cung cấp vitamin B6, một dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng gan. Vitamin B6 thúc đẩy tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình lọc và loại bỏ chất độc khỏi gan diễn ra thuận lợi. 
  • Cải thiện hệ miễn dịch: Hành tím chứa chất chống oxy hóa và các dưỡng chất khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Hành tím chứa chất chống vi khuẩn tự nhiên và chất chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch..
  • Hỗ trợ sức khỏe xương: Canxi có trong hành tím giúp cải thiện sức khỏe xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả. 
  • Hỗ trợ sức khỏe da và tóc: Hành tím cũng cung cấp các dưỡng chất như vitamin B6 cùng nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe da và tóc.
lợi ích sức khỏe của hành tím
Hành tím chứa chất chống vi khuẩn tự nhiên và chất chống viêm

4. Dinh dưỡng của tỏi? Một số lợi ích của tỏi

Tỏi thuộc nhóm thực vật thân thảo và có họ hàng rất gần với hành tây, hành tím. Tương tự như “người họ hàng của mình”, tỏi cũng là nguyên liệu yêu thích của chị em nội trợ để tăng mùi thơm cho món ăn. Đồng thời tỏi cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. 

4.1. Thành phần 

Tỏi chủ yếu chứa  2 thành phần chính là các hợp chất hữu cơ sulfur và glycoside. Ngoài ra, tỏi cũng có hàm lượng cao các chất germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi được ước tính cao hơn cả nhân sâm và trà xanh.

4.2. Lợi ích

Từ xa xưa, tỏi đã được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại nhờ những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại, bao gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Tỏi có chứa các chất chống vi khuẩn, chống nhiễm trùng và chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời, giảm nguy cơ mắc cảm cúm, bệnh vặt. 
  • Hạ cholesterol: Việc ăn tỏi giúp giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, từ đó giúp kiểm soát mức độ cholesterol cùng như nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Giảm nguy cơ cao huyết áp: Các hợp chất trong tỏi có khả năng làm giảm áp lực máu và cải thiện tuần hoàn máu, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và các vấn đề liên quan đến tim mạch.
  • Kháng vi khuẩn và kháng nấm: Tỏi có hoạt tính kháng vi khuẩn và kháng nấm, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.
  • Chống ung thư: Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng các hợp chất trong tỏi có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư ruột kết.
lợi ích sức khỏe của tỏi
Tỏi có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

5. Hành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn?

Có thể thấy, hành lá, hành tây, hành tím và tỏi đều đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho con người. Tùy vào khẩu vị và mong muốn bổ sung dinh dưỡng của từng gia đình mà có sự cân đối, gia giảm các loại thực phẩm này trong bữa cơm hàng ngày. 

Với những thành phần dinh dưỡng đã liệt kê phía trên, chắc chắn bạn sẽ không còn gặp khó khăn trong việc lên thực đơn ngon bổ cho gia đình. 

XEM THÊM: Phân biệt kiều mạch và yến mạch: Loại nào bổ dưỡng hơn?

Trên đây, Vua Nệm đã giúp bạn trả lời thắc mắc hành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn. Nhìn chung, 4 loại nguyên liệu này đều tốt cho sức khỏe và giúp các món ăn trở nên thơm ngon hấp dẫn hơn. Bạn có thể khéo léo kết hợp hoặc thay đổi luân phiên các nguyên liệu này trong bữa cơm gia đình nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/onion-benefits

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM