Gợi ý 4 thói quen cải thiện giấc ngủ cho nhân viên pha chế rượu

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Đối với nhân viên pha chế, làm việc theo ca dài (thường là vào ban đêm) trong môi trường căng thẳng cao độ có thể tàn phá giấc ngủ của bạn. Như Megan Barnes, giám đốc đồ uống và đối tác tại Espita Mezcaleria ở Washington, DC, cho biết: “Sau khi pha “một triệu” món đồ uống và phục vụ khách cả đêm, cơ thể bạn trở nên ù ù và tâm trí bạn quay cuồng mỗi phút. Thật sự rất khó để đi vào giấc ngủ khi trời đã rất khuya.”

Dưới đây, Vua Nệm sẽ đưa ra các gợi ý 6 thói quen cải thiện giấc ngủ cho nhân viên pha chế rượu nói riêng, và nhân viên ca đêm nói chung. 

1. 4 thói quen cải thiện giấc ngủ cho nhân viên pha chế rượu

1.1. Thiết lập thói quen hàng ngày

Khi bạn làm việc thâu đêm suốt sáng, bạn rất dễ hình thành thói quen ngủ muộn, dẫn đến tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi trước ca làm việc. Barnes khuyên các bartender nên thiết lập thói quen ngủ – thức hàng ngày với thời gian thức dậy/đi ngủ nhất quán. Đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên.

Thiết lập thói quen ngủ - thức hàng ngày
Thiết lập thói quen ngủ – thức hàng ngày với thời gian thức dậy/đi ngủ nhất quán

Larisa Yanicak, quản lý quán bar tại O-Ku ở Charlotte, NC, cũng thức dậy cùng lúc và tập thể dục hàng ngày, nói rằng: “Cho dù tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối hay 2 giờ sáng, tôi đều đặt báo thức lúc 8:30 mỗi sáng,” cô nói. “Việc đặt báo thức này buộc cơ thể tôi đi vào thói quen sinh hoạt. Một phần của thói quen đó là tập thể dục, điều này không chỉ tăng năng suất của tôi trong ngày mà còn đảm bảo tôi sẵn sàng đi ngủ cùng 1 thời điểm vào mỗi đêm,” cô nói.

Vận động viên chạy marathon Nathan McCarley-O’Neill, giám đốc quán bar Bờ Đông của Make It Nice (Eleven Madison Park và The NoMad ở Thành phố New York), cũng đồng ý với quan điểm này. Anh ấy nói: “Để nhanh vào giấc khi đêm xuống, tôi cần đảm bảo rằng mình cần có các thói quen nhất định và tập thể dục vào ban ngày”.

Ngay cả khi bạn không phải là người tập thể dục thường xuyên, nhân viên pha chế Jesse Peterson của San Diego’s Raised by Wolves cũng khuyên bạn nên “tìm một sở thích ngoài công việc của mình, ngay cả khi đó là đi dạo hoặc đi trekking. Điều đó đã thực sự giúp tôi tạo được sự cân bằng (giữa công việc và cuộc sống cá nhân) để có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng hiệu quả làm việc vào ban ngày.”

Hoặc bạn có thể đi bộ hay đạp xe đi làm, giống như Sarah Rosner, nhân viên pha chế chính của Bourbon Steak tại Khách sạn Four Seasons ở Washington, DC kể rằng chị dành 10 phút đạp xe mỗi ngày để đến nơi làm. Với chị, như vậy là vừa đủ để “giải tỏa đầu óc” và giúp cô ấy ngủ 1 mạch sau một đêm dài làm việc.

1.2. Hạn chế đem công việc về nhà

Scott Stroemer, quản lý nhóm pha chế tại quán bar Pacific Standard Time tại Chicago, khuyên rằng nên dành thêm thời gian để suy ngẫm và lập kế hoạch vào cuối ca làm việc để đảm bảo rằng công việc không theo bạn về nhà. Anh ấy nói: “Tôi biết khi tôi ngủ không ngon là vì tôi mang theo tất cả những điều không ổn trong quá trình làm việc về nhà.” Ngay cả khi đó là việc đơn giản như ghi lại danh sách to-do-list cho ngày hôm sau.

1.3. Hạn chế sử dụng đồ công nghệ sau ca làm việc

tránh sử dụng thiết bị điện tử sau ca làm
Nên ngắt mọi kết nối với đồ công nghệ sau ca làm việc

Rosner khuyên bạn nên ngắt mọi kết nối với đồ công nghệ sau ca làm việc bằng cách cất điện thoại của bạn đi và thay thế thói quen “cày” Netflix bằng một cuốn sách hay hoặc hoạt động không hướng sử dụng các thiết bị điện tử. 

McCarley-O’Neill, là người đang cố gắng ngừng uống caffein sau 3 giờ chiều, cũng làm như vậy. Anh ấy nói: “Tôi tắt điện thoại lúc nửa đêm, đọc sách và uống trà hoa cúc để dễ đi vào giấc ngủ”

Vốn là 1 người có thói quen nghe podcast trước khi đi ngủ, Patrick Schultz, tổng giám đốc của Minero tại Atlanta, Mỹ,  gợi ý “hãy cắm điện thoại của bạn ở 1 nơi xa giường ngủ và sử dụng đồng hồ báo thức để gọi bạn dậy”. Như vậy, bạn sẽ tránh “cám dỗ” sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm.

Barnes thích audiobook hơn, “vì giọng nói đều đều của người đọc có điều gì đó giống như đang nghe nhạc thiền, rất nhẹ nhàng và thư giãn.”

Đối với Peterson, việc luyện tập yoga và thiền thường xuyên đã giúp cô ấy “tìm thấy sự bình yên và nghỉ ngơi” dễ dàng hơn vào ban đêm.

1.4  Tránh xa rượu

tránh xa rượu để ngủ ngon
Để có giấc ngủ chất lượng, bạn nên tránh xa rượu thì hơn

Đối với bartender, cám dỗ  “hớp” một ly trong hoặc sau khi ca làm việc của bạn kết thúc là cực kỳ lớn. Nhưng để có giấc ngủ chất lượng, bạn nên tránh xa rượu thì hơn. Như Yanicak nói, “Một giấc ngủ ngon sẽ có lợi cho tâm trí và cơ thể của bạn hơn rất nhiều so với một vài ly rượu tequila, bất kể điều đó nghe có hấp dẫn đến thế nào khi ca làm việc cuối đêm kết thúc.”

2. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với Bartender

Giấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng đối với những người làm trong ngành công nghiệp giải trí, sẽ có một số yếu tố nghề nghiệp riêng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Chính vì vậy, những người này cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc vệ sinh giấc ngủ.

Dưới đây là một số nguy hiểm có thể xảy ra khi không ngủ đủ giấc:

  • Nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao hơn: Khi nói đến giấc ngủ, bạn càng thiếu ngủ thì khả năng tỉnh táo của bạn càng thấp. Thậm chí chỉ ngủ quá ít trong vài giờ cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông cao hơn. 
  • Giảm hiệu suất trong công việc: Các nghiên cứu tiết lộ rằng những người thiếu ngủ có năng suất làm việc thấp hơn và gặp khó khăn trong việc tập trung. Điều này có thể khiến bạn khó có thể hoàn thành tốt nhất công việc của mình.
  • Sức khỏe thể chất bị tổn hại: Hậu quả sức khỏe thể chất của việc không ngủ đủ giấc bao gồm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, suy giảm nhận thức và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Sức khỏe tinh thần giảm sút: Hậu quả của việc ngủ không đủ giấc đối với sức khỏe tâm thần bao gồm căng thẳng, lo âu nguy cơ trầm cảm cao hơn và tâm trạng thất thường.
uống rượu khó đi vào giấc ngủ
Rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ

Dưới đây là một số điều nhân viên pha chế rượu có thể làm để cải thiện vệ sinh giấc ngủ của mình: 

  • Tạo thói quen thư giãn: Nếu bạn thường có những suy nghĩ miên man vào ban đêm hoặc bạn đã cố gắng “ru” bản thân vào giấc ngay khi về đến nhà mà không có kết quả, thì có thể là bạn đã không để bản thân thư giãn đủ để có được giấc ngủ cần thiết. Thiền, đọc sách, các bài tập thở và thậm chí là một thói quen chăm sóc da nhẹ nhàng sẽ giúp bạn xả stress và giải tỏa tâm trí trước khi đi ngủ.
  • Nghĩ lại về thói quen uống rượu trước giờ đi ngủ: Đừng lo lắng, bạn vẫn có thể thưởng thức đồ uống vào những thời điểm thích hợp khác. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng đi vào giấc ngủ sau khi thưởng thức 1 ly rượu và nhận thấy rằng mình vẫn tỉnh táo hoặc ngủ chập chờn, thì có thể rượu đang cản trở quá trình nghỉ ngơi của bạn. Các chuyên gia nói rằng rượu có thể ảnh hưởng đến cả khả năng đi vào giấc ngủ và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Cố gắng giữ một lịch trình nhất quán. Nếu lịch trình làm việc của bạn không đều đặn, nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Cố gắng hết sức có thể để giữ một lịch trình ngủ nhất quán. Đồng thời, hãy giữ các thói quen vào ban đêm của bạn nhất quán để bạn có thể báo hiệu cho cơ thể rằng đã đến giờ đi ngủ.
uống cafe sớm hơn trong ngày
Cố gắng uống cafe sớm hơn trong ngày của bạn
  • Theo dõi mức tiêu thụ caffeine của bạn. Dù khó khăn đến đâu, có lẽ đã đến lúc giảm lượng caffein hoặc cố gắng uống cafe sớm hơn trong ngày của bạn. Khi làm việc vào ban đêm, bạn có thể hình thành thói quen uống cà phê hoặc nước tăng lực trong ca làm việc, nhưng đó có thể là thứ khiến bạn khó ngủ.

Hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ của bạn nếu bạn liên tục phải vật lộn với giấc ngủ. Ngoài ra, đừng xem nhẹ yếu tố sức khỏe tinh thần. Nhiều nghiên cứu cho thấy lo lắng, căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Chúc bạn luôn ngủ ngon, sống trọn nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.sleep.com/sleep-health/personal-formula-better-sleep

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM