Sức khỏe giấc ngủ

Làm sao để ngủ sau nỗi đau mất mát/biến cố lớn? 

CẬP NHẬT 25/09/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Có 1 điều chắc chắn rằng việc mất đi một người thân yêu sẽ thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi. Bất chấp những lời khuyên đầy thiện chí “hãy vượt qua nó đi!” hay “hãy tiếp tục cuộc sống!”, khi nói về việc cải thiện tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, thì hãy bắt đầu từ việc chữa lành nỗi đau mất mát to lớn này, đừng phớt lờ chúng. 

Đó thực sự là 1 phần của vấn đề mất ngủ. Theo diễn giả Kelley Lynn,  rất ít người nhận ra rằng cảm giác đau buồn đang gặm nhấm họ chính là bắt nguồn từ sự sợ hãi. Sợ rằng bạn sẽ mất người ấy mãi mãi. Sợ rằng người đó sẽ bị lãng quên và cuộc sống của họ sẽ vuột khỏi tâm trí mọi người như thể chúng chưa từng xảy ra. Đó có phải là những gì bạn đang nghĩ? 

cuộc sống bị ảnh hưởng sau nỗi đau mất mát
Khi bạn mất đi một người thân yêu, bạn phải tập cách “reset” lại toàn bộ cuộc đời mình, bao gồm cả giấc ngủ

Khi bạn mất đi một người thân yêu, bạn phải tập cách “reset” lại toàn bộ cuộc đời mình. Bạn phải học lại cách chăm sóc bản thân và ngủ là một trong những điều đó.

Với những thông tin chia sẻ dưới đây, Vua Nệm hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp cách làm sao để ngủ sau nỗi đau mất mát cũng như học cách để bắt đầu lại cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc. Tất cả bắt đầu bằng việc đi ngủ lại được vào ban đêm.

1. Không phải tất cả nỗi đau đều như nhau

Mỗi người trải qua nỗi đau mất mát theo các cách khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của bạn với người đã mất. Không có cách nào đúng để bày tỏ sự đau buồn, nhưng hiểu được bối cảnh của sự mất mát này sẽ giúp bạn tìm ra con đường chữa lành hiệu quả nhất đối với mình.

1.1. Tự sát

Một số chuyên gia tin rằng nỗi đau buồn của những người phải đối mặt với việc mất người thân do tự tử thường nghiêm trọng hơn các hình thức qua đời khác. Theo một cách nào đó, sự đau buồn sau khi tự tử được so sánh với các triệu chứng và ảnh hưởng của hội chứng PTSD (Rối loạn căng thẳng sau sang chấn).  

Có nhiều trở ngại cụ thể mà những có người thân qua đời bởi hình thức đau buồn này có thể phải đối mặt. Trong đó, vấn đề lớn có thể là sự e ngại, kỳ thị đối với chủ đề tự tử. Điều này có thể khiến việc tiếp cận và tìm kiếm sự giúp đỡ trở nên khó khăn hơn. Điều này 1 phần còn xuất phát bởi bởi yếu tố tín ngưỡng địa phương, văn hóa hoặc tôn giáo liên quan đến việc tự tử.

Khuyến nghị: 

  • Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong bạn và vượt qua nỗi buồn theo cách riêng của bạn.
  • Các buổi tư vấn và các nhóm hỗ trợ có thể là những lựa chọn tốt nếu gia đình hoặc bạn bè không thể giúp đỡ bạn trong việc này
  • Quá trình chữa lành cần thời gian, vì vậy hãy kiên nhẫn với bản thân mình và trong đó quá trình đó, trải qua một vài chữa trị thất bại là điều hoàn toàn bình thường.
trải qua nỗi đau mất người thân do tự tử
Nỗi đau buồn của những người phải đối mặt với việc mất người thân do tự tử

1.2. Mất vợ hoặc chồng

Mất đi người bạn đời thường là một yếu tố rất lớn dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ, trên thực tế, hình thức mất mát này là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ. Các giả thuyết cho rằng việc người ở lại cần phải sắp xếp lại chỗ ngủ mới (không còn ngủ chung giường) là một trong những lý do lớn gây mất ngủ.

1.3. Mất cha mẹ

Mất cha mẹ có thể là một điều khủng khiếp phải trải qua ở mọi lứa tuổi. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ bị trầm cảm cùng nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác do đau buồn sau khi cha hoặc mẹ của chúng qua đời.

Cứ 20 trẻ em dưới 15 tuổi thì có 1 trẻ có khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần sau khi mất cha hoặc mẹ.

Mặc dù việc mất cha hoặc mẹ rõ ràng là nỗi đau lớn đối với bất kỳ ai, nhưng một số chuyên gia tin rằng giới tính đóng một vai trò trong việc trẻ có thể đối phó tốt như thế nào. Một số người tin rằng phụ nữ cảm thấy đau buồn hơn sau khi mẹ họ qua đời, trong khi đàn ông gặp khó khăn hơn trong việc thích nghi với việc mất cha.

2. Trẻ em và nỗi buồn do sự mất mát

Như đã nói ở trên, trẻ em thường trải qua nỗi đau buồn một cách nghiêm trọng. Một nghiên cứu phát hiện rằng những đứa trẻ mất người thân tỏ ra thiếu hứng thú với các hoạt động chung trước đây chúng thường tham gia và ít thể hiện cảm xúc tích cực hơn so với nhóm trẻ khác.

Tuy nhiên, người ta lưu ý rằng với những đứa có triệu chứng trầm cảm nặng những đứa trẻ mất người thân không có 1 số dấu hiệu gồm cảm giác vô dụng và tội lỗi.

trẻ em trải qua nỗi đau mất người thân
Trẻ em thường trải qua nỗi đau buồn một cách nghiêm trọng

Nghiên cứu cho thấy 37% trẻ em mất người thân cho thấy xu hướng tự tử. Nhìn chung, các bậc cha mẹ dường như gặp khó khăn trong việc xác định khi nào con cái họ trải qua đau buồn do sự mất mát hay trầm cảm. 

3. Nguy hiểm khi để tình trạng mất ngủ tiếp diễn

Mất ngủ có thể là điều bình thường mà mọi người thỉnh thoảng phải trải qua, đặc biệt là trong những lúc đau khổ hay buồn bã, nhưng điều đó không làm giảm tác động khủng khiếp mà nó có thể gây ra cho cơ thể. Ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì hoặc các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu.

Trong một số trường hợp, mất ngủ mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư do rối loạn nhịp sinh học và thay đổi hệ thống miễn dịch và hormone.

Những người bị mất ngủ mãn tính, không được điều trị có nguy cơ bị chấn thương tại nơi làm việc cao gấp 1,9 lần và 1,5 lần đối với các dạng chấn thương nói chung.

Một số người có thể tìm đến các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ, chẳng hạn như thuốc ngủ hoặc rượu, để cố gắng tự điều trị chứng mất ngủ kinh niên. Điều này không được các bác sĩ khuyến khích và có thể nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến nghiện và khiến tình trạng thiếu ngủ thêm nghiêm trọng. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên dùng liệu pháp hành vi nhận thức  hoặc các phương pháp điều trị tâm lý khác. 

4. Làm sao để ngủ sau nỗi đau mất mát/biến cố lớn?

4.1. Giảm ngủ trưa, tránh uống rượu và thuốc hỗ trợ giấc ngủ

cách ngủ sau nỗi đau mất mát
Những giấc ngủ ngắn và rượu không được khuyến khích đối với người vừa trải nghiệm nỗi đau mất mát

Những giấc ngủ ngắn và rượu không được khuyến khích đối với người vừa trải nghiệm nỗi đau mất mát lớn, vì chúng thực sự có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ hơn nữa. Mặc dù rượu có thể giúp bạn “ bất tỉnh” nhưng bạn sẽ không nhận được sự nghỉ ngơi phục hồi mà bạn cần.

XEM THÊM: Rượu bia có giúp bạn ngủ ngon hơn không? Tác hại của rượu bia tới sức khỏe giấc ngủ có thể bạn chưa biết

4.2. Tập thể dục

Tập thể dục có thể là một cách tuyệt vời để cảm thấy buồn ngủ và thư giãn cơ thể một cách tự nhiên.

4.3. Viết nhật ký

Một số chuyên gia khuyên bạn nên viết nhật ký giấc ngủ như một cách để loại bỏ những suy nghĩ và cảm xúc đã gây rối tâm trí bạn. 

4.4. Sắp xếp lại phòng ngủ của bạn

Nếu cảm giác khó ngủ đến từ sự trống trải do mất đi người bạn đời thường nằm cạnh khi ngủ thì việc chuyển giường/chuyển qua căn phòng mới hoặc mua bộ chăn ga gối nệm mới có thể làm giảm bớt một số triệu chứng khó ngủ, mất ngủ.

XEM THÊM: Cách sắp xếp phòng ngủ gọn gàng, đẹp và khoa học 

4.5. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp

Liệu pháp hành vi nhận thức là một trong những gợi ý hàng đầu để điều trị chứng gián đoạn giấc ngủ mãn tính. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về tình trạng của mình và có phương hướng điều trị kịp thời. 

4.6. Kết nối với các nhóm hỗ trợ

kết nối với cộng đồng có nỗi đau tương tự
Bộc bạch cảm xúc của bạn với người có hoàn cảnh tương tự có thể giúp tâm trí giải tỏa đáng kể

Ngay cả những người bạn thân nhất của bạn cũng có thể không hiểu những gì bạn đang trải qua và việc kết nối với các nhóm trực tuyến gồm những người có trải nghiệm tương tự có thể hữu ích với trường hợp của. Việc bộc bạch cảm xúc của bạn với người có hoàn cảnh tương tự có thể giúp tâm trí bạn được giải tỏa.

Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ đã phần nào giúp bạn có được những giáp pháp để tìm lại giấc ngủ sau nỗi đau mất mát lớn rồi nhé. Chúc bạn luôn ngủ ngon sống trọn. 

Nguồn tham khảo: 

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên