Sức khỏe giấc ngủ

Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không?

CẬP NHẬT 06/11/2022 | BỞI Hương Lăng

Liệu có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không? Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ, việc thêm chút gia vị vào thức ăn của bé sẽ giúp cho món ăn trở nên đậm đà và ngon hơn. Tuy nhiên, việc này có thật sự đúng và tốt cho sức khỏe của bé hay không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết ngay sau đây nhé!

1. Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi ?

Nên hay không nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi? Câu trả lời của chúng tôi ở đây là: Không!

Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không?
Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không?

Thực chất, ở bất kỳ lứa tuổi nào thì cơ thể con người cũng đều cần một lượng muối nhất định, kể cả trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, trong các thực phẩm tự nhiên đã luôn chứa sẵn một hàm lượng muối này rồi. Lượng muối này đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bé mà mẹ không cần phải thêm muối ở bất kỳ gia vị nào khác.

Các mẹ hãy nhớ rằng, khẩu vị của các bé luôn nhạt hơn so với người lớn. Chính vì vậy, khi mẹ nêm gia vị vào cháo, bột cho bé dưới 1 tuổi thấy vừa miệng thì có nghĩa là thức ăn đó đã bị mặn so với các bé rồi đấy.

Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi các cơ quan trong cơ thể vẫn còn chưa phát triển hoàn chỉnh, nếu mẹ nêm gia vị cho con quá mặn sẽ rất dễ làm tăng các nguy cơ về bệnh lý sau này.

“Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ”! Vì vậy để bảo vệ sức khoẻ của con hãy dừng ngay việc áp dụng suy nghĩ và vị giác của mình vào trẻ con các mẹ nhé! Đó là câu trả lời cho việc nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi đấy, các mẹ hãy lưu lại nhé!

2. Tác hại khi mẹ nêm mắm muối quá mặn cho con

Khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, cơ thể của con sẽ tiếp nhận những chất dinh dưỡng cần thiết. Lúc này, thận sẽ đóng vai trò như một bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể.

Khi con ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận, vì 95% lượng muối trong thức ăn sẽ được thận chuyển hoá để đào thải ra bên ngoài. Nếu lượng muối trong cơ thể không được đào thải kịp thời, nó sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn, và dần dần dẫn đến suy giảm các chức năng của thận.

Ăn mặn khiến cho thận phải làm việc quá tải
Ăn mặn khiến cho thận phải làm việc quá tải

Cơ thể của trẻ là một bộ máy còn non nớt, khi làm việc quá tải thận sẽ rất dễ không lọc được hết lượng muối mà trẻ đã ăn vào vào. Từ đó, lượng muối đọng lại trong máu, tích tụ lâu dần sẽ có thể gây tổn hại đến cơ thể và não bộ của trẻ.

Bên cạnh đó, vị giác của trẻ con rất nhạy. Nếu mẹ cho con ăn thêm muối từ sớm, lớn lên con sẽ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường. Thói quen ăn mặn này cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý sau này như cao huyết áp, suy thận, bệnh tiêu hoá hay thậm chí là có thể gây ung thư.

Và một tác hại dễ nhận thấy nữa chính là khi mẹ thêm mắm muối quá mặn cho con dẫn đến tình trạng con bị khát nước, uống nước nhiều hơn và dẫn đến đi tiểu cũng nhiều hơn để đào thải lượng muối đó ra ngoài.

Điều đáng tiếc ở đây đó là, khi bị đào thải ra ngoài thì không chỉ muối mà các ion quan trọng khác trong cơ thể của con cũng được đào thải theo, trong đó có canxi cũng theo ra ngoài.

Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ ăn mặn sẽ ngày càng làm tăng tỷ lệ loãng xương ở trẻ.

3. Mẹ nên làm gì để bé ăn ngon mà không  nêm gia vị vào thức ăn dặm cho con?

Nhiều mẹ gặp phải tình trạng con biếng ăn, đã vội nghĩ ngay đến việc thêm nếm gia vị vào thức ăn của con vì sợ đồ ăn của con quá nhạt nhẽo, không ngon miệng. Trước khi cân nhắc việc có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi hay không? Thì các mẹ hãy áp dụng một số cách ngay dưới đây để thử xem có cải thiện được tình trạng biếng ăn của con không nhé!

3.1. Thay đổi khẩu vị bữa ăn cho bé

Ngay cả khi không sử dụng gia vị, mẹ cũng có thể sử dụng các món súp hoặc các món canh rau để thay đổi khẩu vị bữa ăn của bé. 

Đối với các mẹ bận rộn công việc, sẽ rất khó để nấu một ít súp hay nước dùng cho bé mỗi ngày thì mẹ có thể chế biến nhiều hơn và bỏ ngăn đông tủ lạnh. Mỗi lần ăn, mẹ chỉ cần lấy ra một ít, rã đông và cho trẻ ăn mà cũng không tốn quá nhiều thời gian chế biến.

3.2. Chọn những nguyên liệu tươi ngon

Một chế độ ăn được thay đổi liên tục, hương vị phong phú và màu sắc bắt mắt hấp dẫn sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, các mẹ hãy nhớ chọn những nguyên liệu tươi sạch để đảm bảo món ăn có chất lượng tốt và cung cấp dưỡng chất nhiều hơn cho con các mẹ nhé!

Chọn nguyên liệu tươi ngon cho bữa ăn của bé
Chọn nguyên liệu tươi ngon cho bữa ăn của bé

Đọc ngay: Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi giàu dinh dưỡng giúp bé tăng cân

4. Khi nào nên nêm nếm gia vị cho thức ăn của bé?

Ngoài băn khoăn về việc có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không, cũng rất nhiều mẹ thắc mắc việc khi nào nên nêm gia vị cho thức ăn của con. Trong giai đoạn đầu con ăn dặm, mẹ không nên thêm bất kỳ một loại gia vị nào vào đồ ăn của con vì trong thịt, cá, rau, củ đã cung cấp đủ lượng gia vị cần thiết cho cơ thể trẻ.

Ở giai đoạn con từ 6-8 tháng tuổi, mẹ có thể thêm một chút dầu oliu hoặc dầu hướng dương vào bột hoặc cháo ăn dặm để thức ăn của con thêm phong phú hơn. Trong giai đoạn này, các mẹ tuyệt đối tránh các loại gia vị như: Bột ngọt, giấm, rượu, cà ri, tiêu…

Khi con được 8 – 12 tháng tuổi, giai đoạn này mẹ có thể cho con làm quen với một số gia vị mới như dầu óc chó, dầu đậu nành hoặc thêm một chút muối. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thêm gia vị với một lượng vừa phải và không nên dùng quá 4 lần/tuần.

Dầu óc chó ăn dặm cho bé
Dầu óc chó ăn dặm cho bé

Khi con ở giai đoạn 1 – 2 tuổi, lúc này các con đã có thể tiếp xúc với nhiều loại gia vị hơn. Khẩu vị của con cũng sẽ đa dạng và phong phú hơn. Vì vậy, các mẹ có thể chế biến công phu và nêm nếm gia vị đa dạng hơn để con ăn ngon miệng hơn mỗi ngày.

Việc tăng thêm lượng gia vị cho con cũng cần được tăng dần theo thời gian chứ không nên tăng đột ngột. Bởi điều này sẽ gây cho con khó chịu và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con sau này.

Đừng bỏ lỡ: Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

5. Những lưu ý khác cho mẹ khi nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi

Khẩu vị của bé sẽ có sự thay đổi ở mỗi độ tuổi khác nhau, việc nêm nếm gia vị cho con đúng hay sai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên hạn chế việc cho muối vào thức ăn của trẻ, hoặc nên cho nhạt hơn để đảm bảo khẩu vị và sức khỏe của con sau này.
  • Mẹ có thể thay thế việc cho muối bằng phô mai. Vì trong phô mai cũng có chứa một hàm lượng muối nhất định và chúng lại rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của con.
Những lưu ý khi nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ
Những lưu ý khi nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ
  • Tuyệt đối không pha bất kỳ gia vị hay chất tạo mùi nào vào sữa cho con uống.
  • Vị giác của trẻ rất nhạy. Vì vậy, trước khi cho thêm loại gia vị nào vào thức ăn của con, mẹ cần đảm bảo đúng liều lượng và nên kiểm tra trước để đảm bảo con ăn không bị quá mặn hoặc quá ngọt.
  • Không nên đột ngột thêm một lượng gia vị mới vào bữa ăn của con. Mẹ chỉ nên cho con ăn một lượng ít gia vị sau đó tăng dần liều lượng để con có thể làm quen với mùi vị mới.
  • Chỉ nên sử dụng 1 đến 2 loại gia vị trong một món ăn.
  • Khi cho con ăn gia vị mới, mẹ nên theo dõi phản ứng của con với việc thay đổi thức ăn này như thế nào để điều chỉnh cho phù hợp hơn với khẩu vị của con.

Đọc thêm: Trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ bao lâu?

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bậc cha mẹ cũng đã giải đáp được câu hỏi có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi rồi đúng không. Quá trình ăn dặm là một hành trình quan trọng trong cuộc đời của con. Để giúp con luôn khỏe mạnh và có một giai đoạn ăn dặm hạnh phúc thì các bố mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ kiến thức để đồng hành cùng con trong giai đoạn này nhé!

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng